Kinh tế số đang chiếm tỷ trọng như thế nào trong GDP?

Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm khoảng 25% GDP và năm 2030 chiếm 30% GDP.
Xu hướng thương mại điện tử và kinh tế số trong khu vực ASEAN Xuất khẩu phần mềm là điểm tựa của kinh tế số Tăng năng suất lao động phải dựa vào kinh tế số

Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số năm 2022 là 12,67%

Phát biểu tại hội thảo phương pháp đo lường và kết quả biên soạn chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP tại Việt Nam ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho hay, kinh tế số đã được Đảng và Nhà nước chú trọng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra đến năm 2025, kinh tế số phải đạt khoảng 20% GDP.

Bên cạnh đó, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, đặt mục tiêu tới 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ hệ thống tài khoản Quốc gia (Tổng cục Thống kê) thông tin, tỷ trọng giá trị tăng thêm kinh tế số trong GDP bình quân giai đoạn 2020-2022 đạt khoảng 12,75% và năm 2022 là 12,67%, trong đó ngành kinh tế số lõi đóng góp 7,77% (chiếm 61,29%), số hóa các ngành khác đóng góp 4,91% (chiếm 38,71%).

Theo khu vực kinh tế, đóng góp kinh tế số của khu vực dịch vụ trong GDP cao nhất, bình quân giai đoạn 2020-2022 đạt 6,59%; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 6,11%; số hóa trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng thấp nhất trong 3 khu vực, bình quân giai đoạn 2020-2022 chỉ đóng góp khoảng 0,05% trong GDP.

Kinh tế số đang chiếm tỷ trọng như thế nào trong GDP?
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông chủ trì hội thảo phương pháp đo lường và kết quả biên soạn chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP tại Việt Nam ngày 4/12.

Giai đoạn 2020-2022, quy mô kinh tế số có xu hướng gia tăng, thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ trong việc đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, hoạt động số hóa của các ngành kinh tế ngày càng được tăng cường. Đặc biệt, các ngành dịch vụ có xu hướng số hóa ngày càng tăng giúp tỷ trọng đóng góp giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ trong GDP từ 6,54% năm 2020 lên 6,61% năm 2022.

Một số địa phương có tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số năm 2022 trong GRDP cao, chủ yếu do đóng góp của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học như: Bắc Ninh (46,75%), Thái Nguyên (34,24%), Bắc Giang (32,42%), Hải Phòng (27,22%), Vĩnh Phúc (24,67%)….

Đây là những địa phương thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho các hoạt động kinh tế số lõi, do đó giá trị tăng thêm của kinh tế số lõi chiếm khoảng 87%- 96% tổng giá trị tăng thêm của kinh tế số tại các tỉnh này.

Tỷ trọng kinh tế số của TP Hà Nội đạt 15,41% (kinh tế số lõi chiếm khoảng 75%) và của TP Hồ Chí Minh là 13,51% (kinh tế số lõi chiếm khoảng 69%).

Sẽ công bố chính thức vào ngày 29/12

Đóng góp ý kiến tại hội nghị, ông Đậu Ngọc Hùng, Cục trưởng Cục Thống kê TP Hà Nội cho biết, theo kế hoạch, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 30%. Tuy nhiên, hiện nay, theo số liệu tính toán của Tổng cục Thống kê, năm 2022 đạt 15,41%, có một khoảng cách xa so với mục tiêu.

“Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn có những bước tăng về tỷ trọng kinh tế số. Tỷ trọng của Hà Nội đạt 15,41% cũng là cao vì quy mô kinh tế của Hà Nội rất lớn, hiện là 1,2 triệu tỷ GRDP theo giá hiện hành là con số rất lớn. Với tỷ trọng 15,41% tuy thấp hơn 30% nhưng nếu nói về giá trị tuyệt đối là cao”, ông Hùng nói.

Lãnh đạo cơ quan thống kê Hà Nội cho biết, hiện nay, chỉ tiêu này có nhiều cơ quan tính và nhiều nghiên cứu. Chẳng hạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra tỷ trọng kinh tế số của Hà Nội là 17,5% (năm 2022); một nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân phối hợp với thành phố nghiên cứu thì năm 2021, kinh tế số của Hà Nội đạt 23,5%; tuy nhiên, kinh tế lõi cũng chỉ trên 10%.

