Nắm bắt quy định về xuất xứ hàng hoá để hưởng lợi trong thương mại quốc tế

Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến nay, Việt Nam đã ký kết 17 hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới. Việc nắm bắt rõ ràng các quy định về xuất xứ hàng hoá sẽ giúp doanh nghiệp được hưởng lợi từ các FTA này.

Từ kết quả của quá trình hội nhập, hoạt động xuất nhập khẩu đã tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2020, hoạt động xuất khẩu tăng trưởng 7%, trong đó có 32 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Cơ cấu thị trường cũng đã trở nên đa dạng hơn, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu cũng tăng lên rất nhiều so với giai đoạn trước.

Nắm bắt quy định về xuất xứ hàng hoá để hưởng lợi trong thương mại quốc tế
Việc tận dụng tốt các ưu đãi về xuất xứ giúp hàng hoá xuất nhập khẩu hưởng lợi lớn

Thông tin đưa ra tại buổi tập huấn truyền thông về xuất xứ hàng hoá do Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức mới đây cho thấy, trong giai đoạn 2016-2018, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường có FTA truyền thống tăng mạnh từ 72,26 tỷ USD lên 117,86 tỷ USD. Tương tự, kim ngạch cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) ưu đãi là 26,45 tỷ USD ở năm 2016 và tăng lên 43,12 tỷ USD vào năm 2018.

Ở giai đoạn 2018-2020, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và kim ngạch cấp C/O sang các thị trường truyền thống có phần chững lại. Cụ thể, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đạt 118,41 tỷ USD và đạt 120,80 tỷ USD ở năm 2020. Đối với kim ngạch cấp C/O, năm 2019 đạt 46,12 tỷ USD và đạt 47, 82 tỷ USD vào năm 2020. Nguyên nhân là do các thị trường có FTA truyền thống đã đi vào ổn định, mức cắt giảm thuế quan ở các thị trường này đã đi vào chiều sâu, gần như ở mức từ 0-5% ở hầu hết các mặt hàng. Do vậy, không có nhiều biến động về tăng trưởng xuất khẩu cũng như kim ngạch cấp C/O.

Đối với các thị trường FTA mới của Việt Nam như Canada, Mexico, EU… cơ cấu mặt hàng đều không thay đổi đối với từng nước. Tất cả các mặt hàng được cấp C/O ưu đãi có kim ngạch xuất khẩu cao đều là những mặt hàng có thế mạnh của Việt nam như: dệt may, da giày, thủy sản, vali túi xách, gỗ, sản phẩm nhựa…

Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, trong các FTA, cũng như trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất xứ hàng hóa đóng một vai trò quan trọng, không chỉ đơn thuần là việc xác định quốc gia, nơi sản xuất hàng hóa, mà còn là điều kiện cần thiết để các mặt hàng có thể được hưởng ưu đãi thuế quan, qua đó, gia tăng năng lực cạnh tranh và thâm nhập thị trường.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, xuất xứ hàng hóa cũng trở thành một công cụ, trở thành lá chắn để các quốc gia sử dụng để bảo hộ sản xuất trong nước, ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bất hợp pháp.

Bà Trịnh Thị Thu Hiền - Trưởng phòng Phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu thông tin thêm, xuất xứ hàng hóa gắn liền quốc tịch để kiểm tra xem hàng hóa đến từ đâu và hàng hóa này sẽ được xác định theo từng quốc gia, vùng lãnh thổ - nơi hàng hóa được sản xuất.

Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định rõ “Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ - nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”.

Như vậy, cùng một mặt hàng do một nhà máy sản xuất, khi xuất đi các thị trường khác nhau thì quy tắc xuất xứ áp dụng là khác nhau.

Bà Trịnh Thị Thu Hiền dẫn chứng, với hàng dệt may, trong khuôn khổ Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, khi xuất khẩu sang Singapore thì quy tắc xuất xứ chỉ cần là vải. Nghĩa là vải được nhập khẩu từ các nước khác, ngoài khu vực ASEAN, sau đó công đoạn cắt may được thực hiện tại Việt Nam thì hàng hóa đó được coi là có xuất xứ từ Việt Nam.

Tuy nhiên, cùng lô hàng đó, nếu xuất khẩu đi EU thì chưa chắc đã được coi là đáp ứng xuất xứ, bởi quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA là từ vải trở đi. Có nghĩa là công đoạn dệt vải, công đoạn cắt may phải được thực hiện tại các nước thành viên trong Hiệp định. Đây là quy tắc xuất xứ hai công đoạn.

Cũng vẫn lô hàng trên, nếu xuất khẩu sang Canada theo Hiệp định CPTPP thì quy tắc xuất xứ lại còn chặt chẽ hơn nhiều, từ sợi trở đi. Đây là quy tắc xuất xứ ba công đoạn: công đoạn xe sợi, dệt vải và cắt may đều đồng thời được thực hiện tại các nước thành viên của Hiệp định.

