Kiên Giang: Ưu tiên nguồn kinh phí cho khuyến công
![]() |
Hoạt động khuyến công được triển khai toàn diện tại tỉnh Kiên Giang |
Triển khai toàn diện và hiệu quả
Đánh giá về hoạt động khuyến công thời gian qua, đại diện Sở Công Thương Kiên Giang cho rằng, các hoạt động khuyến công được triển khai toàn diện và hiệu quả. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công từ trung ương đến địa phương đã từng bước hoàn thiện đồng bộ; nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho hoạt động này ngày càng tăng.
Cụ thể, trong năm 2017, Kiên Giang thực hiện 08 đề án khuyến công về hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến với tổng kinh phí là 1.628,5 triệu đồng, trong đó: Hỗ trợ 3 đề án khuyến công quốc gia với tổng kinh phí là 600 triệu đồng; 5 đề án khuyến công địa phương với tổng kinh phí đã thực hiện 1.028,5 triệu đồng.
Tham mưu UBND tỉnh tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (SP CNNTTB) cấp tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2017, kết quả có 72/94 sản phẩm đạt SP CNNTTB năm 2017. Tham gia 4 cuộc Hội chợ thương mại triển lãm SP CNNTTB và Hội nghị kết nối cung-cầu ở các tỉnh Trà Vinh, Thừa Thiên Huế, Long An và TP. Hồ Chí Minh. Phát hành 1.000 tờ gấp thực hiện công tác tuyên truyền về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp năm 2017...
Với sự triển khai toàn diện và hiệu quả của khuyến công, số lượng cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Nhiều ngành nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) được khôi phục và phát triển, đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động…
Nhiều giải pháp cụ thể
Mặc dù đạt kết quả đáng khích lệ, song hoạt động khuyến công của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Để phát huy tính hiệu quả từ chương trình khuyến công mang lại, Sở Công Thương Kiên Giang đã xây dựng nhiều giải pháp cụ thể. Theo đó, tỉnh kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động khuyến công, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phát triển mạng lưới cộng tác viên khuyến công. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch khuyến công hàng năm đảm bảo đúng tiến độ, đạt chất lượng. Tăng cường nắm bắt tình hình hoạt động của các cơ sở, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết để có những giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời giúp doanh nghiệp (DN) củng cố và phát triển sản xuất…
Đại diện Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Kiên Giang cũng cho biết, Trung tâm sẽ tiếp tục triển khai sớm các chương trình đề án đã được phê duyệt hàng năm. Đa dạng hóa nội dung hỗ trợ, trong đó tập trung cho xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất; xây dựng và đăng ký thương hiệu đối với các sản phẩm CNNT... Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng khảo sát, tìm hiểu thị trường đầu ra cho sản phẩm, tạo sự đổi mới trong tư duy của các cơ sở CNNT, qua đó, định hướng, giới thiệu cho các DN tham gia đầu tư phù hợp với nhu cầu thị trường.
Tin mới cập nhật

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Khai mạc không gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Bắc tại thành phố Hà Giang

Kết nối giao thương giữa khu vực Đông Bắc với doanh nghiệp xuất khẩu

“Đòn bẩy” thúc đẩy công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh

Phó Chủ tịch Quảng Ninh: Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn là "đòn bẩy" quảng bá thương hiệu hiệu quả

Ông Cao Tường Huy: Ngành Công Thương giữ vai trò chủ lực, động lực phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc năm 2023: Tháo gỡ khó khăn, tạo đà tăng trưởng

Phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm làng nghề

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Còn nhiều băn khoăn
Tin khác

Lâm Đồng tăng giá trị cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Nam Định chủ trương không thu hút đầu tư dự án ngoài khu, cụm công nghiệp

Thái Bình đề xuất gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Khẳng định vị thế hàng Việt Nam qua các sản phẩm làng nghề

Địa phương gặp khó với chính sách về cụm công nghiệp

Đánh thức tiềm lực sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

Cần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghề

Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
