Kinh tế Việt Nam vững vàng vượt qua thách thức

Với mức tăng trưởng ấn tượng 8,02% trong năm đầu tiên của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, quy mô nền kinh tế Việt Nam ngày càng được mở rộng.
Kinh tế Việt Nam vững vàng vượt qua thách thức
Vận chuyển container xuất nhập khẩu tại cảng Đình Vũ, thành phố Hải Phòng. (Ảnh DUY LINH)

Ngược dòng với thế giới, kinh tế Việt Nam đã có một năm phục hồi và tăng trưởng rất mạnh mẽ, vượt kỳ vọng và tiếp tục đạt những kết quả quan trọng, toàn diện ở hầu hết các lĩnh vực. Tăng trưởng GDP của nền kinh tế ước đạt 8,02%, là mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay; lạm phát được kiểm soát ở mức 3,15%, thấp hơn mục tiêu đề ra.

Điểm sáng tăng trưởng

Dấu ấn khởi sắc của nền kinh tế thể hiện rõ nét ở tám điểm sáng tăng trưởng được Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh trong báo cáo công bố tình hình kinh tế-xã hội năm 2022.

Đó là hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi tích cực ở cả ba khu vực kinh tế với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản không chỉ bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm cho nhu cầu trong nước mà còn đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh thế giới đối mặt với nguy cơ khủng hoảng lương thực.

Ngành công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2022 ước tăng 7,8% so với năm trước, trong đó nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao.

Đáng lưu ý, hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng gần 20% so với năm trước và là mức tăng cao trong nhiều năm trở lại đây; hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục tăng trưởng khá đem lại mức thặng dư thương mại 11,2 tỷ USD cho nền kinh tế.

Trong khó khăn chung về thị trường, áp lực chi phí đầu ra và khó khăn chưa từng có về tình hình tài chính, cộng đồng doanh nghiệp vẫn nỗ lực tìm kiếm cơ hội đầu tư, thể hiện ở số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay lại hoạt động tăng kỷ lục. Đây cũng là năm ghi nhận có mức tăng trưởng cao về vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội cũng như tăng trưởng về số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động, bất chấp những khó khăn vẫn tiếp tục bủa vây nhiều hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Gam màu tươi sáng trong bức tranh kinh tế-xã hội của năm 2022 còn có sự đóng góp rất quan trọng của kết quả kiểm soát lạm phát dưới mục tiêu đề ra. Mức tăng trưởng 3,15% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2022 có được là nhờ Việt Nam chủ động cung ứng được nguồn lương thực, thực phẩm trong nước và quyết liệt, linh hoạt trong công tác điều tiết cung cầu và điều hành giá các mặt hàng nhập khẩu khi nguồn cung ứng thế giới có biến động mạnh, nhất là mặt hàng xăng dầu.

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, quy mô nền kinh tế Việt Nam ngày càng được mở rộng, đạt hơn 9,51 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2022, quy mô dân số cũng vượt ngưỡng 100 triệu dân. “Những con số này thể hiện vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế”, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nói.

Trong tháng cuối cùng của năm 2022, các tổ chức nghiên cứu và định chế tài chính quốc tế cũng đồng loạt nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên mức cao nhất là 8,1%-8,2% với nhận định Việt Nam sẽ là nền kinh tế dẫn đầu khu vực Đông Á-Thái Bình Dương và là điểm sáng tăng trưởng.

Chủ động vượt qua khó khăn

Tuy nhiên, đà tăng trưởng của nền kinh tế năm 2023 dự báo sẽ chịu ảnh hưởng bởi những “cơn gió ngược” đến từ tình hình bất ổn, khó lường của kinh tế thế giới và những vấn đề nội tại chưa được giải quyết.

Đầu tiên là sự sụt giảm của động lực xuất khẩu khi các đối tác thương mại lớn của Việt Nam phải “thắt lưng buộc bụng” trong thời kỳ suy giảm kinh tế và lạm phát.

