Lễ cúng Giao thừa 30 Tết Giáp Thìn 2024 gồm những gì?
Cận cảnh quy trình sản xuất ấn Rồng dát vàng độc đáo ở Bát Tràng Hà Nội trình diễn ánh sáng nghệ thuật đêm giao thừa Tết Giáp Thìn 2024 Phố sách Xuân Hà Nội Tết Giáp Thìn 2024 mở cửa đón du khách |
Vì sao phải cúng Giao thừa?
Theo tín ngưỡng dân gian, cúng Giao thừa là cách chào đón các vị thần linh, tổ tiên trở về nhà. Đó cũng là cách để tôn vinh và tri ân đến công ơn của tổ tiên, đồng thời mong cầu sự phù hộ, bảo vệ cho gia đình trong từ ông bà, tổ tiên trong năm mới. Ngoài ra, cúng giao thừa còn mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, đón nhận điều tốt đẹp và cầu mong một năm mới an lành, phát đạt.
Bên cạnh đó, lễ cúng Giao thừa còn giúp hàn gắn tình cảm gia đình hay gắn kết mọi người với nhau. Bởi thời điểm Giao thừa, mỗi thành viên trong gia đình, dù ở đâu vẫn sẽ trở về nhà, cùng nhau đón chào năm mới, quây quần, sum họp bên nhau đón Tết Nguyên đán.
Tùy vào phong tục tập quán mỗi vùng, mỗi nhà mà mâm cúng giao thừa sẽ có những món khác nhau. |
Mâm cúng Giao thừa gồm những gì? Tùy vào phong tục tập quán mỗi vùng, mỗi nhà mà sẽ có những món khác nhau. Nhìn chung, mâm cúng Giao thừa mỗi miền sẽ bao gồm như sau:
Lễ cúng Giao thừa ở miền Bắc
Mâm cúng Giao thừa ngoài trời miền Bắc bao gồm: gà trống luộc, bánh chưng hoặc xôi gấc, giò lụa, mâm ngũ quả, vàng mã, trầu cau, gạo muối, trà hoặc rượu, hoa tươi, nhang, đèn nến, mũ cánh chuồn.
Mâm cúng Giao thừa trong nhà miền Bắc: Tùy vào cỗ lớn hay không, gia chủ có thể chuẩn bị 4 bát – 4 đũa, 6 bát – 6 đũa hoặc 8 bát – 8 đũa và các món truyền thống sau: Móng giò hầm măng, bát mọc, bát bóng nấu thập cẩm, bánh chưng, gà luộc, giò lụa, chả nem, giò xào, dưa hành muối…
Lễ cỗ cúng Giao thừa ở miền Trung
Mâm cúng Giao thừa ngoài trời miền Trung tương tự miền Bắc, tuy nhiên có thể thay thế bánh chưng hoặc bánh tét tùy vào truyền thống gia đình.
Còn mâm cúng Giao thừa trong nhà miền Trung sẽ là các món truyền thống tại đây như: Thịt heo luộc, gà, giò lụa, thịt đông, miến, dưa món, măng khô ninh…
Lễ cúng Giao thừa của người miền Nam
Mâm cúng Giao thừa ngoài trời miền Nam nhìn chung về cơ bản cũng tương tự miền Bắc và miền Trung. Tuy nhiên, thay vì bánh chưng, người miền Nam thường sử dụng bánh tét để cúng Giao thừa.
Mâm cúng Giao thừa trong nhà miền Nam thường ưu tiên các món ăn truyền thống ngày tết như sau: Bánh tét và dưa món ngâm chua ngọt, canh khổ qua dồn thịt, thịt kho hột vịt, gỏi tôm thịt, củ kiệu,…
Cách chuẩn bị lễ cúng Giao thừa ngoài trời
Việc bày mâm cúng Giao thừa ngoài trời cần chuẩn bị cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến nghi lễ. Để bày mâm cúng giao thừa đúng cách, bạn cần lưu ý thực hiện theo các bước sau đây:
- Chọn địa điểm cúng phù hợp: Nên chọn một địa điểm ngoài trời rộng rãi, thoáng mát và tránh nơi có gió lớn. Nếu có thể, hãy chọn một nơi trang trọng, linh thiêng, gần nhà.
- Chuẩn bị mâm cúng Giao thừa: Tùy vào văn hóa gia đình, vùng miền mà bạn có thể chuẩn bị mâm cúng phù hợp. Ngoài ra, nếu cúng ngoài trời, bạn nên đặt đồ cúng lên bàn hoặc nếu không có bàn, bạn có thể thay thế bằng tấm ván gỗ hay thảm, chiếu để bày đồ cúng.
- Sắp xếp đồ cúng: Sắp xếp các đồ cúng trên mâm cúng theo quy định, từ trái sang phải và từ trên xuống dưới theo truyền thống. Các đồ cúng nên được sắp xếp một cách cân đối và đẹp mắt.
Nên cúng Giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
Cúng Giao thừa vào thời gian nào? Lễ cúng Giao thừa còn được gọi là lễ Trừ Tịch và thường được thực hiện vào giờ Tý, đêm 30 tết nhằm xua đuổi điều xấu và đón chào những điều tốt đẹp trong năm mới. Theo phong tục, nghi lễ cúng Giao thường được chia thành 2 lễ: 1 cúng ngoài trời và 1 cúng trong nhà.
Trong đó, lễ ngoài trời mang ý nghĩa “nghênh tân, tiễn cửu”, nghĩa là đón quan Hành Khiển mới, tiễn quan Hành Khiển cũ – người cai trị hạ giới. Theo quan niệm dân gian mỗi năm sẽ có một quan Hành Khiển cai trị, vì thế lễ cúng Giao thừa ngoài trời cần được thực hiện trước.
Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng Giao thừa
Cúng Giao thừa là nghi lễ quan trọng trong năm, vì thế khi chuẩn bị mâm cúng Giao thừa, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Chuẩn bị mâm cúng Giao thừa tươm tất: Mâm cúng không cần đầy đủ theo yêu cầu, tuy nhiên cũng không được phép sơ sài. Thông thường, tùy vào phong tục từng vùng, miền mà sẽ có những món truyền thống khác nhau. Tuy nhiên, có những món đồ cúng cơ bản không thể thiếu như hương, đèn, trà, rượu, bánh chưng, bánh tét, hoa tươi, muối gạo, vàng mã,..
- Không để đồ cúng rơi vỡ, hay tạo tiếng động lớn: Điều này có thể khiến gia đình gặp những điều không may trong năm mới.
- Tránh cãi vã, to tiếng trong Giao thừa: Khi cúng Giao thừa, gia đình cần hòa thuận để năm mới hạnh phúc trọn vẹn. Đặc biệt, cúng Giao thừa nên có đầy đủ con cháu trong gia đình.
- Không soi gương trong đêm Giao thừa: Theo quan niệm dân gian, soi gương vào thời gian này rất dễ cả năm xui xẻo.