Mùa rươi: Ăn rươi có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Mùa rươi Mùa rươi tháng 10 qua phố |
Con rươi là con gì?
Rươi là một loài sinh vật sống ở vùng nước mặn hoặc nước lợ. Bề ngoài, rươi có hình dạng gần giống như con giun, chiều dài khoảng 60 - 70mm, thân dẹt, nhiều đốt. Đầu rươi khá nhỏ, nhưng mắt lại to. Bạn có thể dễ dàng quan sát thấy phần trước của rươi to và các đốt ngắn hơn phần sau.
![]() |
Rươi được chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Ảnh minh họa |
Theo ước tính, có khoảng 500 loài rươi khác nhau. Tại Việt Nam, rươi phổ biến nhất là ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình. Chúng sống quanh năm dưới đất, trong lớp bùn ở đáy sông hoặc tại các ruộng nước vùng giáp ranh với biển.
Dân gian có một số câu ca dao để nói về thời điểm rươi xuất hiện trong năm. Ví dụ như "Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm", ý chỉ rươi nổi nhiều, tập trung nhiều nhất trong ngày 20 tháng chín đến ngày 5 tháng mười âm lịch mỗi năm. Hoặc câu "Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn nhộng", "Bao giờ cho đến tháng mười, bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy", đều ngầm nhắc nhở mọi người về thời gian chín mùi để thu hoạch và chế biến các món ăn từ rươi.
Tuy nhiên, những thời điểm trong ca dao tục ngữ chỉ mang tính chất tương đối. Thực chất, theo kinh nghiệm của người dân địa phương ở khu vực Tứ Kỳ (Hải Dương), rươi xuất hiện nhiều trong cả ba tháng 9, 10 và 11 âm lịch mỗi năm. Và chúng nổi nhiều vào các ngày cuối, đầu và giữa tháng như ngày 29, 30 (1-2 giờ sáng); mồng 1, mồng 2 (1-2 giờ sáng) và ngày rằm 14, 15 (19-20 giờ đêm). Các ngày khác chỉ nổi rải rác, ít, khi có, khi không.
Để thu hoạch rươi, thông thường người ta sẽ đắp những bờ cao vây kín ruộng, và có hệ thống thoát nước. Khi nước thủy triều lên, họ sẽ đóng cống và giữ nước trên ruộng. Khi rươi đã lên hết thì thực hiện tháo cống nước và chặn bắt rươi bằng lưới mềm. Sau đó, con rươi sẽ được vớt ra để ráo nước. Rươi được xem tươi ngon là những con lớn, khỏe ở phía trên, thân mập mạp, có màu đỏ và vẫn còn ngọ nguậy. Ngược lại, những con yếu, sắp chết là con nhỏ, gầy, có màu xanh, trông lờ đờ, ít cử động.
Không chỉ lạ miệng mà các món chế biến từ con rươi còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe như rươi cuốn lá lốt, chả rươi, nem rươi, rươi kho niêu đất, mắm rươi,...Nhưng theo các chuyên gia, việc ăn rươi cũng cần lưu ý một số vấn đề để tránh gây những tác dụng ngược.
Ăn con rươi có tác dụng gì?
Nhiều người thắc mắc rằng ăn rươi có tốt không? Theo nhiều nghiên cứu, ăn rươi mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Một số lợi ích nổi bật của rươi đã được chứng minh như sau:
Rươi là thực phẩm bổ dưỡng: Theo nhiều nghiên cứu, trong con rươi có chứa 11,34% chất đạm, 3,2 % chất béo và nhiều khoáng chất như sulfua canxi, kali,... Trung bình trong 100g rươi cung cấp cho cơ thể khoảng 92 lượng calo cần thiết.
Nhiều chuyên gia sức khỏe còn cho rằng thành phần dinh dưỡng trong rươi còn cao hơn cả thịt bê. Hơn nữa, khi chế biến rươi, thông thường người ta sẽ kết hợp với các thực phẩm khác để tăng độ thơm ngon, béo ngậy như trứng, thịt lợn,... nên càng giúp món ăn thêm giàu dinh dưỡng.