Trong báo cáo mới đây, Ngân hàng HSBC nhận định tháng 11/2022, xuất khẩu của Việt Nam đã sụt giảm lần đầu tiên trong vòng hai năm qua do nhu cầu hàng xuất khẩu của thế giới suy yếu. Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, cho thấy sự hấp dẫn lâu dài của nền kinh tế nhưng Việt Nam cũng cần chuẩn bị cho thời kỳ “ngủ đông” của xuất khẩu.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam lưu ý rằng năm 2022, đồng nội tệ của Việt Nam đã mất giá khoảng 9% so với đồng USD. Đó là nguy cơ làm tăng thêm lạm phát và rủi ro cho một số mặt hàng xuất khẩu do Việt Nam phải nhập khẩu nhiều nhiên liệu và nguyên vật liệu làm hàng xuất khẩu.

Trong bối cảnh đó, các phản ứng chính sách của Việt Nam cần hướng đến sự cân bằng giữa kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế, đồng thời phải bảo đảm sự vận hành của hệ thống tài chính.

Những “cơn gió ngược” ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam được ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam và Lào nhận diện là điều kiện về tài chính toàn cầu đang thắt chặt hơn; xung đột Nga-Ukraine dẫn đến nhiều hệ lụy về kinh tế và sự giảm tốc trong bức tranh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có tác động lớn đến nền kinh tế của các nước ASEAN.

Cùng với khi đó, tình hình trong nước cũng đối mặt với hai rủi ro đến từ khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ để ngăn ngừa lạm phát và tính thanh khoản của các ngân hàng. Với những khó khăn này, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 khoảng 5,8%, vẫn là mức tăng trưởng cao so với nhiều quốc gia khác. Theo các chuyên gia kinh tế, những khó khăn, thách thức từ các vấn đề nội tại của nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tiếp diễn trong năm 2023, bao gồm những bất ổn của thị trường tài chính, thị trường bất động sản, tình trạng khó khăn về vốn cho sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó là những yêu cầu mới đặt ra về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; nâng cao tính chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc từ bên ngoài... Đánh giá đúng thực trạng của nền kinh tế và nhận diện những thách thức, xây dựng các kịch bản điều hành kinh tế-xã hội phù hợp là cách thức chủ động vượt những “cơn gió ngược”.

Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra cho năm 2023 với các định hướng lớn như giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%, thúc đẩy tăng trưởng GDP 6,5%, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trọng tâm điều hành sẽ tập trung thực hiện tám nhóm giải pháp lớn.

Đó là tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông; phát huy cao nhất nhân tố con người; phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội để tiếp tục tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng...

Nhấn mạnh đến nhóm giải pháp đổi mới, cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng hệ thống pháp luật phải thật sự tháo gỡ được những điểm nghẽn trong huy động nguồn lực, sản xuất, kinh doanh, sự tham gia của các khu vực kinh tế, thúc đẩy giải ngân đầu tư công. Đồng thời tạo dựng và củng cố niềm tin, tâm lý, cảm hứng kinh doanh và bảo vệ an toàn tài sản của doanh nghiệp và người dân...

Năm 2023 là năm bản lề của thời kỳ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đất nước giai đoạn 2021-2025 với dự báo nhiều khó khăn thách thức hơn thuận lợi. Trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô và những thành quả vượt trội của tăng trưởng năm 2022 cùng sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, nền kinh tế sẽ có động lực tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, góp phần vào việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước như Đại hội XIII của Đảng đã thông qua.

Các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2023:

- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%.

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD.

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4-25,8%.

- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,0-6,0%.

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,2%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27,5%.

- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1-1,5%.

- Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 12 bác sĩ.

- Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32 giường bệnh.

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2% dân số.

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 78%.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

(Nguồn: Nghị quyết số 68/2022/QH15 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023)

nhandan.vn

Tin mới cập nhật

Mỹ trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc lớn ở EU

Mỹ trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc lớn ở EU

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), Mỹ đã vươn lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất cho Liên minh châu Âu (EU).
Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Tinh giản một số chỉ tiêu không phù hợp và bổ sung các chỉ tiêu mới nâng cao khả năng đánh giá toàn diện là điểm mới Bộ chỉ số DDCI 2024 của TP. Hồ Chí Minh.
Thị trường bất động sản: Lo lắng trước các hiện tượng thổi giá, tạo sóng

Thị trường bất động sản: Lo lắng trước các hiện tượng thổi giá, tạo sóng

Đại biểu Quốc hội cho biết, cử tri lo lắng trước các hiện tượng thổi giá, tạo sóng, gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản.
Uông Bí (Quảng Ninh): Hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão, khôi phục sản xuất rừng

Uông Bí (Quảng Ninh): Hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão, khôi phục sản xuất rừng

Sau những thiệt hại do bão gây ra, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, đặc biệt là các hộ dân trồng rừng
Đánh thuế bất động sản thứ hai liệu có khả thi?

