Nhập khẩu ngô về Việt Nam tăng về lượng, giảm kim ngạch
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong tháng 1/2025 đạt trên 1 triệu tấn, trị giá trên 249,77 triệu USD, giá trung bình 249,5 USD/tấn, giảm 28,8% về lượng, giảm 27,2% kim ngạch nhưng tăng 2,2% về giá so với tháng 12/2024.
So với tháng 1/2024 thì tăng 2% về lượng, nhưng giảm nhẹ 0,2% về kim ngạch và giảm 2,2% về giá.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong tháng 1/2025, chiếm 59,4% trong tổng lượng và chiếm 58,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt trên 594.563 tấn, tương đương gần 146,45 triệu USD, giá 246,3 USD/tấn, giảm 20,6% về lượng, giảm 19,9% kim ngạch nhưng tăng 0,9% về giá so với tháng 12/2024; so với tháng 1/2024 thì giảm 16,9% về lượng, giảm 20,9% về kim ngạch và giảm 4,7% về giá.
![]() |
Nhập khẩu ngô trong tháng 1/2025 đạt 1 triệu tấn, trị giá trên 249,77 triệu USD. Ảnh minh hoạ |
Thị trường lớn thứ 2 là Achentina, trong tháng 1/2025 đạt gần 387.195 tấn, tương đương gần 98,26 triệu USD, giá 253,8 USD/tấn, chiếm 38,7% trong tổng lượng và chiế 39,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm 32% về lượng, giảm 28,4% về kim ngạch nhưng giá tăng 5,3% so với tháng 12/2024; so với tháng 1/2024 thì tăng rất mạnh 1.363% về lượng, tăng 1.368% về kim ngạch và tăng 0,3% về giá.
Tiếp đến thị trường Lào trong tháng 1/2025 đạt 15.100 tấn, tương đương 3,41 triệu USD, giá 225,7 USD/tấn, chiếm 1,5% trong tổng lượng và chiếm 1,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm 8,6% về lượng, giảm 12% về kim ngạch và giá giảm 3,7% so với tháng 12/2024; so với tháng 1/2024 thì giảm mạnh 53,6% về lượng, giảm 59,9% về kim ngạch và giảm 13,5% về giá.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngô là mặt hàng quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngô thường chiếm khoảng 25-40% trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm tùy theo giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lý của cơ thể của loại vật nuôi. Mặt hàng này cũng gắn chặt với chăn nuôi, với những nước sản lượng ngô càng nhiều, chăn nuôi càng phát triển.
Việt Nam là một trong số 30 quốc gia trồng ngô lớn nhất trên thế giới nhưng đồng thời cũng nằm trong nhóm các quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới, đứng sau Trung Quốc, châu Âu, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ai Cập.
Tin mới cập nhật

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Infographic | Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Brazil đạt 1,44 tỷ USD

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Ninh Bình gia tăng hiệu quả xúc tiến thương mại

“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

Bắc Giang triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại 2025

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức
Tin khác

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025

Mở thị trường, tăng giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ

Thông tin mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu

Xuất khẩu 400.000 tấn sắn trong tháng hai năm 2025

Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 69,4% xuất khẩu thịt của Việt Nam

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo 100% tấm

Việt Nam gia tăng nhập khẩu kim loại từ Ấn Độ

Dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’
Đọc nhiều

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Giá thịt heo ‘neo cao’, người tiêu dùng ‘thắt lưng buộc bụng’

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất
