Lâm Đồng: Cà phê sạch của đồng bào chinh phục thị trường thế giới

Lâm Đồng đang hình thành những vùng nguyên liệu cà phê có quy mô lớn phục vụ chế biến và xuất khẩu, trong đó có một số vùng cà phê của đồng bào dân tộc.
Lâm Đồng phát triển cà phê theo chuỗi nông sản toàn cầu Lâm Đồng công nhận vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Lâm Đồng là địa phương có diện tích trồng cà phê lớn của cả nước. Đây cũng là tỉnh sản xuất cà phê cho năng suất cao hơn 17% so với tổng năng suất trung bình của 5 tỉnh Tây Nguyên. Hiện Lâm Đồng đang phát triển 5 vùng chuyên canh cà phê đặc sản tại các huyện: Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng, TP. Đà Lạt và huyện Lạc Dương. Các huyện này sẽ phát triển vùng sản xuất cà phê có chứng nhận theo tiêu chuẩn UTZ, 4C, Rainforest đạt 50 - 60% diện tích để cung cấp cà phê nhân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong đó, một số vùng cà phê của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được quan tâm đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ và từng bước chinh phục thị trường thế giới.

Các dòng sản phẩm cà phê chế biến từ nguyên liệu sản xuất cà phê bền vững của buôn làng xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương (Ảnh: Văn Việt)
Các dòng sản phẩm cà phê chế biến từ nguyên liệu sản xuất cà phê bền vững của buôn làng xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương (Ảnh: Văn Việt)

Tại huyện Di Linh, xã thuần nông Đinh Trang Hòa có 50% là đồng bào dân tộc bản địa sống bằng nghề canh tác cà phê. Cũng như nhiều vùng đất chuyên canh cây cà phê ở Tây Nguyên, hầu hết người dân Đinh Trang Hòa thường lạm dụng phân hóa học, sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật để cây cà phê phát triển tốt, cho năng suất cao. Điều này gây hệ lụy mất cân bằng hệ sinh thái cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cà phê.

Trước thực trạng này, 5 năm trở lại đây, một nhóm gồm 7 thành viên là người dân tộc K’Ho với tên gọi “Oh mi KoHo coffee” đã lập ra mô hình liên kết sản xuất cà phê sạch theo hướng hữu cơ và hiện tại đã phát triển lên mô hình tổ hợp tác. Sau vài năm thực hiện với diện tích vùng nguyên liệu trên 5,5 ha, sản phẩm cà phê hữu cơ, cà phê sạch của nhóm đã được thị trường đón nhận.

Tổ hợp tác được thành lập đã tạo điều kiện để bà con dân tộc bản địa tại xã Đinh Trang Hòa từng bước mở rộng vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu cà phê sạch sản xuất theo hướng hữu cơ. Trong thời gian tới, tổ hợp tác tiếp tục kết nối thêm những đơn vị sản xuất cà phê quy mô lớn trên địa bàn tỉnh để học hỏi kinh nghiệm cũng như quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Qua đó, từng bước thay đổi tư duy, nâng cao trình độ canh tác, quy trình kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững cho các nông hộ, góp phần cùng địa phương đưa thương hiệu cà phê Di Linh vươn xa đến các thị trường trong nước và quốc tế.

 Bà con chọn những trái chín để tạo ra sản phẩm cà phê đặc sản Arabica (Ảnh: T.H)
Bà con chọn những trái chín để tạo ra sản phẩm cà phê đặc sản Arabica (Ảnh: T.H)

Tại huyện Lạc Dương ở các buôn làng dân tộc thiểu số thuộc xã Đạ Chais, cà phê chè Arabica được sản xuất bền vững gắn với chế biến an toàn, hội đủ các tiêu chuẩn chất lượng tiêu thụ trên hệ thống siêu thị từ trong nước đến thị trường nhiều nước khu vực châu Á, châu Âu...

Hiện nay, gần 60 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã tham gia tổ hợp tác sản xuất cà phê Arabica với Công ty TNHH Daisy Internatonal tại xã Đạ Chais. Mỗi nông hộ trong tổ hợp tác sản xuất từ 0,5 ha đến 5 ha cà phê Arabica theo tiêu chuẩn bền vững, bảo vệ cảnh quan môi trường rừng. Hiện cà phê của các nông hộ đạt năng suất trung bình 15 tấn tươi/năm, cao hơn 3 tấn tươi/ha so với sản xuất theo cách cũ trước đây. Phần lớn sản lượng cà phê Arabica thu hoạch đều được Công ty TNHH Daisy International thu mua với giá cao hơn giá thị trường.

Các dòng sản phẩm cà phê Chappi Mountains của Công ty TNHH Daisy International đã có mặt trên hệ thống siêu thị GO! của Việt Nam, Thái Lan và các nước châu Âu. Để sánh vai với các dòng sản phẩm cà phê đã hiện diện nhiều năm tại siêu thị GO!, Công ty TNHH Daisy International đã chứng minh chất lượng sản phẩm cà phê đặc sản Chappi Mountains của buôn làng Đạ Chais được tạo ra theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến sơ chế, chế biến đạt tiêu chuẩn an toàn toàn cầu. Đó là vùng nguyên liệu các loại cà phê Arabica chứng nhận sản xuất bền vững UTZ, Rain Forest, 4C...

Đặc biệt, các dòng sản phẩm cà phê chế biến Chappi Mountains đã đạt OCOP 4 sao, chứng nhận Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu miền Trung - Tây Nguyên, chứng nhận chất lượng cà phê đặc sản của Hiệp hội Cà phê đặc sản của Hoa Kỳ; chứng nhận tiêu chuẩn an toàn quốc tế Halal; chứng nhận ISO 22000 2018...

Qua hơn 5 năm xây dựng chuỗi liên kết sản xuất cà phê bền vững gắn với chế biến và tiêu thụ, sản phẩm cà phê đặc sản Chappi Mountains đã xây dựng được thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần tại một số siêu thị trong và ngoài nước. Đây là cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số xã Đạ Chais tiếp tục phát triển diện tích cà phê sạch; áp dụng kỹ thuật mới để chăm sóc, tái canh diện tích theo quy hoạch; đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến cà phê đặc sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Mô hình sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ, bền vững đang được nhân rộng ở Tây Nguyên. Từ đó làm thay đổi tư duy, phương thức canh tác nhằm từng bước mở rộng quy mô sản xuất cà phê chất lượng cao - dòng cà phê đang được thị trường thế giới ưa chuộng.
Lê Hoàng

Tin mới cập nhật

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Sáng ngày 31/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024.
Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) triển khai kịp thời và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn ha; tốc tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 9%/năm.
Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tin khác

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Phiên bản di động