Ngân hàng Nhà nước báo cáo tiến độ chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt (OceanBank, GPBank, CB, DongABank). Và tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp xử lý các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
Riêng với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại của SCB cùng Ban Kiểm soát đặc biệt SCB, Ngân hàng Nhà nước đang tìm kiếm nhà đầu tư tham gia cơ cấu lại SCB để trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại SCB theo quy định.
SCB được đặt vào kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022. Ngân hàng Nhà nước đã khẩn trương, tích cực phối hợp với các bộ, ngành triển khai các giải pháp theo quy định pháp luật để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm quyền, lợi ích của người gửi tiền; thường xuyên rà soát, theo dõi để kịp thời xử lý các thông tin chưa đúng sự thật, gây hoang mang dư luận.
Tại đại hội đồng cổ đông năm 2023 diễn ra vào cuối tháng 4, lãnh đạo các ngân hàng Vietcombank, VPBank, MB cũng hé lộ thông tin về việc tiếp tục các bước nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém.
![]() |
Ngân hàng Nhà nước báo cáo tiến độ chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém. |
Trước đó, tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, trong đó phải có báo cáo cấp có thẩm quyền về phương án xử lý SCB trong tháng 9, không để chậm trễ hơn.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng kéo dài do việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém) khó khăn vì phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các ngân hàng thương mại và cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nước ngoài đồng thuận tham gia nhận chuyển giao bắt buộc.
Cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém nói chung và xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng mua bắt buộc và DongA Bank nói riêng còn nhiều bất cập, vướng mắc, thủ tục kéo dài. Việc phối hợp, tham gia ý kiến của các bộ, ngành liên quan còn kéo dài do việc xử lý các ngân hàng yếu kém phức tạp, chưa có tiền lệ.
Ngoài báo cáo xử lý các ngân hàng yếu kém, Ngân hàng Nhà nước cũng báo cáo kết quả xử lý nợ xấu. Theo đó, đến cuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng là 5,22%, toàn hệ thống đã xử lý được khoảng 128.800 tỷ đồng nợ xấu. Về nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng xác định theo Nghị quyết 42, tổng nợ xấu tăng 3,42% so với cuối năm 2022. Lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến cuối tháng 7/2023, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 425.900 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42. |
Tin mới cập nhật

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán

Trái phiếu quý I: Phát hành mới giảm, giao dịch thứ cấp tăng

Thu thuế thương mại điện tử quý I/2025 vượt 34 nghìn tỷ đồng
Tin khác

Khối lượng giao dịch phái sinh tháng 3 tăng mạnh

Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục

Infographics | Dữ liệu của cơ quan thuế với hoạt động thương mại điện tử

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng 15-20% trong năm 2025

Thị trường chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh

Thị trường chứng khoán hút dòng tiền nhờ định giá hấp dẫn

Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất điều hành

Infographic | Thu ngân sách Nhà nước hai tháng đạt gần nửa tỷ đồng

Tin mới nhất về đánh thuế tài sản thừa kế của giới siêu giàu

Thị trường chứng khoán đang chịu áp lực chốt lời gia tăng
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
