Nghệ An: Bảo tồn giống lúa nếp bản địa của đồng bào dân tộc Thái

Giống lúa nếp bản địa của đồng bào dân tộc Thái ở huyện miền núi Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã được địa phương quan tâm khôi phục và phát triển.
Nghệ An: Gừng Kỳ Sơn sẽ xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao vào năm 2023 Nghệ An: Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

Khau cày nọi (nếp gà con) là giống lúa nếp truyền thống của đồng bào dân tộc Thái tại Quế Phong. Đặc điểm nổi bật của giống lúa này là hạt tròn, to, mùi thơm thoang thoảng, khi nấu chín dẻo, vị ngọt đậm. Với đặc trưng thơm, dẻo, người dân bản địa thường dùng loại nếp này để chế biến các loại bánh chưng và những thứ bánh phục vụ lễ tết.

Mặc dù là giống lúa quý, có giá trị kinh tế cao nhưng khau cày nọi có nguy cơ bị thoái hóa do năng suất thấp và lẫn tạp bởi các giống nếp khác trên thị trường.

Bà con dân tộc Thái xã Châu Kim thu hoạch giống lúa nếp khau cày nọi (Ảnh: Doãn Trí Tuệ)
Bà con dân tộc Thái xã Châu Kim thu hoạch giống lúa nếp khau cày nọi (Ảnh: Doãn Trí Tuệ)

Xuất phát từ nhu cầu của người dân và đánh giá đúng giá trị kinh tế, giá trị sử dụng, tiềm năng của giống lúa nếp khau cày nọi, vụ mùa 2022, huyện Quế Phong đã triển khai mô hình bảo tồn giống lúa nếp bản địa tại các xã Châu Kim và Tri Lễ nhằm bảo tồn nguồn gen đặc sản quý hiếm.

Đây là mô hình nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2022 của huyện Quế Phong. Sau gần 6 tháng triển khai, mô hình đã cho thu hoạch với năng suất bình quân 55 tạ/ha, ít sâu bệnh, chất lượng cơm mềm, dẻo, rền và thơm. Thành công của mô hình đã góp phần bảo tồn và phục tráng giống lúa nếp khau cày nọi - giống nếp truyền thống rất có giá trị của đồng bào dân tộc Thái tại Quế Phong.

Từ đó, huyện Quế Phong có giải pháp nhân rộng kết quả của mô hình trong những năm tiếp theo. Đặc biệt, huyện đang xúc tiến xây dựng thương hiệu và phát triển chuỗi giá trị "lúa" bản địa tại Quế Phong.

Theo thống kê của xã Tri Lễ, hơn nửa số diện tích trồng lúa trên địa bàn xã được người dân trồng lúa nếp khau cày nọi. Do thời gian sinh trưởng chậm cũng như thói quen canh tác truyền thống nên bà con thường chỉ cấy loại nếp này vào vụ mùa. Dù cùng cấy một thời điểm nhưng thời gian thu hoạch thường muộn hơn các giống lúa mới khoảng 1 tháng.

Ngoài ra, năng suất thấp cũng một hạn chế lớn của giống lúa này. Theo bà con, nếu chăm sóc tốt và không bị sâu bệnh, cây sinh trưởng bình thường thì năng suất cũng chỉ hơn 40 tạ/ha. Tuy nhiên, từ khi áp dụng mô hình, năng suất lúa đã tăng bình quân 55 tạ/ha.

Xã Châu Kim có diện tích gieo cấy lúa nước nhiều nhất huyện Quế Phong. Trước đây, xã ưu tiên tập trung gieo cấy các giống lúa lai để đảm bảo an ninh lương thực. Nhưng nay nhu cầu về an ninh lương thực đã đảm bảo, bà con dân bản quan tâm nhiều về hiệu quả kinh tế trong cơ chế thị trường hiện nay, nên địa phương sẽ tiếp tục mở rộng diện tích gieo cấy giống lúa nếp khau cày nọi nhằm nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích.

Lãnh đạo xã Châu Kim cho biết, vụ mùa năm ngoái, ngoài mô hình 1,5 ha do huyện Quế Phong chỉ đạo thực hiện, còn có hàng chục hộ dân trong xã chủ động gieo cấy giống lúa nếp khau cày nọi với diện tích lên đến 10 ha, năng suất thu hoạch đạt bình quân từ 53 – 55 tạ/ha, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các giống lúa khác.

