Nhận định chứng khoán 4/11: Nhà đầu tư cần hạn chế mua mới
Nhận định chứng khoán 29/10: VN-Index liệu còn tiếp đà hồi phục? Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi? Chứng khoán tuần 28/10-1/11: Ảm đạm, khối ngoại bán ròng mạnh |
Chỉ số VN-Index kết tuần tăng vỏn vẹn hơn 2 điểm cho thấy áp lực bán gây ra khá nhiều khó khăn đối với nỗ lực hồi phục. Thị trường đóng cửa tuần giao dịch từ 28/10-1/11, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 1.254,89 điểm +2,17 điểm (+0,17%).
Đặc biệt, sự thận trọng của nhà đầu tư kéo thanh khoản thị trường sụt giảm sâu trong tuần qua và hệ quả là thị trường giằng co trong phần lớn thời gian giao dịch.
Thanh khoản thị trường chạm mức đáy đầu tháng 9, sụt giảm -22,3% so với mức bình quân 20 tuần giao dịch. Đồng thời, áp lực bán vẫn “cháy âm ỉ” trong khi đà hồi phục không có tính lan tỏa và thu hút được dòng tiền khiến thị trường kết tuần gần như dậm chân tại chỗ.
Ngoài ra, lũy kế đến cuối tuần giao dịch, thanh khoản giao dịch bình quân trên sàn HSX đạt 575 triệu cổ phiếu (-3,67%), tương đương 15.024 tỷ đồng (-2,51%) về giá trị giao dịch.
Đóng cửa tuần giao dịch từ 28/10-1/11, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 1.254,89 điểm +2,17 điểm. Ảnh chụp màn hình |
Độ mở thị trường lấy lại sắc xanh với 13/21 nhóm ngành tăng điểm, được đóng góp chính bởi nhóm cổ phiếu Midcap. Dẫn dắt đà hồi phục của thị trường trong tuần qua là các nhóm ngành như: Công nghệ viễn thông (+2,3%), Hóa chất (+1,75%), Cảng biển (+1,34%), Thủy sản (+1,31%),...Ở chiều ngược lại, áp lực bán vẫn phủ bóng lên một số nhóm ngành: Hàng tiêu dùng (-5,09%), BĐS dân cư (-1,90%), Dầu khí (+1,30%),...
Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Kiến Thiết (CSI), ngưỡng hỗ trợ “khoảng GAP tăng điểm của phiên ngày thứ 3 trong tuần” đã bị phá vỡ cho thấy tín hiệu tiêu cực đang chiếm ưu thế hơn.
Cùng với đó, ngày giao dịch cuối tuần trước có thanh khoản khớp lệnh gia tăng, cao nhất trong 5 phiên, cộng với đó là biên độ giảm điểm sâu khiến VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.
Điểm tích cực là đóng cửa tuần VN-Index vẫn có được sắc xanh nhẹ (+0,17%) và hình thành mẫu hình “Harami Cross” cho thấy áp lực bán của tuần trước đó đã chững lại.
Tuy vậy, khối lượng khớp lệnh trên HSX của tuần tăng điểm hôm nay sụt giảm so với tuần trước (-19,9%) và thanh khoản của các phiên tăng điểm trong tuần không cao, thấp hơn so với các phiên giảm điểm. Vì vậy, áp lực bán chững lại từ tín hiệu của mẫu hình nến “Harami Cross” là thiếu tính thuyết phục.
"Chúng tôi cho rằng áp lực bán sẽ còn tiếp diễn sang các phiên trong tuần tới, nên chúng ta tiếp tục thận trọng, hạn chế việc mua mới. Chúng tôi kỳ vọng ngưỡng hỗ trợ quanh mốc 1.230 điểm sẽ giúp VN-Index có sự đảo chiều tăng điểm trở lại", chuyên gia của CSI nêu quan điểm.
Trong khi đó, nhóm phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV nhận định tín hiệu đảo chiều sau khi chạm vùng kháng cự gần với sự xuất hiện của một mẫu nến phân phối đỏ đặc kéo dài, cho thấy rủi ro đang tăng lên. Tuy vậy, hoạt động phân phối ở vùng giá thấp tạm thời vẫn diễn ra trong mức độ kiểm soát khi thanh khoản chưa gia tăng đột biến.
Nhìn chung, lực cầu bắt đáy vẫn được duy trì có thể giúp hãm lại đà rơi của VN-Index và mang lại cơ hội hồi phục phân hóa đối với một số mã dẫn dắt, nhưng rủi ro xuyên thủng đáy ngắn hạn và tiếp tục xu hướng điều chỉnh của VN-Index cần được lưu ý.
"Sau khi hạ tỷ trọng nắm giữ về mức an toàn ở vùng kháng cự gần, nhà đầu tư có thể chờ mở lại một phần vị thế trading gối đầu tại các vùng hỗ trợ kế tiếp", chuyên gia KBSV chia sẻ.
Còn theo nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán ASEAN (ASEANSC) cho rằng diễn biến tỷ giá chững lại trong ba phiên gần đây và động thái hút ròng của Ngân hàng nhà nước đã hạ nhiệt đáng kể so với giai đoạn áp lực trước đó giúp tâm lý chung tích cực hơn. Mức rút ròng ở nhóm nhóm cổ phiếu như bán lẻ, bất động sản, ngân hàng, chứng khoán tạo nên tâm lý ảm đạm. Thị trường có xu hướng tiếp diễn rung lắc củng cố lại mức cân bằng 1.258 điểm trong tuần qua.
“Chúng tôi duy trì quan điểm đánh giá tích cực về triển vọng thị trường trung và dài hạn, tập trung vào các cổ phiếu có nền tảng tốt và kết quả kinh doanh quý 3 tích cực, chờ đợi giải ngân khi các dấu hiệu xác nhận cân bằng xuất hiện và định giá về mức hấp dẫn
Bên cạnh đó, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi sát sao các diễn biến tiếp theo của tỷ giá, hành động của SBV đối với thanh khoản thị trường liên ngân hàng để định hình xu hướng thị trường rõ ràng hơn. Mặt khác Chỉ số PMI tháng 10 vượt trên ngưỡng 50 giúp gia tăng kì vọng cho nền kinh tế trong những tháng cuối năm”, chuyên gia của ASEANSC nhận định.