Măng khô Cà Roòng – sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc Ma Coong
Từ cây măng rừng mọc ở khắp núi rừng biên giới, đồng bào miền núi xã Thượng Trạch đã hái về tạo ra sản phẩm măng tươi, măng khô dự trữ ăn dần. Ban đầu, một vài hộ đã gửi sản phẩm măng khô đến một số siêu thị, cửa hàng giới thiệu nông sản sạch và nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.
Kỳ vọng tạo sinh kế lâu dài, bền vững cho bà con, chính quyền xã Thượng Trạch đã thành lập Hợp tác xã Cà Roòng nhằm hỗ trợ bà con trong khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm măng khô.
![]() |
Măng khô Cà Roòng – sản phẩm OCOP 3 sao |
Qua nghiên cứu xác định lợi thế địa phương, Hợp tác xã Cà Roòng xác định, nếu biết áp dụng khoa học kỹ thuật, quản lý tốt quy trình sản xuất, nâng cao giá trị sử dụng mà vẫn giữ nguyên được các giá trị thơm, ngon, giòn, ngọt thì măng khô là sản phẩm giúp người dân trên địa bàn xã Thượng Trạch xóa đói, giảm nghèo thực sự. Vì vậy, Hợp tác xã đã đầu tư máy móc sản xuất, sấy ép, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng bao bì, nhãn mác nhằm xây dựng thương hiệu.
Các thành viên của hợp tác xã cùng với các hộ gia đình cung cấp măng trên địa bàn toàn xã đã được chia thành các nhóm chính: Nhóm khai thác; nhóm sơ chế và chế biến; nhóm hoàn thiện và đóng gói sản phẩm. Các nhóm hoạt động khoa học và phối hợp ăn ý nhau đã giúp hợp tác xã tiết kiệm được thời gian, chi phí sản xuất, tiếp thị sản phẩm… Đặc biệt, từ khi có hợp tác xã, cách nghĩ và tư duy làm kinh tế hộ gia đình của bà con cũng thay đổi nhiều.
Với quy trình khai thác, sơ chế và chế biến bằng công nghệ sấy chuyên dụng, bảo quản theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm kết hợp với các bí quyết truyền thống trong sơ chế, chế biến của người Ma Coong, ngay khi đưa ra thị trường, sản phẩm măng khô rừng Cà Roòng được đón nhận tích cực. Nhất là khi địa phương đã đầu tư xây dựng thương hiệu và nỗ lực xây dựng măng khô thành sản phẩm OCOP. Không phụ lòng người, năm 2021, sản phẩm măng rừng sấy khô Cà Roòng đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Quảng Bình.
![]() |
Măng được chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm |
“Tấm giấy thông hành” OCOP 3 sao đã mở ra hướng sinh kế mới cho đồng bào Ma Coong nơi miền biên viễn Quảng Bình. Hiện nay, mỗi ngày, Hợp tác xã Cà Roòng thu mua từ 300 - 600 kg măng tươi của người dân trên địa bàn để chế biến măng khô. Với giá thu mua 4.000 đồng/kg măng tươi và 400.000 đồng/kg măng khô, bà con đã có nguồn thu nhập tương đối ổn định từ cây măng.
Có thể khẳng định, mô hình măng khô Cà Roòng đã tạo sinh kế mới cho bà con dân tộc Ma Coong vùng biên giới Thượng Trạch, góp phần hỗ trợ, hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là Sở Công Thương Quảng Bình trong việc hỗ trợ máy móc thiết bị, hi vọng trong thời gian tới, sản phẩm măng khô Cà Roòng sẽ “bay” cao hơn, xa hơn.
Tin mới cập nhật

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị
Tin khác

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
