Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Australia đạt kỷ lục
Nâng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Anh lên gấp đôi Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Lào tiếp tục tăng |
Năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Australia đã có sự tăng trưởng đột phá, đạt kỷ lục mới 15,7 tỷ USD, tăng 26,91% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia ghi nhận sự cải thiện rõ rệt, đạt 5,55 tỷ USD, tăng 26,18% và nhập khẩu đạt 10,14 tỷ USD, tăng 27,31%.
![]() |
Dây chuyền sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN) |
Số liệu phân tích của Thương vụ Việt Nam tại Australia cho thấy nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng cao trong bối cảnh còn nhiều thách thức, như máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác tăng 62,1%; mặt hàng giày dép tăng 41,3%; dệt may tăng 26,3%; thủy sản tăng 37,3%; sắt thép các loại tăng 102,9%; túi xách ví, vali, ô dù tăng 24,8%; càphê tăng 62,53%; dây điện và dây cáp điện tăng 81,2%...
Ở chiều ngược lại, Australia tiếp tục là thị trường cung cấp nguyên nhiên vật liệu quan trọng, phục vụ sản xuất trong nước như than các loại, bông các loại, quặng và khoáng sản khác, lúa mỳ… Số lượng hàng hóa này chiếm khoảng 80% kim ngạnh nhập khẩu từ Australia, với tỉ trọng nhập khẩu đạt 30-70% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước, tùy mặt hàng.
Đánh giá về mối quan hệ thương mại giữa hai nước, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia Nguyễn Phú Hòa cho biết cơ cấu ngành hàng của Việt Nam và Australia có sự bổ trợ cho nhau, giúp hai nền kinh tế tăng cường lợi thế riêng thay vì cạnh tranh.
Xét về tổng thể, trong năm vừa qua, các mục tiêu thương mại song phương đã đạt được một cách nhanh chóng, theo chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai nước. Việt Nam lần đầu tiên trở thành là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Australia và Australia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, dư địa tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và Australia là rất lớn. Việc tận dụng các thuận lợi từ các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết (Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New Zealand - AANFTA; Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP; và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - RCEP) đã, đang và tiếp tục mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực mới.
Vào tháng 12/2021, Việt Nam và Australia đã ký kết Chiến lược tăng cường gắn kết kinh tế và ban hành Lộ trình Thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước trong giai đoạn đầu 2021-2025. Mục tiêu chung của chiến lược là đưa hai nước trở thành 10 đối tác thương mại hàng đầu của nhau và tăng gấp đôi đầu tư vào mỗi nước. Đây chính là tiền đề tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác.
Phát biểu tại sự kiện “Viet Nam-Australia Business connect," do Thương vụ Việt Nam tại Australia tổ chức, ông Graham Kinder, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Australia-Việt Nam, cho biết các doanh nghiệp Australia nhận thấy có rất nhiều cơ hội đầu tư trên tất cả các lĩnh vực tại Việt Nam, bao gồm từ thương mại đầu tư phát triển cho đến giáo dục, du lịch, giao thông vận tải… Những lĩnh vực này vốn là thế mạnh của Australia. Do đó, các doanh nghiệp Xứ Chuột túi luôn mong muốn có thể mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Hơn nữa, ông Kinder tin tưởng các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tận dụng những cơ hội hợp tác đầu tư trên tất cả các khu vực, bang và địa phương của Australia, để mở rộng hoạt động kinh doanh và đầu tư mà phía Việt Nam có ưu thế.
![]() |
Dây chuyền sản xuất giầy xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN) |
Trả lời phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, Tiến sỹ Chu Hoàng Long, Giảng viên Trường Đại học Quốc gia Australia (ANU), khuyến nghị để tận dụng tốt các cơ hội hợp tác, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Australia cần nhận diện rõ thế mạnh và lợi thế so sánh của mình; tìm hiểu kỹ hệ thống pháp luật, tập quán, quy chuẩn, tiêu chuẩn hàng hóa, dịch vụ; nâng cao kiến thức địa bàn và hiểu rõ năng lực của đối tác. Riêng đối với Việt Nam, cần phải tranh thủ sự hỗ trợ của Australia để cải tiến môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao năng lực, từ đó sẵn sàng và chủ động nhận chuyển giao công nghệ; nâng cấp các chuỗi giá trị cả về quản trị và kỹ thuật để nhanh chóng kết nối với các chuỗi giá trị của Australia và vươn ra chuỗi giá trị toàn cầu.
Trưởng Cơ quan Thương vụ Nguyễn Phú Hòa chia sẻ trong thời gian qua Thương vụ đã thực hiện nghiêm chính sách về quan hệ kinh tế với Australia của Chính phủ Việt Nam, triển khai tích cực các chỉ đạo của Bộ Công Thương và cơ quan đại diện Việt Nam tại Australia. Nhiều biện pháp cả xúc tiến quảng bá trực tiếp và trực tuyến đã được áp dụng, bao gồm triển khai nghiên cứu chính sách, thị trường để thúc đẩy xuất khẩu kịp thời, tổ chức hội chợ giới thiệu ngành hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, mở rộng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, nghiên cứu triển khai xây dựng thành công thương hiệu của nhiều mặt hàng Việt Nam tại Australia như sầu riêng Ri6, dừa, gạo, gừng đông lạnh, mít đông lạnh, đồ uống không cồn, đồ chơi, vật liệu xây dựng và các sản phẩm phục vụ ngành năng lượng…
Bước sang năm 2023, Thương vụ Việt Nam tại Australia đã lên kế hoạch tiếp tục triển khai nhiều chương trình xúc tiến theo kế hoạch hành động đề ra, liên quan tới các ngành hàng có kim ngạch lớn, thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Công Thương về mở rộng dư địa xuất nhập khẩu cho các ngành hàng của Việt Nam. Ngoài ra, lĩnh vực kinh tế số cũng sẽ được cơ quan Thương vụ chú trọng thúc đẩy, nhất là với nông sản. Đặc biệt, nhiều mặt hàng mới của Việt Nam cho thấy tiềm năng tăng trưởng tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương như hoa quả đông lạnh, bao gồm mít, chanh leo, sầu riêng và một số loại gia vị./.
Tin mới cập nhật