Chính vì thế, ông Hùng mong muốn, thời gian tới, công tác đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu kinh tế số với cả nước và các tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội sẽ có đánh giá xác thực hơn.

Đại diện Cục Thống kê TP.HCM cho rằng, cách tính tỷ trọng kinh tế số so với GDP, GRDP, phương pháp tính và số liệu tiếp cận không giống nhau. Đối với cả nước dựa trên bảng cân đối liên ngành theo tiếp cận cả cung – cầu. Đối với các tỉnh, thành phố dựa vào giá trị số hóa trên chi phí công nghệ thông tin áp dụng để tạo ra giá trị sản phẩm của các ngành. Nếu áp dụng một hệ số chung cho cả nước cũng sẽ có ảnh hưởng đến kết quả tính toán của từng thành phố ở phần kinh tế số hóa.

Thống nhất với cách tiếp cận của Tổng cục Thống kê, bà Mai Thị Thanh Bình, chuyên gia nghiên cứu Ban Công nghệ thông tin, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, hiện rất khó để đo được 3 vòng như định nghĩa ban đầu là kinh tế số lõi, kinh tế số trong nền tảng và kinh tế số ngành, lĩnh vực.

“Chúng tôi cũng đang tiếp cận giống phương pháp của Tổng cục Thống kê, đó là đo lường kinh tế số với 2 vòng: kinh tế số lõi ICT và kinh tế số lan tỏa trong các ngành, lĩnh vực. Mong rằng, thời gian tới Tổng cục Thống kê và Bộ Thông tin và Truyền thông cùng thống nhất lại mã ngành về kinh tế số ICT. Bởi, hiện nay, Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương cũng mong muốn cung cấp cho họ danh mục mã ngành để họ quản lý đầu doanh nghiệp để thúc đẩy thời gian tới”, bà Bình cho hay.

Bà Bình mong muốn, nhóm nghiên cứu của Tổng cục Thống kê sớm hoàn thiện để công bố chính thức để các địa phương kịp thời báo cáo Chính phủ về số liệu chính thức.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương khẳng định, kết quả được Tổng cục Thống kê nghiên cứu và công bố về chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp tính đã được công nhận, đảm bảo tính so sánh quốc tế cũng như có xét đến sự phù hợp với tình hình chung của cả nước.

Tổng cục Thống kê cho biết, dự kiến kết quả tính toán chỉ tiêu giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP của Việt Nam sẽ được công bố chính thức vào ngày 29/12 tới.

Theo VietnamNet

Tin mới cập nhật

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Thương mại điện tử tại TP. Đà Nẵng năm 2024 ghi dấu ấm đậm nét khi các chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP làm quen và thực hành livestream bán hàng.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Nhằm gia tăng giá trị sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh, tỉnh Ninh Thuận hướng tới việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho các sản phẩm nông sản địa phương.
Lào Cai đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử

Lào Cai đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử

Phát triển chính quyền điện tử làm nền tảng hướng tới chính quyền số được tỉnh Lào Cai xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm hiện đại hóa nền hành chính…
Năm 2024, doanh thu ngành game đạt khoảng 12.500 tỷ đồng

Năm 2024, doanh thu ngành game đạt khoảng 12.500 tỷ đồng

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2024, doanh thu ngành game ước đạt khoảng 12.500 tỷ đồng.
Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử

Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử

Năm 2024, theo xếp hạng của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử.
Tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Theo đại biểu Quốc hội, để phát triển công nghiệp công nghệ số cần tháo gỡ 4 điểm nghẽn: Nhân lực; hạ tầng công nghệ; dữ liệu; phần mềm, AI...
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh song song để thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh song song để thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Thúc đẩy song song chuyển đổi số và chuyển đổi xanh sẽ giải quyết được 'bài toán' tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và giữ được mục tiêu bảo vệ môi trường.
Lễ hội công nghệ ngoài trời đầu tiên tại Việt Nam hút 12,5 triệu lượt theo dõi trực tuyến