Ngoài xã Châu Kim, tại xã Tri Lễ cũng có nhiều hộ dân gieo cấy giống lúa nếp khau cày nọi theo mô hình của huyện Quế Phong. Kết quả cho thu hoạch đạt năng suất từ 54 – 55 tạ/ha. Bà con dân bản ở đây cho biết, giống lúa nếp này có đặc điểm đẻ nhiều, hạt bầu tròn, mẩy, khi lúa chín có màu vàng sáng; khi nấu hoặc hông xôi có mùi thơm đặc biệt, ăn ngon, thơm, dẻo, không ngán.

Vụ mùa 2023 này, Tri Lễ có 317 ha thì trên 90% là trồng nếp khau cày nọi, tập trung ở các bản vùng thấp. Sở dĩ mấy năm nay, người dân Tri Lễ tăng diện tích trồng nếp khau cày nọi bởi giá bán loại nếp này cao hơn các loại lúa gạo khác. Đáng mừng là cứ vào tháng 10 âm lịch, khi bà con vừa gặt xong vụ mùa là thương lái tìm đến tận bản thu mua. Thậm chí, nhiều thời điểm giáp tết, nếp khau cày nọi sản xuất ra không đủ để bán. Nguyên nhân do sản xuất vẫn trong tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết nên chưa phát huy hết giá trị nông sản.

Có thể nói, khau cáy nọi là một trong số rất ít những giống lúa nước bản địa còn được duy trì ở những vùng núi cao của tỉnh Nghệ An bởi ngày nay, hầu hết các địa phương đều có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách mạnh mẽ. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Việt Hoàng

Tin mới cập nhật

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn ha; tốc tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 9%/năm.
Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.

Tin khác

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Nhiều dự án, tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Sóc Trăng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc.
Xem thêm

Đọc nhiều

Hồ tiêu Việt bứt phá tại thị trường Hoa Kỳ

Hồ tiêu Việt bứt phá tại thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam hiện là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ và có sự bứt phá trong giai đoạn vừa qua.
Nhiều cơ hội cho hồ tiêu Việt vào thị trường Halal

Nhiều cơ hội cho hồ tiêu Việt vào thị trường Halal

Với bước chuyển mình vào thị trường Halal đầy tiềm năng sẽ hứa hẹn mở ra cơ hội lớn cho ngành hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới.
Xuất khẩu hồ tiêu cao kỷ lục, người trồng được hưởng lợi

Xuất khẩu hồ tiêu cao kỷ lục, người trồng được hưởng lợi

Ngành hồ tiêu Việt Nam hiện đang hưởng lợi từ giá xuất khẩu cao, mang lại nguồn thu tốt cho người trồng.
Đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định có 68 cụm công nghiệp

Đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định có 68 cụm công nghiệp

Theo Sở Công Thương Bình Định, đến nay đã có 38 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, đến năm 2030 hướng đến có 68 cụm công nghiệp trên địa bàn.
Nhận định chứng khoán 2/12: Lực đẩy từ nhóm cổ phiếu trụ cột

Nhận định chứng khoán 2/12: Lực đẩy từ nhóm cổ phiếu trụ cột

Các chuyên gia kỳ vọng xu hướng chung của thị trường chứng khoán vẫn là phục hồi khi các yếu tố rủi ro như tỷ giá, căng thẳng thanh khoản ngắn hạn dần hạ nhiệt.
Ngành Thuế đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

Ngành Thuế đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

Việc ứng dụng chuyển đổi số để triển khai đồng bộ hệ thống khai thuế, nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích cho ngành Thuế và người nộp thuế.
Nhận định chứng khoán 27/11: Thị trường bước vào sóng tăng mới

Nhận định chứng khoán 27/11: Thị trường bước vào sóng tăng mới

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng thị trường đã kết thúc nhịp giảm điểm ngắn hạn và sẽ tích lũy trở lại để bước vào sóng tăng mới.
Nhận định chứng khoán 28/11: VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi

Nhận định chứng khoán 28/11: VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi

Các chuyên gia chứng khoán cho biết, ở khung đồ thị giờ, VN-Index duy trì đi ngang cho thấy nỗ lực cân bằng của thị trường.
Giá cà phê lao dốc không phanh: 'Cú sốc' chưa từng có

Giá cà phê lao dốc không phanh: 'Cú sốc' chưa từng có

Áp lực bởi nhiều yếu tố, giá cà phê thế giới và trong nước đã trải qua một phiên giao dịch biến động mạnh với mức giảm sâu kỷ lục.
Nhận định chứng khoán 3/12: Thị trường giằng co, nhà đầu tư dè chừng

Nhận định chứng khoán 3/12: Thị trường giằng co, nhà đầu tư dè chừng

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán đang trải qua giai đoạn giằng co, tuy nhiên, sẽ tiếp đà hồi phục trong các phiên tới.
Phiên bản di động