Rươi là vị thuốc quý: Không chỉ là chế biến được nhiều món ăn ngon, rươi còn được xem là vị thuốc quý bởi nó có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh hiệu quả. Khi gặp tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa, bạn có thể dùng rươi làm sạch, sấy khô, sau đó tán nhỏ, trộn cùng với nước và đắp lên vùng có mụn nhọt.
Ngoài ra, nhờ rươi có vị cay, mùi thơm, tính ấm nên có thể dùng để điều trị đau nhức xương khớp, kích thích vị giác, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, ăn không ngon miệng. Không những vậy, rươi giàu đạm và chất béo nên với người có thể trạng gầy có thể ăn rươi với lượng phù hợp để tăng cân và tăng sức đề kháng trong cơ thể.
Bạn cũng có thể dùng ăn các món từ rươi để hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh như: Khó tiêu, ho có đờm, điều khí,... Trên thực tế, nhiều người đã sử dụng rươi và nhận thấy cơ thể có những cải thiện đáng kể về sức khỏe. Với những công dụng tuyệt vời trên, vào mùa rươi, bạn hãy tận dụng “lộc trời cho” này để chăm sóc sức khỏe gia đình và bản thân nhé!
Ăn con rươi cần lưu ý điều gì?
Vậy khi ăn con rươi chúng ta có cần lưu ý điều gì hay không? Dưới đây là một số điểm mà bạn cần ghi nhớ để tránh gặp phải những ảnh hưởng xấu khi sử dụng loài vật này để chế biến món ăn.
- Mặc dù rươi là một nguồn thực phẩm quý giá, được ví như “rồng đất”, tuy nhiên, về bản chất, nó vẫn là một sinh vật thuộc họ giun, môi trường sống là ở bùn cát, đáy nước. Vì thế sẽ không tránh khỏi được nguy cơ nhiễm độc từ môi trường sống. Nếu việc chế biến rươi không đúng cách, nó tiềm ẩn khả năng là vật trung gian truyền nhiễm nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E.coli, gây ra các căn bệnh về đường ruột.
- Bạn lưu ý cần sử dụng rươi còn tươi, bởi những con rươi chết sẽ tạo ra độc tố có hại cho cơ thể, có thể gây ra các triệu chứng như dị ứng nổi ban đỏ, đau đầu, nôn ói, tiêu chảy,...
- Chất đạm trong rươi không giống như đạm từ thịt động vật khác mà chúng ta sử dụng hằng ngày. Do đó, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn từ 50 – 100g rươi thôi nhé! Ngoài ra, những người bị dị ứng hải sản, người vừa ốm dậy, có hệ tiêu hóa kém, người bị bệnh gút hoặc phụ nữ mang thai và trẻ em không nên ăn rươi để tránh những ảnh hưởng xấu có thể xảy đến.
- Người có tiền sử bị bệnh hen suyễn cũng là đối tượng không nên ăn con rươi. Theo nhiều nghiên cứu, khi vào cơ thể, các thành phần trong rươi có thể sẽ kết hợp với các chất xúc tác trong máu làm cơn hen tái phát.
- Với những người lần đầu tiên ăn rươi, bạn nên thử một ít trước để xem phản ứng của cơ thể để tránh ngộ độc thực phẩm. Khi chắc chắn không có bất kỳ hiện tượng bất thường nào thì mới dùng lượng nhiều hơn và ăn lâu dài nhé!
- Nếu sau khi ăn rươi, bạn nhận thấy cơ thể có dấu hiệu dị ứng thực phẩm như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc tê lưỡi, choáng váng, khó thở, trên da có nổi mẩn ngứa, sưng húp thì phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp xử lý kịp thời.
Tuy con rươi là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng rươi chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi chúng ta hiểu rõ về rươi và dùng đúng cách với lượng phù hợp. Do đó, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc này đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn. |
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?