Đánh thuế bất động sản thứ hai liệu có khả thi?

Chuyên gia cho rằng chính sách đánh thuế bất động sản thứ hai khó khả thi và không phải là biện pháp cốt lõi giải quyết vấn đề bất động sản hiện nay.
Hội nghị đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024: Chung tay kiến tạo tương lai

Hội nghị đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024: Chung tay kiến tạo tương lai

Ngày 16/11, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị thượng đỉnh đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, “Đổi mới - Chuyển mình - Bền vững: Chung tay kiến tạo tương lai".
Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó từ nguồn hỗ trợ ngân sách

Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó từ nguồn hỗ trợ ngân sách

Dù chiếm tỷ lệ rất lớn, tuy nhiên hiện nay hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong quy trình, thủ tục chi tiêu ngân sách
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kim ngạch xuất khẩu khả quan, đạt hơn 6,4 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kim ngạch xuất khẩu khả quan, đạt hơn 6,4 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm

Kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong 10 tháng đạt hơn 6,4 tỉ USD, tăng 11,71% so với cùng kỳ, trong đó, thị trường châu Á chiếm gần 70%.
Lũy kế 10 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng

Lũy kế 10 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lũy kế 10 tháng năm 2024, thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán.
Chính sách của ông Trump liệu có gây khó khăn cho ngành sản xuất ô tô Mỹ?

Chính sách của ông Trump liệu có gây khó khăn cho ngành sản xuất ô tô Mỹ?

Ông Trump trở lại Nhà Trắng có thể mang đến lợi ích cho các nhà sản xuất ô tô Mỹ, nhưng những chính sách mới có thể ảnh hưởng đến thị trường ô tô nước này.

Tin khác

Điểm danh 9 cổ phiếu vốn hóa lớn đang thống trị thị trường nghìn tỷ USD

Điểm danh 9 cổ phiếu vốn hóa lớn đang thống trị thị trường nghìn tỷ USD

Trong những năm gần đây, các công ty giá trị nhất thế giới đã đạt đến những đỉnh cao ấn tượng, với 9 công ty đạt mức vốn hóa thị trường trên 1 nghìn tỷ USD.
Cuộc đua huy động vốn: Thêm 5 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi

Cuộc đua huy động vốn: Thêm 5 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi

Cuộc "chạy đua" huy động bằng lãi suất hấp dẫn giữa các ngân hàng tiếp tục khốc liệt, bằng chứng là có thêm 5 nhà băng tăng lãi suất tiền gửi trong tuần qua.
Infographic | Tháng 10/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,33%

Infographic | Tháng 10/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,33%

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 của cả nước tăng 0,33%.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Mạnh tay xử lý gian lận trên thương mại điện tử

Mạnh tay xử lý gian lận trên thương mại điện tử

Tình hình gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử tiếp tục diễn ra với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi... Đây là vấn đề cần xử lý nghiêm.
Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Hoạt động công nghiệp và thương mại tại tỉnh Sóc Trăng trong tháng 10/2024 tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực.
Bầu cử Mỹ, Trung Đông ‘dậy sóng’: Vàng có phải nơi trú ẩn an toàn?

Bầu cử Mỹ, Trung Đông ‘dậy sóng’: Vàng có phải nơi trú ẩn an toàn?

Chốt phiên giao dịch 29/10, giá vàng thế giới giao ngay tăng 32,8 USD lên 2.774 USD/ounce.
Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Theo Văn bản số 8645/BCT-CT ngày 29/10/2024, Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Thu hút nhiều

Thu hút nhiều 'đại bàng' đầu tư, Quảng Ninh dự kiến đạt 10 tỷ USD vốn FDI đến năm 2025

Đến năm 2025, tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ thu hút được hơn 10 tỷ USD vốn FDI đăng ký, gần gấp đôi so với giai đoạn từ 2020 trở về trước.
Đề xuất áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Người nông dân có được hưởng lợi?

Đề xuất áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Người nông dân có được hưởng lợi?

Khi phân bón chịu thuế giá trị gia tăng 5% sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp nội, qua đó mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Phiên bản di động