Kinh tế Việt Nam đón nhiều tín hiệu tích cực trong 4 tháng đầu năm

4 tháng đầu năm đã có nhiều chuyển biến tích cực trong một số lĩnh vực như thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, đầu tư công,...
Kinh tế Việt Nam nỗ lực vượt khó Việt Nam có sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc
Kinh te Viet Nam don nhieu tin hieu tich cuc trong 4 thang dau nam hinh anh 1
Các căn hộ nhà ở xã hội khu dân cư Nam Long, quận 7, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Kinh tế - xã hội tháng Tư và 4 tháng có nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt trong tháng Tư, nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn ban hành từ đầu năm đến nay bắt đầu có hiệu ứng tác động.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng kinh tế Việt Nam còn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Do đó, Bộ trưởng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt triển khai tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy các động lực phát triển… phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5%.

Nhiều tín hiệu tích cực

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nhìn chung, kinh tế vĩ mô tháng Tư và 4 tháng đầu năm cơ bản được giữ ổn định. Theo đó, các hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp đã có chuyển biến bước đầu, có thể là tín hiệu tích cực tạo đà cho sự phục hồi trong thời gian tới.

Đặc biệt, trong tháng Tư, nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn ban hành từ đầu năm đến nay bắt đầu có hiệu ứng tác động, tháng Tư cũng là tháng bước vào giai đoạn đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, nhất là du lịch.

Nhờ đó, đã có nhiều chuyển biến tích cực trong một số lĩnh vực như thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, đầu tư công, khơi thông điểm nghẽn về dòng tiền trong nền kinh tế.

Theo báo cáo của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, trong tháng Ba và Tư, Chính phủ tiếp tục xác định việc tháo gỡ các rào cản, khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế là nhiệm vụ chính trị hàng đầu.

Nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho các thị trường trọng điểm như thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng... đã được ban hành.

Báo cáo cũng nhìn nhận, chính sách tài khóa tiếp tục mở rộng có trọng tâm, trọng điểm như mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2023/NĐ-CP ngày 14/4/2023 cho phép giãn hoãn thuế, tiền thuê đất, giảm một số thuế, phí với tổng quy mô gói hỗ trợ khoảng 198.400 tỷ đồng và đang đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng.

Đối với chính sách tiền tệ, tiếp theo việc liên tiếp giảm một số lãi suất điều hành 1% trong tháng 3/2023, trong tháng Tư, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại nợ, hoãn giãn nợ, không chuyển nhóm nợ (nhằm kiểm soát nợ xấu, tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp) và Thông tư 03/2023/TT-NHNN (sửa đổi Thông tư 16-2021) nới lỏng một số điều kiện về cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn hiện tại của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Cùng với đó, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội với lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất thị trường 1,5-2% cũng đã chính thức được hướng dẫn triển khai. Các chính sách này được kỳ vọng tháo gỡ một phần khó khăn về pháp lý, vốn cho người dân, doanh nghiệp và kích cầu tín dụng, hỗ trợ phục hồi thời gian tới.

Với nhiều chính sách tích cực cùng sự nỗ lực của khu vực doanh nghiệp, các địa phương, nhiều chỉ tiêu kinh tế tháng Tư đã có chuyển biến, có tín hiệu và xu hướng khả quan đã đóng góp quan trọng vào kết quả chung của 4 tháng đầu năm 2023.

Kinh te Viet Nam don nhieu tin hieu tich cuc trong 4 thang dau nam hinh anh 2

Khách hàng mua sắm hàng hóa tại siêu thị Co.opmart Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Cụ thể, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; trong đó tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 3,84% so với cùng kỳ, giảm dần so với quý 1 (4,18%) và 2 tháng đầu năm (4,6%); chỉ số lạm phát cơ bản 4 tháng đã chuyển biến tích cực.

Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, chủ động điều hành chính sách tiền tệ, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường, bảo đảm an toàn, thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Tính chung 4 tháng, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 39% dự toán, trong đó thu nội địa đạt 39,5% dự toán; thặng dư thương mại (xuất siêu) ước đạt 6,35 tỷ USD (cùng kỳ năm ngoái đạt 2,35 tỷ USD).

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) bước đầu có tín hiệu tốt. Khu vực dịch vụ tiếp tục phục hồi tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng tăng 12,8%.

Khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng ước đạt gần 3,7 triệu lượt, gấp 19,2 lần cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 4 tháng đạt gần 50.000 doanh nghiệp, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đối với giải ngân vốn đầu tư công, ước đến ngày 30/4/2023, cả nước đã giải ngân được 110.633,6 tỷ đồng, đạt 15,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2022 (18,48%) tuy nhiên về số tuyệt đối tăng gần 15.000 tỷ đồng (khoảng 16%) so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh đó, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản công bố kết quả khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2022, trong đó 60% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới.