Do vậy, bà Trịnh Thị Thu Hiền khuyến cáo, các doanh nghiệp, các nhà máy sản xuất phải tìm hiểu thật kỹ quy định xuất xứ hàng hóa của từng thị trường xuất khẩu, theo từng cam kết để có thể đáp ứng, tận dụng được ưu đãi thuế quan.

Bà Trịnh Thị Thu Hiền khẳng định, quy tắc xuất xứ được xây dựng lên để đảm bảo hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan trong các FTA mà các nước tham gia. Ví dụ, trong EVFTA, EU và Việt Nam dành cho nhau ưu đãi thuế quan với điều kiện hàng hóa phải đáp ứng quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ Hiệp định.

Cụ thể, với mặt hàng thịt bò, trong trường hợp chúng ta xuất-nhập khẩu mặt hàng này từ các nước không có chung cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế với Việt Nam, thì mặt hàng này sẽ chịu thuế suất nhập khẩu thông thường là 45%; trong trường hợp xuất-nhập khẩu từ các nước là thành viên của WTO cùng với Việt Nam thì thuế áp dụng là 30%; trong trường hợp nhập từ Úc, trong khuôn khổ Hiệp định ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA) thì thuế suất là 10%; trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) thì thuế suất là 5%; trong khuôn khổ EVFTA thuế suất là 0%. Cùng một mặt hàng thịt bò, nếu áp dụng theo các cam kết khác nhau thì thuế quan ưu đãi cũng khác nhau. Thuế quan khác nhau đòi hỏi những mặt hàng này cần đáp ứng quy tắc xuất xứ khác nhau trong khuôn khổ tương ứng. Do đó, doanh nghiệp cần nắm bắt rõ các quy định cụ thể nhằm tận dụng tối đa những ưu đãi từ xuất xứ hàng hoá nhằm hưởng lợi trong thương mại quốc tế.

Phương Lan

Tin mới cập nhật

Trúng số hơn 34 tỷ đồng, vì sao không nhận tiền qua chuyển khoản?

Trúng số hơn 34 tỷ đồng, vì sao không nhận tiền qua chuyển khoản?

Nhìn hình ảnh cả gia đình ở Tây Ninh trúng số hơn 34 tỷ đồng, nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao không chuyển khoản hay đại lý bắt buộc phải nhận bằng tiền mặt?
Nhiều chương trình giảm giá sâu trong Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023

Nhiều chương trình giảm giá sâu trong Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023

Trong Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023, các DN sẽ triển khai giảm giá từ 20% đến trên 50% cho ít nhất 20% mặt hàng đang kinh doanh để phục vụ nhu cầu mua sắm.
Hơn 60.000 ô tô đã được nhập khẩu về cảng Tân Vũ, Hải Phòng

Hơn 60.000 ô tô đã được nhập khẩu về cảng Tân Vũ, Hải Phòng

Sau khi hoàn tất xếp dỡ số xe ô tô trên, đơn vị đã hoàn thành kế hoạch khai thác ô tô tàu RORO năm 2022 trước 45 ngày với sản lượng ô tô đạt 60.359 xe.
Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9

Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9

Trong tháng 9/2022, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc bật tăng hơn 100% đạt 70 triệu USD, khiến thị trường Trung Quốc vượt qua Mỹ, trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9.
Nông sản Việt tìm hướng chinh phục thị trường EU

Nông sản Việt tìm hướng chinh phục thị trường EU

Việc sản xuất theo hướng hữu cơ sẽ giúp nông sản Việt đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu và chinh phục được thị trường EU.
Canada kết luận về thuế chống bán phá giá với ống thép dẫn dầu

Canada kết luận về thuế chống bán phá giá với ống thép dẫn dầu

Ngoại trừ một số công ty Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ và Hàn Quốc, mức thuế chống bán phá giá mà Canada áp dụng cho tất cả các nhà xuất khẩu ống thép dẫn dầu, trong đó có Việt Nam, là 37,4%.
Doanh nghiệp da giày lo lắng vì đơn hàng sụt giảm

Doanh nghiệp da giày lo lắng vì đơn hàng sụt giảm

Nhiều doanh nghiệp da giày xuất khẩu cho biết, trước đây, các đơn vị thường có đơn hàng trước từ 1-2 quý, song hiện nay, các đơn hàng trong tháng 8,9,10 đã giảm khoảng 30% so với năm trước.
Doanh nghiệp dệt may đối mặt thách thức những tháng cuối năm