Lễ hội công nghệ ngoài trời đầu tiên tại Việt Nam hút 12,5 triệu lượt theo dõi trực tuyến

Thủ Đức Innovation Fest 2024 - Lễ hội công nghệ ngoài trời đầu tiên tại Việt Nam thu hút hơn 115.000 lượt tham gia và hơn 12,5 triệu lượt theo dõi trực tuyến.
Chuyển đổi số để ngăn hành vi rao bán hàng thật nhưng nhận hàng giả

Chuyển đổi số để ngăn hành vi rao bán hàng thật nhưng nhận hàng giả

Hôm nay, tại TP. Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp, chuyên gia và nhà quản lý đã bàn luận về chuyển đổi số trong lĩnh vực chống hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hình thức mua sắm nào trong mùa lễ hội cuối năm?

Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hình thức mua sắm nào trong mùa lễ hội cuối năm?

Các sự kiện mua sắm trong mùa lễ hội cuối năm như: Ngày lễ độc thân, Black Friday đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

Tin khác

Công nghệ AI gia tăng cơ hội nghề nghiệp quốc tế cho sinh viên

Công nghệ AI gia tăng cơ hội nghề nghiệp quốc tế cho sinh viên

Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) vừa tổ chức sự kiện dành cho sinh viên với chủ đề “Ứng dụng Blockchain và AI: Chìa khóa thành công trong kỷ nguyên số”.
MasterTeck: Chìa khóa tối ưu nhân sự chất lượng cao ngành trí tuệ nhân tạo

MasterTeck: Chìa khóa tối ưu nhân sự chất lượng cao ngành trí tuệ nhân tạo

MasterTeck là nền tảng học trực tuyến mở (Massive Open Online Course - MOOC) đầu tiên về Blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.
Công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia theo TCVN ISO 9001:2015

Công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia theo TCVN ISO 9001:2015

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia vừa ban hành Quyết định về việc công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia theo TCVN ISO 9001:2015.

'Thay giáp’ doanh nghiệp thời đại số, tạo đà khai phá tiềm năng mới

Sáng nay, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo "Thay giáp" doanh nghiệp thời đại số với ERP: Tạo đà khai phá tiềm năng mới cùng nền tảng Low-code.
Tuyên truyền kỹ năng nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng

Tuyên truyền kỹ năng nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề nghị các cơ quan thuộc Bộ Công Thương tham gia tuyên truyền kỹ năng nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến.
Mục tiêu đến năm 2025, 100% cao tốc được quản lý, điều hành giao thông ITS

Mục tiêu đến năm 2025, 100% cao tốc được quản lý, điều hành giao thông ITS

Bộ Giao thông Vận tải đưa ra lộ trình hoàn thành hệ thống giao thông thông minh cho các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam với mục tiêu hoàn thiện đến 2025.
Đại biểu Quốc hội: Phải cấp phép cho thuốc bán online, đừng nên

Đại biểu Quốc hội: Phải cấp phép cho thuốc bán online, đừng nên 'không quản được thì cấm'

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, thuốc bán online phải được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, đừng nên theo kiểu "không quản được thì cấm".
Doanh nghiệp Việt chủ động ứng dụng hợp đồng điện tử trong thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt chủ động ứng dụng hợp đồng điện tử trong thương mại điện tử

Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ 1/7/2024 đã quy định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến hợp đồng điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử.
Nhận diện thách thức trong chuyển đổi ‘kép’ của doanh nghiệp

Nhận diện thách thức trong chuyển đổi ‘kép’ của doanh nghiệp

Dù đã đạt thành quả đáng kể trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, doanh nghiệp trong nước vẫn gặp vô vàn thách thức.
Đà Nẵng: Chậm chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ ‘đi lùi’

Đà Nẵng: Chậm chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ ‘đi lùi’

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã ứng dụng chuyển đổi số, chuyển dần sang quản trị số và điều hành sản xuất số để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Bộ Tài chính đã đề xuất quy định mới về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với những cá nhân và tổ chức còn nợ thuế.
Phiên bản di động