Theo báo cáo Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) mới nhất của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho thấy các doanh nghiệp châu Âu đã có những đánh giá tích cực về tương lai kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế Việt Nam còn một số khó khăn, hạn chế do ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, sản xuất kinh doanh tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; xuất khẩu giảm, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế khó khăn; sức ép điều hành kinh tế vĩ mô tăng cao.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cũng chỉ ra, quý 1/2023 là một trong những quý 1 có tốc độ tăng trưởng thấp, chỉ cao hơn năm 2020-2021.

Chủ yếu động lực tăng trưởng của quý 1/2023 suy giảm do lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo.

Trong quý, các trung tâm sản xuất lớn, công nghiệp xây dựng bị ảnh hưởng và có khoảng 7 địa phương có tốc độ tăng trưởng tương đối thấp, trong đó có 3 địa phương là Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Bắc Ninh.

Nguyên nhân là do bối cảnh chung và bên cạnh động lực là công nghiệp chế biến chế tạo suy giảm, còn một số lĩnh vực khác như tổng cầu giảm, trong đó tổng mức bán lẻ; nhu cầu, tốc độ tăng xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và những lĩnh vực riêng đặc thù của các địa phương này cũng sụt giảm.

Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với Thành phố Hồ Chí Minh và chỉ ra một số nguyên nhân rất đặc thù. Trước đây thông thường một năm Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 70-80 dự án để phê duyệt chủ trương và đầu tư xã hội.

Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, dự án mới để phê duyệt rất thấp. Vấn đề này có liên quan đến năng lực quản lý, cũng như việc không dám nghĩ, dám làm…

Nhiều giải pháp vực dậy động lực tăng trưởng

Theo báo cáo của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, mặc dù đạt được một số kết quả tích cực trong 4 tháng năm 2023, kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với hàng loạt rủi ro, thách thức lớn; trong đó có 4 rủi ro, thách thức chính từ bên ngoài vẫn hiện hữu. Đó là:

Dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác vẫn còn tiềm ẩn, nguy cơ bùng phát trở lại; căng thẳng địa chính trị và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn kéo dài; lạm phát giảm nhưng lãi suất còn ở mức cao, khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, sức cầu giảm rõ rệt;

Sự đổ vỡ của một số ngân hàng tại Mỹ, Thụy Sỹ làm tăng rủi ro thị trường tài chính toàn cầu, rủi ro nợ xấu và vỡ nợ trên thế giới gia tăng. Những rủi ro, thách thức này tác động tiêu cực đến xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, du lịch quốc tế và thị trường tài chính-tiền tệ của Việt Nam.

Kinh te Viet Nam don nhieu tin hieu tich cuc trong 4 thang dau nam hinh anh 3
Thi công tuyến đường ven biển Rạch Giá - Hòn Đất đoạn qua địa bàn huyện Hòn Đất, Kiên Giang, bằng vốn đầu tư công. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Năm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định, trong bối cảnh, dự báo tình hình quốc tế thời gian tới còn phức tạp, khó lường; trong nước, khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn, nhiệm vụ đặt ra là hết sức nặng nề. Theo đó, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành trên quan điểm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trong khi vẫn nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng, đề xuất Chương trình thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế; sớm có các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội trong tình hình mới.

Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết của Quốc hội về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng; xử lý dứt điểm những vướng mắc, bất cập trong việc chậm trễ thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng; sớm đề xuất các biện pháp xử lý vướng mắc về vốn ODA.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp trong lúc khó khăn, ổn định và giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

Bộ Công Thương thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất công nghiệp; đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất quốc tế.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan khơi thông thị trường cho hàng hóa nông nghiệp...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung đề xuất, để tạo động lực cho tăng trưởng, các địa phương cần nâng cao năng lực, chất lượng chỉ đạo điều hành, xử lý công việc của chính quyền địa phương các cấp, đồng thời đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh để cán bộ công chức dám nghĩ, dám làm.

Cùng với đó, các địa phương cần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đồng thời, đẩy mạnh dịch vụ, du lịch, đặc biệt là tại các trung tâm lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực thứ 2 để tăng trưởng, bên cạnh công nghiệp dịch vụ, đầu tư công.

Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho hay, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, hợp lý và bảo đảm được mục tiêu chính là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền và bảo đảm sự hài hòa giữa tỉ giá và lãi suất.

