Nghị quyết số 29-NQ/TW: Kim chỉ nam để cụ thể hóa các chủ trương về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” chính là kim chỉ nam để cụ thể hóa các chủ trương về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thủ tướng làm việc với Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Thủ tướng làm việc với Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"
Đề án Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII vào tháng 10
Phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Nâng cao nội lực, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ Phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Nâng cao nội lực, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ

Ngày 17/11/2022 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Việc ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng bởi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị, là phương thức, động lực để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đất nước.

5 nhóm quan điểm chỉ đạo toàn diện

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết, Nghị quyết đã đề ra hệ thống 5 nhóm quan điểm chỉ đạo có tính toàn diện, đồng thời cũng cụ thể hoá những nội dung trọng tâm làm cơ sở để định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong đó, quan điểm thứ nhất là làm rõ nội hàm/nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa là “quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội dựa chủ yếu vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo”. Thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển kinh tế - xã hội, coi “là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao”.

Quan điểm thứ hai, nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt của Đảng coi việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị.

Quan điểm thứ ba, xác định nội dung và yêu cầu then chốt “phải khai thác và phát huy tốt nhất mọi tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địa phương; lợi thế của nền kinh tế đi sau và đang trong thời kỳ dân số vàng; kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa phát triển tuần tự với đi tắt đón đầu; chuyển dịch nhanh từ gia công, lắp ráp sang chế tạo, chế biến, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam; tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, chú trọng đẩy mạnh dịch vụ hóa các ngành công nghiệp.

Quan điểm thứ tư, nhấn mạnh lộ trình, bước đi trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải có trọng tâm, trọng điểm và xác định các lĩnh vực ngành nghề cần ưu tiên phát triển đặt trong mối quan hệ tổng thể với yêu cầu tập trung về nguồn lực thực hiện.

Và quan điểm thứ năm, nhấn mạnh yêu cầu trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, "phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hiệu quả; khơi dậy khát vọng phát triển, tinh thần khởi nghiệp quốc gia, đổi mới sáng tạo; phát huy giá trị văn hóa cả truyền thống và hiện đại, bản lĩnh và trí tuệ con người Việt Nam và giai cấp công nhân hiện đại; vai trò xung kích, đi đầu của đội ngũ trí thức và doanh nhân Việt Nam".

Nghị quyết số 29-NQ/TW: Kim chỉ nam để cụ thể hóa các chủ trương về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nghị quyết đã đưa ra tầm nhìn đến năm 2045: “Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực Châu Á”

Theo ông Trần Tuấn Anh, để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra, Nghị quyết đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu bao phủ những vấn đề lớn từ đổi mới tư duy, nhận thức cho đến hoàn thiện thể chế, chính sách và giải quyết những điểm nghẽn, khắc phục những hạn chế trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua.

Trong đó, một số nội dung trọng tâm, đột phá cần thực hiện ngay để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới. Cụ thể là, Nghị quyết xác định nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo 2 giai đoạn. Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, doanh nghiệp và người dân; cụ thể hoá các quan điểm, gắn kết các mục tiêu, nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với luật pháp, chính sách, hệ thống quy hoạch quốc gia và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan, tiến tới đẩy nhanh thể chế hoá các nghị quyết, kết luận của Đảng có liên quan đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa …

Nghị quyết xác định các nhiệm vụ và giải pháp tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh góp phần thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có sự bứt phá, vươn lên trong một số ngành, lĩnh vực…

Nghị quyết xác định rõ hơn về định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điểm mới trong Nghị quyết lần này là đặt ra yêu cầu nhiệm vụ cần phải thúc đẩy dịch vụ hoá các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tiếp tục cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số.

Bên cạnh đó, tập trung nhấn mạnh phát triển hạ tầng kết nối liên vùng, nhất là đường bộ cao tốc với mục tiêu đến năm 2030 có 5000 km; tiếp đến là hạ tầng năng lượng và hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, phát triển hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN và các công trình hạ tầng xã hội về y tế, giáo dục của vùng.

Hơn nữa việc cụ thể hóa quan điểm gắn kết công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quá trình phát triển bền vững, bao trùm và đặt trong chuỗi sản xuất - kinh doanh toàn cầu, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với các giải pháp đột phá nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước; phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; đội ngũ trí thức và doanh nhân xung kích, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm tốt an sinh xã hội với quan điểm xác định con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nguồn lực cho sự phát triển và thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chỉ rõ các ngành, lĩnh vực cần ưu tiên nguồn lực

Ông Trần Tuấn Anh cho biết, Nghị quyết đã đưa ra tầm nhìn đến năm 2045: “Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực Châu Á”.

Để cụ thể hóa mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Nghị quyết đã đề ra 4 nhóm chỉ tiêu chính đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình cao, đạt các tiêu chí của nước công nghiệp. Cụ thể là: Nhóm chỉ tiêu tổng hợp gồm: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân; GDP bình quân đầu người; GNI bình quân đầu người; Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế; Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu;

Nhóm chỉ tiêu về phát triển kinh tế, ngành, lĩnh vực: Năng lực cạnh tranh công nghiệp (CIP); Tỉ trọng công nghiệp chiếm trong GDP; Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm trong GDP; Tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo; Giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo, chế biến bình quân đầu người; Tỉ trọng của khu vực dịch vụ chiếm trong GDP; Tỉ trọng kinh tế số chiếm trong GDP; Tỉ lệ đô thị hoá; Hình thành được một số tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn; xây dựng và phát triển được một số cụm liên kết ngành công nghiệp trong nước có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế; làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp; Xây dựng được ngành công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại…

Nhóm chỉ tiêu về phát triển xã hội: Chỉ số phát triển con người (HDI); Tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội; Tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; Tỉ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản; Tỉ lệ sinh viên trên một vạn dân.

