Nhận định chứng khoán 29/10: VN-Index liệu còn tiếp đà hồi phục?
Kết phiên giao dịch ngày 28/10, VN-Index tăng 2,05 điểm (+0,16%) lên mức 1.254,77 điểm. Trong phiên 28/10 đã phục hồi trở lại ở vùng hỗ trợ mạnh, tâm lý 1.250 điểm, một phần do áp lực cung ngắn hạn thấp khi đa số các cổ phiếu ở các vùng giá hỗ trợ tương ứng.
Độ rộng HOSE nghiêng về tích cực với 183 cổ phiếu tăng giá, 122 mã giảm giá và 60 cổ phiếu giữ giá tham chiếu. Chốt phiên, sàn HoSE có 180 mã tăng và 128 mã giảm. Thanh khoản sụt giảm so với phiên giao dịch trước đó khi khối lượng khớp lệnh -23,80% tại HOSE. Khối ngoại phiên hôm nay tiếp tục đà bán ròng với -457,09 tỷ đồng.
Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 562 triệu đơn vị, giá trị 12.335 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 106 triệu đơn vị, giá trị 2124 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu dịch vụ viễn thông đã ghi nhận mức tăng tốt, các nhóm ngành khác vẫn chịu áp lực giảm điểm. Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu trước áp lực tỷ giá gia tăng và khối ngoại tiếp tục bán ròng tạo áp lực không nhỏ lên diễn biến thị trường tuần qua.
![]() |
Kết phiên giao dịch ngày 28/10, VN-Index tăng 2,05 điểm |
Theo các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) nhận định thị trường hồi phục sau 2 phiên giảm liên tiếp trên nền thanh khoản thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn rụt rè cho chiến lược giải ngân mới. Qua đó, phiên hồi phục cũng mang nhiều tính kỹ thuật khi chỉ số VN-Index kiểm nghiệm lại ngưỡng hỗ trợ MA200 ngày.
Một phiên tăng điểm với thanh khoản thấp là tín hiệu chưa đủ tin cậy cho một nhịp tăng mới. Tuy nhiên, độ rộng của thị trường đã được cải thiện và nhiều mã giảm sâu đã bật tăng mạnh trở lại cũng hỗ trợ tâm lý.
"Nhà đầu tư có thể quan sát thêm phản ứng của thị trường ở các phiên tiếp theo khi lượng hàng bắt đáy về tài khoản", chuyên gia VPBankS khuyến nghị.
Bên cạnh đó, theo nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cho rằng xu hướng ngắn hạn VN-Index điều chỉnh tích lũy trên vùng hỗ trợ khá mạnh quanh 1.250 điểm, vùng giá cao nhất năm 2023, cũng như giá trung bình 200 phiên hiện nay, kháng cự gần nhất quanh 1.275 điểm.
Xu hướng trung hạn, VN-Index tăng trưởng trên vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm, hướng đến vùng giá 1.300 điểm. Trong đó, vùng giá 1.300 điểm, vùng kháng cự rất mạnh tương vùng vùng giá cao nhất đầu từ đầu năm 2024 và đỉnh giá tháng 6-8/2022.
Trong ngắn hạn, vùng giá hợp lý của VN-Index trong vùng 1.250 điểm - 1.260 điểm và thị trường bắt đầu cân bằng ở vùng giá này. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường vẫn đang khá kém, mức độ phân hóa mạnh thể hiện dòng tiền ngắn hạn chưa gia tăng mạnh trở lại.
“Nhà đầu tư hạn chế bán thêm ở vùng giá này, duy trì tỉ trọng hợp lý. Các vị thể giải ngân cần cẩn trọng chọn lọc các mã chất lượng tốt. Mục tiêu đầu tư hướng tới các mã cổ phiếu đầu ngành, nền tảng cơ bản tốt, sau khi đánh giá kết quả kinh doanh quý III”, chuyên gia của SHS nhận định.
Còn theo nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán ASEAN (ASEANSC), dòng tiền tiếp tục thu hẹp xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10 cho thấy trạng thái do dự của lực cầu, tuy nhiên đà giảm có tín hiệu chậm lại mang tới kì vọng về quá trình hình thành vùng cân bằng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, xu hướng hiện tại vẫn chưa rõ ràng trong bối cảnh thị trường thế giới cũng đang nằm trong trạng thái tiêu cực trước các thông tin bất ổn về địa chính trị và kỳ vọng của nhà đầu tư về các chính sách tiền tệ suy giảm trong ngắn hạn.
“Nhà đầu tư cần theo sát diễn biến thị trường thế giới, diễn biến tỷ giá và các động thái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới để xác định xu hướng giảm hiện tại có thể diễn ra trong bao lâu. Đồng thời nên cẩn trọng, chỉ nên nắm giữ các cổ phiếu đầu tư dài hạn và chuẩn bị sẵn tiền mặt để giải ngân khi cổ phiếu về định giá thấp.
Chúng tôi duy trì quan điểm đánh giá tích cực về triển vọng thị trường trung và dài hạn, nhà đầu tư nên tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn có lợi thế cạnh tranh với xác nhận tốt về kết quả kinh doanh trong mùa báo cáo quý III/2024”, chuyên gia của ASEANSC nêu quan điểm.
Tin mới cập nhật

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới
Tin khác

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