Xuất khẩu hành, tỏi tăng 360% nhưng chưa thoát cảnh “được mùa rớt giá”

Lào tạm ngừng nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam và một số nước

Tiếp tục nâng cấp Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại

Xuất khẩu cua ghẹ chưa phục hồi

Khai thác thị trường tiềm năng gia tăng dư địa xuất khẩu cà phê

Thị trường gần phục hồi, xuất khẩu chớp thời cơ

Tăng xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang thị trường Hàn Quốc: Cách nào hiệu quả?

Tiềm năng xuất khẩu vào thị trường các nước Hồi giáo

Hòa Bình xuất khẩu lô hàng mía tươi đầu tiên sang Hoa Kỳ

Không xem nhẹ xuất khẩu sang các nước ASEAN
Tin khác

Giá sụt giảm, cửa sáng nào cho tôm xuất khẩu?

Đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

Xuất khẩu rau quả vào thị trường tỷ dân: Kỳ vọng kim ngạch sẽ "bùng nổ"

Xuất khẩu hành, tỏi sang Trung Quốc tăng đột biến 19.935%

Xuất khẩu cà phê Việt hồi phục mạnh trong tháng 2/2023

Việt Nam là nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Tây Ban Nha

Xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI giảm hơn 9 tỷ USD

Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Chứng nhận Halal: Điều kiện cần cho thực phẩm Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia hồi giáo

Tận dụng CPTPP, xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng cao
Đọc nhiều

Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Cảnh báo giả mạo Tổng cục Thuế yêu cầu cập nhật Căn cước công dân

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển: Tìm giải pháp phát triển kinh tế miền Trung- Tây Nguyên

Các nhà nhập khẩu ôtô đề xuất áp dụng chung giảm 50% lệ phí trước bạ

Sản xuất và tiêu thụ thép giảm mạnh

“Thiên thời, địa lợi” với doanh nghiệp lúa gạo Việt Nam