Nhóm chỉ tiêu về bảo vệ môi trường: Chỉ số hiệu quả môi trường (EPI); Phấn đấu đạt được các chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên (đất, nước, khoáng sản), tái sử dụng, tái chế chất thải tương đương với các nước dẫn đầu ASEAN.

Các nhóm chỉ tiêu cụ thể này là sự cụ thể hoá các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước được đưa ra tại Đại hội Đảng lần thứ XIII, đã được Ban Kinh tế Trung ương thảo luận, thống nhất với các cơ quan liên quan, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước.

Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Nghị quyết đã chỉ rõ các ngành, lĩnh vực cần ưu tiên nguồn lực và có các cơ chế, chính sách khuyến khích và ưu đãi đủ mạnh để phát triển, tránh dàn trải.

Theo đó, đối với các ngành công nghiệp nền tảng gồm: Luyện kim (ưu tiên phát triển thép hợp kim, thép đặc chủng phục vụ công nghiệp chế tạo máy thế hệ mới, nhất là cho quốc phòng, an ninh); Cơ khí chế tạo; Hoá chất; Công nghiệp năng lượng (ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng mới); Vật liệu (ưu tiên phát triển vật liệu mới); Công nghệ số (ưu tiên phát triển trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, Internet vạn vật, thiết bị điện tử - viễn thông, thiết kế và sản xuất chíp bán dẫn).

Đối với ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn là: Công nghiệp sản xuất rô bốt, ô tô điện, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa; công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp; công nghiệp sinh học (tập trung vào gen, dược phẩm và các chế phẩm sinh học); công nghiệp dệt may, da giày ở các khâu tạo giá trị gia tăng cao dựa trên quy trình sản xuất thông minh, tự động hoá; công nghiệp văn hoá...

Ngân Thương

Tin mới cập nhật

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2025 đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần có biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.
Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Thành phố Đà Nẵng dự kiến sẽ khởi công dự án khớp nối hạ tầng giao thông và thoát nước Cụm công nghiệp Cẩm Lệ trong tháng 4/2025.
Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Cần đẩy nhanh tiến độ 2 trung tâm phát triển công nghiệp phía Bắc và Nam trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện phát triển công nghiệp địa phương.
Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Sáng 16/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ khởi công và phát động phong trào thi đua xây dựng công trình đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.
Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Hai tháng đầu năm 2025, sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái duy trì đà tăng trưởng cao, chỉ số sản xuất toàn ngành này tăng 20,62% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về Công nghệ & Thiết bị điện – Vietnam ETE 2025 và Sản phẩm Tiết kiệm năng lượng
Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD

Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD

Trong tháng đầu của năm 2025, Đồng Nai thu hút được hơn 600 triệu USD vốn FDI, trong đó, 7 dự án đầu tư trực tiếp và điều chỉnh tăng vốn cho 16 dự án.
Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Trong tháng 1/2025, tỉnh Yên Bái đã cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 3 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư gần 260 tỷ đồng.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Ngay sau kỳ nghỉ Tết nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đã tiến hành tuyển lao động, bắt tay ngay vào sản xuất với nhịp độ cao.
Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Bộ Công Thương đặt kỳ vọng đến năm 2030, quy mô thị trường ô tô đạt hơn 1 triệu chiếc/năm, tăng cường nội địa hóa, ưu tiên phát triển xe điện.

Tin khác

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Phần nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại TP. Đà Nẵng đã sản xuất trở lại từ ngày hôm nay, mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Năm 2025, nếu tận dụng tốt cơ hội từ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và dịch chuyển chuỗi cung ứng, Việt Nam có thể tạo đột phá trong tăng trưởng công nghiệp.
Longform: Vị

Longform: Vị 'thuyền trưởng' giữ 'trái tim' ngành cơ khí Việt Nam

Báo Công Thương đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Phan Đăng Phong - vị ‘thuyền trưởng” nắm giữ ‘trái tim” của ngành cơ khí Việt Nam.
Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Phát triển công nghiệp bán dẫn là xu hướng chung của thế giới trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tiếp tục là xu thế tất yếu trong tương lai.
Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Theo Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng, du lịch là trụ đỡ chính của kinh tế, nhưng cần tăng tỷ trọng công nghiệp kinh tế Đà Nẵng mới mang tính bền vững.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Ông Nguyễn Ngọc Thành- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết, năm 2024 sản xuất công nghiệp đạt những thành tích đột phá, tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng.
Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực

Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực

Trao chứng nhận cho 3 đơn vị tại Đà Nẵng có sản phẩm, bộ sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2024.
Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Năm 2024, tăng trưởng GRDP của Bắc Ninh ước đạt 6,03%. Cùng với khu vực dịch vụ, lĩnh vực sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng cao, ước đạt đạt 6,2%.
Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, bài toán nguồn nhân lực càng trở nên cấp thiết.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt không bị lép vế trong chuỗi cung ứng mới ngay tại "sân nhà” và trên thị trường toàn cầu thì vẫn còn nhiều việc phải làm.

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hàng trăm vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa đã được lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý thông qua các cuộc gọi đến đường dây nóng.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Ngày hội việc làm DUT Job Fair 2025 tại Đà Nẵng giới thiệu hơn 7.200 vị trí tuyển dụng nhân lực chất lượng cao từ 37 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việc 2 tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông xe kỹ thuật sẽ là bước đệm, cơ hội lớn để nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh bứt phá.
Phiên bản di động