Mường Khương - Lào Cai: Nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc từ cây chè

Những năm gần đây, cây chè là một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Chè là cây công nghiệp lâu dài có thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện Mường Khương. Năm nay, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc tại các xã: Lùng Vai, Nậm Chảy, Tả Thàng, Nấm Lư... chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng chè.

Mường Khương - Lào Cai: Nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc từ cây  chè
Đồng bào dân tộc thu hoạch chè

Lùng Vai là một trong những xã có diện tích chè lớn của huyện Mường Khương. Hiện toàn xã có tổng diện tích chè gần 990 ha, trong đó chè kinh doanh trên 730 ha. Nhờ trồng chè, năm nay, nhiều hộ đồng bào có thu nhập cả chục triệu đồng mỗi lứa hái chè. Theo kế hoạch, năm 2022, xã Lùng Vai sẽ trồng mới thêm trên 72 ha chè. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên cây chè sinh trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó, trên địa bàn xã còn có 2 nhà máy chế biến, cam kết tiêu thụ sản phẩm chè búp cho nông dân. Những diện tích chè được canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp vùng chè Lùng Vai tăng năng suất chè từ 10 - 15%.

Năm 2022, huyện Mường Khương giao xã Nậm Chảy trồng mới 108 ha chè tuyết Shan. Do đó, ngay từ đầu năm, xã đã chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện tuyên truyền, vận động bà con đăng ký diện tích trồng chè. Đồng thời, hướng dẫn người dân chuyển đổi diện tích đất 1 vụ ngô, sắn hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chè. Các hộ dân tham gia trồng chè được hỗ trợ 100% giống, phân bón lót và chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh... Hiện nay, xã Nậm Chảy đã trồng chè tại 10/11 thôn, bản có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng phù hợp.

Mường Khương - Lào Cai: Nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc từ cây  chè
Cây chè được phát triển thành sản phẩm hàng hóa

Nấm Lư là một trong những xã triển khai trồng chè từ năm 2016. Tuy mới đưa cây chè vào trồng được hơn 6 năm nhưng đến nay, trên khắp các nương đồi của xã Nấm Lư đã phủ một màu xanh ngát của những lá chè. Tính đến nay, toàn xã có trên 250 ha chè, trong đó chè đang cho thu hoạch trên 120 ha, chủ yếu là giống chè Shan. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên cây chè sinh trưởng và phát triển tốt. Bà con Nấm Lư đang tiến hành thu hái những lứa chè cuối vụ, chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc chăm sóc chè đông. Ngoài ra, nhiều hộ nông dân trồng chè đang đầu tư mở rộng diện tích, chú trọng sản xuất và chế biến chè theo tiêu chuẩn sạch, an toàn nhằm góp phần phát triển thương hiệu chè Mường Khương.

Tả Gia Khâu là địa phương có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tình trạng hạn hán, thiếu nước kéo dài vào mùa khô ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. Do vậy, xã đã vận động bà con chuyển từ trồng ngô năng suất thấp, giá trị và hiệu quả kinh tế không cao sang trồng chè. Năm 2022, xã Tả Gia Khâu được giao chỉ tiêu trồng 35 ha chè tuyết Shan. Để hoàn thành chỉ tiêu này, cấp ủy, chính quyền xã Tả Gia Khâu đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật, vật tư, phân bón nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hộ trồng chè.

Mường Khương - Lào Cai: Nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc từ cây  chè
Những đồi chè xanh ngát

Tại xã Tả Thàng, căn cứ vào nguyện vọng của bà con, xã đã tiến hành chuyển đổi diện tích trồng chè Shan sang trồng chè cổ thụ tập trung tại 3 thôn: Sú Dí Phìn, Tả Thàng và Bản Phố. Hiện nay, xã Tả Thàng đã cấp được hơn 39.000 cây giống chè tương ứng với 15,8 ha chè cổ thụ cho đồng bào. Từ trồng chè, đồng bào dân tộc xã Tả Thàng đã có thu nhập ổn định, từng bước xoá đói, giảm nghèo.

Những năm qua, cả hệ thống chính trị và các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện Mường Khương đã chủ động liên kết tiêu thụ và xây dựng thương hiệu chè của địa phương. Điều này tiếp thêm niềm tin, động lực cho người dân trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang phát triển cây chè. Hiện sản lượng chè búp của huyện Mường Khương đã cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho 7 nhà máy chế biến chè. Bên cạnh đó, chè Mường Khương còn được xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Trung Đông, Đài Loan..

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân, thu nhập từ cây chè còn góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc tại huyện Mường Khương. Nhất là những năm gần đây, Mường Khương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để đồng bào nhận thức được giá trị của cây chè. Nhờ vậy, cây chè được phát triển thành sản phẩm hàng hóa, đem lại nguồn thu nhập lớn cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Hương Giang

Tin mới cập nhật

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn ha; tốc tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 9%/năm.
Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.

Tin khác

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Nhiều dự án, tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Sóc Trăng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Phiên bản di động