Doanh nghiệp dệt may đối mặt thách thức những tháng cuối năm

Giới phân tích nhận định những tháng cuối năm ngành này sẽ gặp nhiều khó khăn; tuy nhiên, triển vọng ngành dệt may dự báo sẽ tươi sáng hơn từ năm 2023, nhờ EVFTA và lạm phát có thể hạ nhiệt.
Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá với vật liệu hàn nhập khẩu

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá với vật liệu hàn nhập khẩu

Mức áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức với một số sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc là từ 11,43-36,56%.
Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu, than đá tăng hàng tỷ USD

Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu, than đá tăng hàng tỷ USD

Giá cả nhập khẩu với loại nhiện liệu quan trọng hàng đầu là xăng dầu và than đá tăng chóng mặt so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin khác

Phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu: Không để “nước đến chân mới nhảy”

Phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu: Không để “nước đến chân mới nhảy”

Thay vì chỉ chạy theo những vụ kiện phòng vệ thương mại với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, đến nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã chủ động bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước bằng cách chủ động dựng hàng rào phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu.
Xuất khẩu sang Trung Quốc: Cà phê chế biến chiếm 62% tổng kim ngạch

Xuất khẩu sang Trung Quốc: Cà phê chế biến chiếm 62% tổng kim ngạch

6 tháng đầu năm, cà phê chế biến xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 62% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.
Quy định kiểm dịch thủy sản nhập khẩu thay đổi

Quy định kiểm dịch thủy sản nhập khẩu thay đổi

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, sau hơn 3 tháng VASEP gửi công văn góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuỷ sản, đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 13,6 tỷ USD

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 13,6 tỷ USD

Dù chịu nhiều tác động của dịch bệnh COVID-19, song xuất khẩu của Việt Nam sau 5 tháng vẫn giữ mức tăng trưởng 2 con số, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất siêu tới 13,6 tỷ USD.
Dệt may lấy xuất khẩu làm động lực

Dệt may lấy xuất khẩu làm động lực

Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may năm 2022 của Việt Nam dự báo đạt khoảng từ 42 - 43,5 tỷ USD. Với kịch bản tích cực này, xuất khẩu là động lực tăng trưởng chính của các doanh nghiệp dệt may, dù còn nhiều thách thức hiện hữu.
Thương vụ Việt Nam tại Malaysia nói gì về giá xăng nhập khẩu

Thương vụ Việt Nam tại Malaysia nói gì về giá xăng nhập khẩu

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cho biết, nếu Việt Nam nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia sẽ nhập khẩu theo giá đàm phán.
Doanh nghiệp FDI xuất siêu hơn 10 tỷ USD

Doanh nghiệp FDI xuất siêu hơn 10 tỷ USD

Từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 187,3 tỷ USD, tăng 14,3% (tương ứng tăng tới 23,44 tỷ USD).
Thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường Australia và New Zealand

Thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường Australia và New Zealand

Cục Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Long An đã phối hợp tổ chức hội thảo “Tư vấn xuất khẩu quả thanh long sang thị trường Australia và New Zealand” bằng hình thức trực tuyến.
Tạo dấu ấn cho thương hiệu quốc gia Việt Nam tại thị trường nước ngoài

Tạo dấu ấn cho thương hiệu quốc gia Việt Nam tại thị trường nước ngoài

Chú trọng vào xây dựng những thương hiệu sản phẩm có thế mạnh khác biệt, kết hợp với các kênh quảng bá đa dạng sẽ giúp hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam tạo lập uy tín bền vững tại thị trường nước ngoài.
Phương thức nào giúp hàng hoá Việt thâm nhập hiệu quả thị trường Singapore?

Phương thức nào giúp hàng hoá Việt thâm nhập hiệu quả thị trường Singapore?

Thương mại điện tử với chi phí hợp lý, khả năng tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng là phương thức khả thi được các chuyên gia khuyến cáo nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam thăm dò và đưa hàng hoá vào thị trường Singapore.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024:  Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024: Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 3/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 3/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 5/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 5/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 4/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 4/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 6/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 6/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024, giá dầu thế giới đồng loạt giảm mạnh, ghi nhận mức thấp nhất trong 3 tháng qua với dầu WTI giảm 1,06%, dầu Brent giảm 0,98%.
Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 8/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 8/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 9/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 9/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc không phanh

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc không phanh

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024, giá dầu thế giới kết thúc tuần giảm mạnh theo đó dầu WTI xuống mốc 77,99 USD/thùng, dầu Brent dưới ngưỡng 83 USD/thùng.
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 7/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 7/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều giảm trước tín hiệu về nguồn cung của FED

Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều giảm trước tín hiệu về nguồn cung của FED

Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024, giá dầu thế giới đảo chiều giảm nhẹ khi bớt lo ngại về nguồn cung, theo đó, dầu WTI giảm 0,13%, dầu Brent giảm 0,35%.
Phiên bản di động