Người bệnh tiểu đường có nên ăn quả vải không?
Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn khoai lang không? Loại đường ngọt gấp 300 lần đường mía nhưng rất tốt cho người bệnh tiểu đường Người bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát biến chứng? |
Quả vải có tên khoa học là Litchi chinensis, là một loại trái cây nhiệt đới được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Vải hiện nay được trồng phổ biến ở Việt Nam và trở thành loại trái cây đặc trưng của mùa hè. Vỏ vải có thể được dùng để làm thuốc chữa bệnh, thịt vải có thể chế biến thành nhiều món ngon như chè vải, trà vải, thạch vải,...
Vị ngọt của vải lại làm nhiều người mắc tiểu đường băn khoăn khi lựa chọn loại quả này. |
Người bệnh tiểu đường có nên ăn vải không?
Quả vải bao gồm chủ yếu là nước và carbs. Ngoài ra, loại quả này cũng chứa đa dạng các vitamin và khoáng chất như: Vitamin C, vitamin B6, niacin, thiamin, riboflavin, folate, khoáng chất, đồng, mangan, magie, phốt pho, sắt.
Bệnh nhân tiểu đường khi lựa chọn trái cây hay thực phẩm giàu carbohydrate nên kiểm tra chỉ số đường huyết (GI). Đây là chỉ số giúp xác định một loại thức ăn gây tăng đường huyết nhiều hay ít khi vào cơ thể trên thang điểm từ một (làm tăng đường huyết rất ít) đến 100 (làm tăng đường huyết cao và nhanh).
Các thực phẩm có chỉ số GI cao là trên 70, người tiểu đường chỉ nên ăn số lượng ít và thỉnh thoảng. Nhóm có mức độ GI thấp (20-49) gồm táo, bơ, cherry, bưởi, đào, lê, mận, dâu tây. Nhóm có GI trung bình (50-69) gồm quả vải, sung, nho, quả kiwi, xoài, cam, nho khô, chuối có vỏ còn xanh.
Quả vải có chỉ số đường huyết 57 (thuộc nhóm trung bình). Khi ăn loại quả này, đường glucose sẽ được giải phóng chậm và ổn định, không khiến đường huyết tăng cao, đột ngột. Nhưng nếu ăn quá nhiều có thể làm lượng đường trong máu tăng đột biến, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tùy vào cơ địa của từng người, bác sĩ sẽ đưa ra chế độ dinh dưỡng khác nhau, nhưng lượng đường trung bình người tiểu đường có thể ăn vào một phần trái cây tương đương 15 gram đường mỗi ngày. Mỗi loại trái cây có lượng đường khác nhau nên tùy vào loại trái cây mà người bệnh ăn ít hay nhiều. Ví dụ, trong một phần trái cây chứa 15 gram đường tương đương 6 quả vải. Do đó, người bệnh vẫn có thể ăn vải nhưng rất hạn chế. Khi ăn đủ 6 quả vải trong ngày thì không nên dùng trái cây khác vì làm tăng hàm lượng đường máu trong cơ thể.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng bệnh nhân tiểu đường nên ăn vải với lượng vừa phải. Sử dụng quá nhiều vải có thể làm lượng đường trong máu tăng đột biến và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Một số người nên lưu ý khi ăn quả vải Lưu ý khi sử dụng vải trên một số đối tượng sau đây sẽ hữu ích với bạn: Người mắc bệnh tiểu đường: Bệnh nhân mắc tiểu đường nên sử dụng vải với lượng hợp lý. Ăn nhiều quả vải tươi cùng lúc có thể khiến lượng lớn đường glucose vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan dẫn tới tình trạng tăng đường huyết. Người có cơ địa dị ứng: Vải có thể gây dị ứng, ăn quá nhiều có thể gây rối loạn chuyển hóa đường và phát sinh các triệu chứng dị ứng như: phù nề da, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau đầu, khó thở, chóng mặt. Người bị nóng trong: người có cơ địa nóng nên ăn vải với lượng vừa phải để tránh bị nổi mụn, nhiệt miệng,… Nên ăn vải cùng với các loại trái cây có tính mát như cam, bưởi,… để trung hòa tính nóng. |