Nhận định chứng khoán 8/11: Thị trường có duy trì đà tăng?
Nhận định chứng khoán 4/11: Nhà đầu tư cần hạn chế mua mới Nhận định chứng khoán 5/11: Thị trường giằng co với áp lực điều chỉnh gia tăng Nhận định chứng khoán 7/11: VN-INDEX phục hồi tích cực |
Kết phiên giao dịch ngày 7/11, VN-Index giảm -1,53 điểm (-0,12%) về 1.259,75 điểm. Thị trường với tâm lý hứng khởi hơn khi VN-Index tạo khoảng trống tăng giá đầu phiên lên gần vùng giá 1.270 điểm. Áp lực điều chỉnh sau đó gia tăng dần dưới ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Thanh khoản giảm với khối lượng khớp lệnh giảm -6,42% tại HOSE so với phiên trước, khoảng 75% mức trung bình. Độ rộng thị trường khá cân bằng khi có 147 cổ phiếu tăng giá, 148 cổ phiếu giảm giá và 62 cổ phiếu giữ giá tham chiếu, thể hiện mức độ phân hóa tốt. Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên hôm nay với -390,8 tỷ đồng.
Trong phiên 7/11, sắc đỏ cũng chiếm lĩnh trong nhóm chứng khoán, đơn cử VIX, SSI, VCI, HCM, VFS, ORS, MBS, FTS, CTS, AGR, BSI, DSE, APS, TCI.
Nhóm ngân hàng với bộ đôi BID và CTG lấy đi tổng cộng hơn 1 điểm, dù vậy hai mã đều giảm dưới 1%. Trong khi đó, VCB lại tăng 0,32% lên 93.200 đồng/cổ phiếu và đóng góp hơn 0,4 điểm vào thị trường. Còn STB, LPB, KLB, PGB ngược chiều kết phiên trong sắc xanh.
Nhóm bất động sản hiếm hoi ngược dòng, trong đó cổ phiếu NVL khớp hơn 18,1 triệu đơn vị - mức cao nhất trong hơn một tháng qua. DXG lùi về tham chiếu tại 16.900 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn với 22,7 triệu đơn vị. PDR, DIG, KHG, HDG, HQC, KDH, HDC, LDG, SXR, HPX, FIT, NLG, thậm chí DXS còn tăng kịch trần lên 6.220 đồng/cổ phiếu.
![]() |
Kết phiên giao dịch ngày 7/11, VN-Index giảm -1,53 điểm (-0,12%) về 1.259,75 điểm |
Theo nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), xu hướng trung hạn VN-INDEX tăng trưởng trên vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm, hướng đến vùng giá 1.300 điểm. Trong đó vùng giá 1.300 điểm, vùng kháng cự rất mạnh trong vùng giá cao nhất đầu từ đầu năm 2024 và đỉnh giá tháng 06-08/2022.
Bên cạnh đó, xu hướng ngắn hạn VN-INDEX cải thiện hơn, tích lũy trên vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm, giá trung bình 200 phiên cũng như đỉnh giá năm 2023. Kháng cự gần nhất quanh 1.270 điểm, giá trung bình 20 phiên hiện nay. Để xu hướng ngắn hạn VN-INDEX cải thiện thì cần vượt vùng kháng cự mạnh quanh 1.270 điểm, với khối lượng gia tăng tốt.
"Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi khi VN-INDEX hướng đến vùng giá quanh 1.270 điểm. Ngoài ra, có thể xem xét, chọn lọc giải ngân các mã cơ bản tốt, có quý III tăng trưởng tốt, kỳ vọng tiếp tục duy trì tăng trưởng trong cuối năm. Mục tiêu đầu tư hướng tới các mã cổ phiếu đầu ngành, nền tảng cơ bản tốt", chuyên gia của SHS nêu quan điểm.
Trong khi đó, chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán Asean cho rằng thị trường sẽ tiếp diễn các nhịp hồi phục chậm rãi trong ngắn hạn.
"Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá và các động thái của SBV trong thời gian tới để cân nhắc gia tăng tỷ trọng khi thị trường có các dấu hiệu xác nhận cân bằng tốt hơn, đi kèm với khối lượng giao dịch, tập trung vào các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt với kết quả kinh doanh quý III tích cực, sẵn sàng lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu về mức định giá hấp dẫn", chuyên gia khuyến nghị.
Còn theo nhóm phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI) nhận định VN-Index giảm điểm nhẹ với thanh khoản tiếp tục ở mức thấp cho thấy tâm lý của giới đầu tư nội vẫn rất thận trọng dù thị trường Mỹ đêm qua tăng rất mạnh.
Với diễn biến hôm nay dù giảm điểm, song tín hiệu tích cực từ phiên hôm qua vẫn chưa mất, khả năng VN-Index sẽ có nhịp test lại khoảng GAP tăng điểm trước đó – ngưỡng 1.248-1.250 điểm.
"Ở thời điểm hiện tại, do áp lực về tỷ giá và khối ngoại liên tục bán ròng nên thị trường chung chưa có tín hiệu đảo chiều tăng điểm một cách rõ ràng.
Vì vậy, chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng, ưu tiên mở vị thế mua thăm dò các nhóm ngành có kỳ vọng hưởng lợi từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua khi VN-Index test ngưỡng hỗ trợ trên. Ưu tiên các nhóm ngành: Bất động sản khu công nghiệp, nhóm ngành xuất khẩu như thủy sản, gỗ và nhóm ngành vận tải biển và cảng biển", chuyên gia CSI lưu ý.
Tin mới cập nhật

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần
Tin khác

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
