Nhận định chứng khoán 19/11: Tránh mua đuổi trong những phiên hồi phục sớm
Nhận định chứng khoán 14/11: Nhịp phục hồi chậm Nhận định chứng khoán 15/11: VN-Index có tiếp đà lao dốc? Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm? |
VN-Index ngày 18/11 tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh về vùng hỗ trợ mạnh 1.200 điểm. Áp lực cung giảm dần ở vùng hỗ trợ mạnh với lực cầu gia tăng ở vùng quá bán ngắn hạn dẫn đến VN-Index phục hồi dần. Kết phiên giao dịch ngày 18/11, VN-Index giảm 1,45 điểm (-0,12%) xuống 1.217,12 điểm.
Toàn sàn HoSE có 184 mã tăng, 181 mã giảm và 70 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,26 điểm (0,12%) lên 221,79 điểm, với 72 mã tăng, 77 mã giảm và 66 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,31 điểm (0,34%) lên 91,64 điểm.
Thanh khoản giảm với khối lượng trên HOSE giảm -16,8% so với phiên trước. Cho thấy mức độ phân hóa mạnh, các nhóm cổ phiếu được chú ý như: chứng khoán, bất động sản được lực cầu kéo tăng mạnh trở lại. Một số mã nhóm ngân hàng cũng hồi phục sau nhịp giảm đầu giờ... nhưng một số nhóm vẫn chịu áp lực bán ngắn hạn khá đột biến như viễn thông, khu công nghiệp...
Độ rộng thị trường nghiêng về phục hồi với 161 cổ phiếu tăng giá, 149 cổ phiếu tăng giá và 58 cổ phiếu giữ giá tham chiếu. Khối ngoại vẫn bán ròng mạnh trên HOSE với giá trị -1.457,89 tỷ đồng trong phiên 18/11.
Kết phiên giao dịch ngày 18/11, VN-Index giảm 1,45 điểm (-0,12%) xuống 1.217,12 điểm. |
Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) nhận định, xu hướng trung hạn tích lũy với vùng hỗ trợ quanh 1.200 điểm, tương ứng đường xu hướng tăng trưởng từ 2020 đến nay, cũng như vùng giá trung bình 5 năm.
Trong xu hướng ngắn hạn, VN-Index suy giảm dưới vùng kháng cự gần nhất 1.230 điểm, kháng cự mạnh hơn vùng giá cao nhất năm 2023 quanh 1.250 điểm. Vùng hỗ trợ mạnh 1.200 điểm - 1.210 điểm, hỗ trợ tâm lý mạnh và vùng giá cao nhất năm 2018, cũng như đường xu hướng nối các vùng giá thấp nhất tháng 4/2024 và 8/2024 đến nay.
“Trong ngắn hạn, VN-Index đang phục hồi trong vùng quán bán ngắn hạn ở hỗ trợ mạnh 1.200 điểm - 1.210 điểm. Tuy nhiên, mức độ rủi ro ngắn hạn của thị trường vẫn ở mức cao với nhiều mã vẫn chịu áp lực bán khá đột biến. Một phần nguyên nhân do áp lực bán mạnh của khối ngoại, áp lực cắt lỗ, giảm tỉ lệ dư nợ margin của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư tỉ trọng cao, vẫn ưu tiên quản trị rủi ro ngắn hạn. Tỉ trọng dưới mức trung bình, quản trị rủi ro tốt nên xem xét giải ngân các mã cơ bản tốt, có quý III tăng trưởng tốt, kỳ vọng tiếp tục duy trì tăng trưởng. Mục tiêu đầu tư hướng tới các mã cổ phiếu đầu ngành, nền tảng cơ bản tốt”, chuyên gia của SHS chia sẻ.
Còn theo nhóm phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, mẫu nến "Doji" biên độ rộng cho thấy thế giằng co khá mạnh nhưng với tương quan cung cầu đã tạm thời quay trở lại trạng thái cân bằng. Việc xuất hiện mẫu nến đảo chiều, tại vùng hỗ trợ gần, trong bối cảnh một số chỉ báo xung lực đã về vùng quá bán đang cho thấy cơ hội hồi phục của VN-Index
Mặc dù vậy, khi xu hướng giảm điểm vẫn đang giữ vai trò chủ đạo trong ngắn hạn, nhịp hồi phục có thể không kéo dài lâu và chỉ số nhiều khả năng sẽ còn chứng kiến thêm các nhịp giảm phá đáy trước khi có thể tìm được vùng đáy vững chắc hơn.
"Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong những phiên hồi phục sớm, tranh thủ hạ tỷ trọng các vị thế ngắn hạn hoặc cơ cấu lại danh mục trong các phiên hồi phục", chuyên gia KBSV khuyến nghị.
Bên cạnh đó, các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI) cho hay, chỉ số VN-Index đã có một phiên biến động mạnh với biên độ biến động trong phiên lên đến 20,78 điểm. Thanh khoản không đột biến, vẫn duy trì ở mức tương đương trung bình 20 phiên.
Dù đóng cửa giảm điểm phiên thứ ba liên tiếp, song lực cầu bắt đáy đã có tín hiệu nhập cuộc, cộng với việc VN-Index giữ vững mốc hỗ trợ 1.208 điểm thì khả năng cao là xu hướng giảm điểm đang có chiều hướng chững lại.
"Tuy vậy, tín hiệu đảo chiều tăng chưa được xác nhận nên chúng ta không nên vội vàng mua đuổi trong phiên tới. Chúng tôi đã khuyến nghị mua thăm dò tại mốc hỗ trợ 1.208 điểm, vị thế mua thăm dò đang có lợi thế, nhưng cần kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu xác nhận mới gia tăng thêm tỷ trọng", chuyên gia CSI nêu quan điểm.