Ngôi làng phụ nữ bắt rắn hổ mang bằng tay ở Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc tận dụng cơ hội hút dự án công nghệ cao Vĩnh Phúc hiện thực hoá mục tiêu thành trung tâm công nghiệp Vĩnh Phúc: Đặc sắc lễ hội đền Ngô Tướng Công |
Nghề nuôi rắn ở Vĩnh Phúc có từ rất lâu đời, gắn liền với truyền thống săn bắt rắn trong tự nhiên của người dân địa phương. Nổi tiếng nhất là làng nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường với lịch sử hơn 100 năm.
Theo thống kê, tính cả rắn thực phẩm, rượu rắn, mỗi năm tổng thu nhập từ ngành này khoảng 150 tỷ đồng, chiếm 70-75% tổng doanh thu toàn xã. Thị trường tiêu thụ rắn Vĩnh Sơn là nhà hàng, quán ăn đặc sản trên địa bàn cả nước... Hiện tại, khoảng 90% sản phẩm của làng nghề rắn Vĩnh Sơn được xuất khẩu sang Trung Quốc, đem về doanh thu cao từ rắn thương phẩm và rắn sinh sản.
![]() |
Ông Phạm Văn Hùng (thôn 2, Vĩnh Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), có gần 30 năm kinh nghiệm nuôi rắn. Hiện tại gia đình ông Hùng đang nuôi khoảng 300 con rắn hổ mang bành. |
![]() |
Rắn là một loài dễ nuôi vì ít bệnh tật, những gì các hộ dân ở đây cần làm chỉ là cho ăn, dọn ổ và chờ đợi các sản phẩm từ rắn. Hang rắn là một cái hầm hình hộp được ốp bằng mấy hàng gạch chỉ (cao chừng 30 - 40cm) và không cần phải tô trát hay sơn vôi. |
![]() |
"Vào thời điểm cao nhất, rắn thương phẩm có thể lên đến 700.000 - 800.000 đồng/kg, trứng là 170.000 đồng/quả. Tuy nhiên hiện tại giá trứng rắn chỉ dao động 50.000 - 70.000 đồng/quả, rắn thương phẩm 500.000 - 700.000 đồng/kg", ông Hùng nói. |
![]() |
Trứng rắn dùng để nhân giống sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng. |
![]() |
Người dân thu nhặt trứng rắn hổ mang để xuất khẩu. |
![]() |
Sản phẩm chính của làng nghề rắn Vĩnh Sơn là rắn hổ mang thương phẩm và rắn hổ mang sinh sản. Ngoài ra, các thương lái còn thu mua rắn hổ mang về chế biến rượu rắn, cao rắn, xác rắn lột được thu mua làm thuốc chữa bệnh. |
![]() |
Nọc độc rắn hổ mang được dùng trong dược phẩm, da rắn làm các đồ mỹ nghệ dây lưng, ví da, mật rắn hổ mang dùng chữa các bệnh hen, tiêu hóa… |
![]() |
Một trong những bí quyết sinh lời của các hộ nuôi rắn độc ở đây đó là nuôi rắn ngay cả trong mùa đông. Rắn có thói quen ngủ đông. Nghĩa là trong mùa đông, rắn hổ mang không lớn lên mà còn gầy đi. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình đã sử dụng đèn sưởi, biến trang trại trong mùa đông thành nơi ấm áp. Do đó, loài rắn hổ mang này vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. |
![]() |
Dù đem lại nguồn giá trị kinh tế lớn nhưng nghề nuôi rắn luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, tính mạng của người nuôi luôn đặt trong trạng thái nguy hiểm. "Tôi cũng đã từng bị rắn cắn hai lần, khiến phần ngón tay không thể cử động bình thường. Các hộ nuôi rắn trong làng cũng có những bài thuốc gia truyền để lại nhưng thoát được cái chết do rắn cắn cũng chỉ là may mắn", ông Hùng chia sẻ. |
![]() |
Chị Nguyễn Thị Thu (40 tuổi, 25 năm nuôi rắn tại Vĩnh Sơn) chia sẻ: "Trước khi lấy chồng thì bố mẹ tôi đã nuôi rắn, và khi lập gia đình tôi vẫn tiếp tục với công việc này. Hiện gia đình tôi đã thuê thêm đất làm nhà nuôi rắn". |
![]() |
Hiện nhà chị Thu đang nuôi khoảng 2.000 con rắn, bao gồm rắn thương phẩm và rắn sinh sản. |
![]() |
Trung bình, một con rắn hổ mang được nuôi từ nhỏ đến lớn (để lấy thịt) trong khoảng thời gian 2 năm, rắn nuôi lấy trứng thì trong vòng 5-7 năm cho năng suất trứng tốt. Còn rắn già quá thì có thể thải, nuôi con mới. |
Người dân ở làng nghề rắn Vĩnh Sơn sản xuất ra nhiều sản phẩm đặc trưng như rượu rắn, cao rắn chữa đau xương khớp; nọc rắn dùng trong sản xuất dược phẩm; da rắn làm đồ mỹ nghệ; mật rắn chữa bệnh hen, tiêu hóa… Năm 2021, sản phẩm cao rắn gia truyền của hộ sản xuất Nguyễn Tiến Sỹ được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ông Hạ Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn nhấn mạnh: Thời gian qua, UBND xã tích cực liên kết với các đơn vị lữ hành thông qua Hội làng nghề rắn Vĩnh Sơn để đưa khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Ngoài việc tìm hiểu quy trình chăn nuôi, du khách còn được thưởng thức các món ăn và mua sản phẩm từ rắn làm quà tặng. Ngoài ra, chính quyền địa phương đang triển khai xây dựng khu làng nghề chăn nuôi và chế biến rắn tập trung trên diện tích hơn 20 ha gồm khu chăn nuôi, chế biến, khu dịch vụ du lịch, chợ làng nghề.... Đây sẽ là bước đệm quan trọng giúp làng rắn Vĩnh Sơn khẳng định vị thế tại thị trường nội địa và từng bước vươn ra thế giới. |
Tin mới cập nhật

Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh

Cảng Mỹ Thuỷ: Đẩy nhanh tiến độ thu hút nhà đầu tư

Tái hiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng công nghệ màn led

Gần 4,6 triệu khách du lịch đến Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh: 6 lãnh đạo công an cấp phòng xin nghỉ hưu

Hà Nội: Hạn chế xe 16 chỗ vào phố cổ từ 1/3

Thành phố Huế đảm bảo cung ứng nguồn điện

Thành phố Huế: Vốn khuyến công ‘đòn bẩy' công nghiệp nông thôn

Bình Dương: Phát triển dịch vụ logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp xem xét công tác nhân sự
Tin khác

Quảng Nam, Quảng Ngãi đẩy nhanh xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thành phố Huế: Hợp tác, đào tạo nhân lực từ Nhật Bản

Bắc Kạn đảm bảo khu vực dịch vụ tăng trưởng 9,6%

Quảng Bình: Phấn đấu tháng 9/2025 xoá 100% nhà tạm, dột nát

Sóc Trăng chỉ đạo khẩn về giải ngân vốn đầu tư công

Thành phố Huế: Nhu cầu tuyển lao động dệt may tăng mạnh

TP. Hồ Chí Minh: Tăng tốc tiến độ dự án mừng ngày 30/4

Cần Thơ đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Quảng Bình: Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm trong tháng một

Thành phố Huế: Trở lại công việc sau kỳ nghỉ Tết
Đọc nhiều

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Infographic | Dự thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần chuẩn bị gì?

“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất

Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục
