Nhận định chứng khoán 15/11: VN-Index có tiếp đà lao dốc?
Nhận định chứng khoán 12/11: Tránh các quyết định mua đuổi giá Nhận định chứng khoán 13/11: Nhà đầu tư thận trọng trước các giao dịch Nhận định chứng khoán 14/11: Nhịp phục hồi chậm |
Kết thúc phiên giao dịch 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (-1,14%) về mức 1.231,89 điểm; HNX-Index giảm 2,39 điểm (-1,06%) còn 223,82 điểm.
Khối lượng trên HOSE giảm -5,48% so với phiên trước, nhưng khá đột biến tiêu cực ở các nhóm mã như tài chính, bất động sản, vật liệu xây dựng... Độ rộng thị trường nghiên về tiêu cực với 230 cổ phiếu giảm giá, 78 cổ phiếu tăng giá và 55 cổ phiếu giữ giá tham chiếu. Khối ngoại tiếp xu hướng bán ròng mạnh trên HOSE trong phiên hôm nay với giá trị gia tăng -944,72 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu tác động mạnh nhất với 6 đại diện trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index, bao gồm CTG, BID, VCB, VPB, TCB và MBB. Các cổ phiếu chứng khoán cũng không ngoại lệ khi SSI giảm gần 3%, VCI giảm gần 5%, MBS và HCM đều để mất hơn 3%. "Vua thép" HPG cũng góp phần vào đà giảm khi lao dốc gần 3%, khiến VN-Index mất thêm hơn một điểm.
Ở chiều ngược lại, BCM, HVN và HAG là ba cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VN-Index.
![]() |
Kết phiên giao dịch ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (-1,14%) về mức 1.231,89 điểm |
Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), xu hướng trung hạn, VN-Index đang chuyển sang trạng thái tích lũy và chỉ cải thiện trở lại khi VN-Index vượt lên vùng kháng cự mạnh quanh 1.255 điểm, vùng giá cao nhất năm 2023.
Xu hướng ngắn hạn, VN-Index suy giảm dưới vùng kháng cự quanh 1.255 điểm, tương ứng giá trung bình 200 phiên hiện nay. Hỗ trợ gần nhất quanh 1.230 điểm, giá trung bình 200 tuần hiện nay, hỗ trợ mạnh tiếp theo là vùng hỗ trợ 1.200 điểm - 1.210 điểm tương ứng vùng giá cao nhất năm 2018 cũng như đường xu hướng nối các vùng giá thấp nhất tháng 4/2024 và 8/2024 đến nay.
“Nhà đầu tư duy trì tỉ trọng hợp lý, các trường hợp tỉ trọng đầu cơ, dư nợ cao, cần quản trị rủi ro đối với các vị thế ngắn hạn. Tỉ trọng dưới mức trung bình có thể xem xét, chọn lọc giải ngân các mã cơ bản tốt, có quý III tăng trưởng tốt, kỳ vọng tiếp tục duy trì tăng trưởng trong cuối năm. Mục tiêu đầu tư hướng tới các mã cổ phiếu đầu ngành, nền tảng cơ bản tốt”, chuyên gia của SHS nêu quan điểm.
Trong khi đó, nhóm phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI) nhận định VN-Index tiếp tục có một phiên giảm điểm mạnh sau phiên rút chân hôm qua. Đặc biệt, mức giảm khá sâu với khối lượng tương đương mức trung bình 20 phiên, đẩy chỉ số về vùng sát ngưỡng hỗ trợ 1.230 điểm.
Tuy nhiên, VN-Index vẫn đóng cửa ở mức thấp nhất ngày và phá vỡ tín hiệu của nến đảo chiều Hammer hôm qua cho thấy áp lực bán vẫn còn rất mạnh và khả năng còn tiếp diễn trong phiên tới.
Bên cạnh đó, áp lực tỷ giá USD/VND đang đè nặng lên thị trường khiến VN-Index vẫn đang trong xu hướng điều chỉnh.
"Trong phiên tiếp theo, nếu ngưỡng 1.230 điểm không thể giữ vững thì khả năng lớn là chỉ số sẽ giảm về vùng hỗ trợ 1.208 điểm. Chúng tôi nhận thấy tín hiệu tích cực chưa có, và áp lực bán vẫn đang chiếm ưu thế nên chúng ta thận trọng trong việc mua mới. Vị thế mua thăm dò trước đó chưa mang lại lợi thế nên hạn chế việc mua bình quân giá xuống, thậm chí cần kỷ luật căn bán những cổ phiếu vi phạm ngưỡng rủi ro", chuyên gia CSI khuyến nghị.
Theo các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, tín hiệu đảo chiều giảm mạnh về cuối phiên, ngay liền sau một phiên hồi phục và tạo mẫu nến rút chân tích cực trước đó, cho thấy sự mất kiên nhẫn của bên nắm giữ.
Khi kỳ vọng không được đáp ứng, áp lực phân phối đang gia tăng trở lại ngay cả tại các vùng giá thấp. Mặc dù nhịp hồi phục kỹ thuật có thể sẽ xuất hiện khi chỉ số đang về sâu trong vùng hỗ trợ gần và một số chỉ báo động lượng đã xuống đến vùng quá bán, VN-Index vẫn đang có rủi ro tiếp tục chịu chi phối bởi xu hướng giảm ngắn hạn và có thể hướng xuống vùng hỗ trợ sâu hơn.
"Xu hướng trung hạn đang là đi ngang, nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm, nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục", chuyên gia KBSV chia sẻ.
Tin mới cập nhật

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần
Tin khác

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
