Ngọc Trinh rơi lệ và cái giá của bệnh "ngáo quyền lực"?
Ngọc Trinh "làm xiếc" khi lái xe: Coi thường pháp luật, mạng sống hay "vớt vát hào quang"? Ngọc Trinh bị bắt vì gây rối trật tự công cộng |
Lâu nay hẳn là người mẫu Ngọc Trinh vẫn nghĩ rằng, nơi nào cô xuất hiện sẽ đem lại sự nổi tiếng cho nơi đó. Nhưng cô không nghĩ rằng rồi có một ngày, "nữ hoàng" sẽ xuất hiện ở một nơi không phải là thảm đỏ, những tràng pháo tay kèm theo ánh đèn flash chói sáng mà đó là một nơi hoàn toàn khác: cơ quan công an.
Có lẽ Ngọc Trinh cũng không nghĩ được rằng, 23 ngày sau sinh nhật lần thứ 34, người mẫu này đã phải có mặt tại Công an TP Hồ Chí Minh để nghe đọc quyết định khởi tố, quyết định tạm giam trong 3 tháng về tội Gây rối trật tự công cộng. Chắc hẳn trong suy nghĩ của Ngọc Trinh với những gì cô gây ra cũng chẳng "thấm tháp" gì so với độ nổi mà cô phủ sóng. Và với cô việc vi phạm pháp luật cũng chỉ là "vô tình" không hay biết? Nhưng rồi có một ngày, "nữ hoàng nội y cũng phải sụt sùi rơi lệ" khi đối mặt với những năm tháng ngồi trong trại giam sau biết bao ngày coi mình được "đứng trên" pháp luật bằng những "ánh hào quang thảm đỏ"?
Trước đó, những ngày đầu tháng 9/2023, Ngọc Trinh cùng một số đối tượng tổ chức tụ tập, điều khiển xe mô tô hiệu "Ninja" lưu thông trên đoạn đường Trần Bạch Đằng, khu đô thị Thủ Thiêm (thuộc phường Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức) thực hiện các động tác lái xe phản cảm, nguy hiểm như đứng 2 chân một bên xe, thả 2 tay để xe tự chạy, ngồi một bên yên xe để tự chạy, cho quay video biên tập lại rồi đăng tải lên mạng xã hội. Đáng chú ý các xe máy được sử dụng cho hành vi trên đều sử dụng giấy tờ giả của cơ quan chức năng.
Việc phát tán các clip của Ngọc Trinh đã khiến dư luận phần lớn lên án gay gắt. Đồng thời việc đăng tải, phát tán nội dung các video clip không chỉ ảnh hưởng xấu đến vấn đề an ninh trật tự và an toàn xã hội mà còn tác động tiêu cực đến nhận thức và văn hóa ứng xử của giới trẻ.
Chính vì vậy, Sở Thông tin truyền thông TP. Hồ Chí Minh và Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao – Công an TP. Hồ Chí Minh đã chuyển thông tin, tài liệu đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Người mẫu Ngọc Trinh tại cơ quan công an |
Dư luận đánh giá việc xử lý của cơ quan chức năng với người mẫu này cùng các đối tượng liên quan là kịp thời và cần thiết nhằm bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương,
Ở đây cơ quan chức năng đã làm đúng các quy định của pháp luật cùng các quy định có liên quan khác chứ không phải là việc làm “nặng tay” hay “chưa cần thiết” trong xử lý như một số bình luận nào đó.
Hơn thế nữa cơ quan chức năng xử lý vụ việc của người mẫu Ngọc Trinh hẳn là một bài học cảnh tỉnh không hề nhỏ về việc sử dụng các ứng dụng trên các nền tảng mạng xã hội. Với người bình thường đã cần đến sự thận trọng, suy xét trước sau, có ý thức trách nhiệm xã hội khi tán phát thông tin trên mạng xã hội huống hồ người nổi tiếng, những người “của công chúng”, có lượng truy cập và tương tác lớn điều này càng cần gấp bội. Bởi những hiệu ứng xã hội tạo ra từ sự tương tác của họ có thể tăng theo cấp số nhân và càng đặc biệt đáng quan ngại hơn khi các thông tin đó cổ vũ cho các hành vi vi phạm pháp luật. Bởi với sự xuất hiện của các nền tảng xã hội, ranh giới giữa sự nổi tiếng và tai tiếng đôi khi rất mong manh với chính các “thân chủ”.
Trên thực tế sự nổi danh nhờ mạng xã hội là “cái chết đã được báo trước” với không ít người, trong số này có nhiều nghệ sĩ, kể cả nghệ sĩ có tên tuổi. Liêu xiêu hình ảnh vì vạ miệng đã đành song không ít người trong số này còn tiêu tán sự nghiệp, công danh vì “vạ” mạng xã hội bằng những “tus” xuất thần của sự thiếu cẩn trọng, coi thường người tương tác. Nhiều vụ việc của các nghệ sĩ hài như Đức Hải, Hiệp “gà” là những ví dụ nóng hổi của câu chuyện này.
Rồi những nghệ sĩ vừa muốn nổi tiếng, vừa muốn có tiền bằng việc tham gia quảng cáo sai sự thật đã thực sự trở thành một vấn nạn trên các trang mạng xã hội, để đến độ cơ quan chức năng phải tính đến việc lập một “danh sách đen” để kiểm soát hình ảnh xuất hiện trên phương tiện thông tin đại chúng cũng như hoạt động xã hội.
Hoá ra ngay cả với sự nổi tiếng, nổi danh, con người ta cũng rất cần biết đến thế nào là đủ bởi cái giá của sự nổi danh nhờ mạng xã hội tưởng như rẻ, tưởng như miễn phí mà hoá ra lại quá đắt. Bài học của Ngọc Trinh "rơm rớm lệ" là một ví dụ sâu sắc khi tự huyễn hoặc và "sống mãi" trong cái danh của một "nữ hoàng".