"Điều hành lãi suất trên tinh thần vận động, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục cắt giảm những chi phí để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân vay vốn," Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Kinh te Viet Nam don nhieu tin hieu tich cuc trong 4 thang dau nam hinh anh 4
Nhân viên làm việc tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, Bộ sẽ bám sát quan điểm điều hành và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều này nhằm kịp thời ban hành và triển khai nhanh, hiệu quả các chính sách, giải pháp tài khóa, tiền tệ, chính sách vĩ mô khác để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, bảo đảm an sinh xã hội, quyết liệt triển khai tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy các động lực phát triển, nhất là các địa phương động lực, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5%.

Cùng với đó, Bộ cũng sẽ chủ động xử lý theo thẩm quyền, kịp thời báo cáo, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định hướng, giải pháp phù hợp trong quản lý, chỉ đạo, điều hành tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.

Các bộ, cơ quan và địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

"Tuyệt đối không ban hành chính sách, quy định mới làm phát sinh chi phí, thủ tục, thời gian không cần thiết cho doanh nghiệp, người dân," Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh./.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việc 2 tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông xe kỹ thuật sẽ là bước đệm, cơ hội lớn để nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh bứt phá.
E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật 29 (E29) vừa có văn bản giải trình gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sau khi cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo...
Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á khi có 5.459 người giàu sở hữu tài sản ròng trên 10 triệu USD.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.708,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước.
Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Các nút giao cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành những hạng mục chính, dự kiến đưa vào khai thác trước dịp 30/4-1/5.
HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) được kỳ vọng sẽ là đơn vị hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn 2025-2026.
Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) vào vụ năm 2025 có khoảng 15.000 tấn vải thiều sớm được định hướng mở rộng thị trường tiêu thụ trên nền tảng số.
Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Hệ thống camera giám sát giao thông tại TP Hà Nội trong tháng 3 phát hiện, ghi hình dữ liệu vi phạm của gần 600 phương tiện khi lưu thông trên đường phố Thủ đô.
Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Người trồng quế tỉnh Quảng Nam đang bước vào vụ thu hoạch quế chính. Năm nay, quế được mùa, giá thu mua ổn định.
Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp

Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp

Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang đã thống nhất thông qua nghị quyết về đồ án quy hoạch xây dựng 2 khu công nghiệp tại thị xã Việt Yên và huyện Tân Yên.

Tin khác

Cổ phiếu ICC bị đưa vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM

Cổ phiếu ICC bị đưa vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM

Do kiểm toán ngoại trừ 3 năm, từ ngày 4/4, cổ phiếu ICC của Công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp bị đưa vào vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM.
Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Trung tâm logistics Con Ong được đầu tư hiện đại bậc nhất miền Trung được kỳ vọng sẽ là một trong những dự án đặt nền tảng cho Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Theo dự báo đến năm 2030, nhu cầu về vật liệu xây dựng so với lượng cung sẽ thiếu 192 triệu m3 đất, thiếu 11 triệu m3 cát nhưng lại thừa 55 triệu m3 đá.
Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Trước sáp nhập tỉnh, Bà Rịa - Vũng Tàu được biết đến là thủ phủ dầu khí, sở hữu cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải và có nền công nghiệp phát triển.
Ô nhiễm không khí báo động, kinh tế phải xanh hóa

Ô nhiễm không khí báo động, kinh tế phải xanh hóa

Việt Nam đang nằm trong top 10 quốc gia có chỉ số ô nhiễm không khí cao nhất châu Á. Theo đó, chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu với doanh nghiệp, nền kinh tế.
Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2025 đạt 35,65 tỷ USD.

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Nhờ lối đi riêng của mình, tỉnh Nghệ An trở thành “điểm sáng” của cả nước về thu hút đầu tư FDI vào các Khu kinh tế và các Khu công nghiệp.
Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Trong số 63 tỉnh, thành phố, địa phương nào có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước?
Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Petrovietnam đồng hành cùng Bà Rịa - Vũng Tàu trong quy hoạch, triển khai và đầu tư các dự án năng lượng chiến lược để trở thành trung tâm năng lượng quốc gia.
Ngành, nghề nào được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Ngành, nghề nào được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội đã quy định rõ những ngành, nghề ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hàng trăm vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa đã được lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý thông qua các cuộc gọi đến đường dây nóng.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Ngày hội việc làm DUT Job Fair 2025 tại Đà Nẵng giới thiệu hơn 7.200 vị trí tuyển dụng nhân lực chất lượng cao từ 37 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việc 2 tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông xe kỹ thuật sẽ là bước đệm, cơ hội lớn để nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh bứt phá.
Phiên bản di động