Kích cầu du lịch nội địa: Mũi nhọn để phục hồi kinh tế
Du lịch an toàn – trải nghiệm trọn vẹn
Hai mục tiêu cơ bản được tập trung thực hiện chương trình kích cầu du lịch là: Phục hồi hoạt động du lịch theo lộ trình từ thị trường nội tỉnh, nội vùng đến nội địa, góp phần từng bước phục hồi ngành du lịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; giới thiệu, quảng bá điểm đến, sản phẩm, trải nghiệm du lịch đa dạng, hấp dẫn, bảo đảm an toàn phòng chống dịch, khôi phục niềm tin của thị trường về du lịch nội địa an toàn, hấp dẫn.
![]() |
Hoạt động du lịch tại nhiều địa phương đang "ấm" dần |
Để chương trình triển khai hiệu quả, Tổng cục Du lịch đề nghị các địa phương, doanh nghiệp (DN) tập trung các biện pháp thúc đẩy du lịch nội địa gắn với an toàn dịch bệnh, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp tới; đảm bảo an toàn dịch bệnh trong hoạt động du lịch trên địa bàn theo quy định; kết nối với các địa phương lân cận và địa phương khác trong nước để phát triển tuyến, điểm an toàn liên vùng.
Có phương án cụ thể hỗ trợ DN sớm đưa khách du lịch đến địa phương theo các chương trình tour trọn gói. Công khai chính sách kích cầu, thông tin, điều kiện đón khách du lịch đến địa phương để DN chủ động tổ chức các chương trình...
Đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, cần có kế hoạch và tiêu chí cụ thể đảm bảo an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 trong hoạt động kinh doanh; thực hiện đúng cam kết với du khách; tích cực xây dựng sản phẩm, dịch vụ mới và nâng cao tính chuyên nghiệp trong phục vụ du khách; sử dụng ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn và hệ thống đăng ký, khai báo an toàn Covid-19 của Tổng cục Du lịch để kết nối với hệ thống an toàn Covid quốc gia.
Riêng với Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hiệp hội du lịch các địa phương, cần có kế hoạch triển khai chương trình phục hồi du lịch nội địa; khuyến khích DN thành viên xây dựng chính sách kích cầu; phối hợp với các hãng hàng không, vận tải, bên cung ứng dịch vụ thành lập liên minh kích cầu du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm...
Ngay khi chương trình được phát động, nhiều địa phương đã ký hợp tác liên kết du lịch, điển hình như Hà Nội ký hợp tác với 11 tỉnh, thành phố (Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang) về xây dựng “hành lang an toàn cho du lịch”; Kiên Giang và Bình Định ký hợp tác phát triển du lịch trong điều kiện bình thường mới; ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh cũng đã tung ra hàng loạt sản phẩm du lịch mới cùng nhiều chương trình khuyến mãi dịp cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần... Đây được coi là bước chạy đà cho sự phục hồi của ngành du lịch trong năm 2022.
An toàn đến đâu mở cửa đến đó
Để từng bước vượt qua khó khăn, phục hồi ngành kinh tế quan trọng, nhiều địa phương trong cả nước đã triển khai các hoạt động du lịch nội địa an toàn và hấp dẫn. Điển hình tại Phú Thọ, ông Trần Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Phú Thọ - cho biết: Trước mắt, ngành du lịch tỉnh tổ chức 5 tour du lịch an toàn phục vụ khách du lịch theo các tuyến cố định, đảm bảo điều kiện phòng chống dịch Covid-19, kết nối khách du lịch tham quan Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thưởng thức hát Xoan, trải nghiệm làng nghề, nhà cổ tại TP. Việt Trì; trải nghiệm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thủy, trải nghiệm đồi chè Long Cốc, Mỹ Thuận, du lịch sinh thái cộng đồng Vườn Quốc gia Xuân Sơn tại huyện Tân Sơn.
Còn tại Ninh Bình, năm 2020 địa phương này đã được lựa chọn đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia, tuy nhiên, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Ninh Bình đã phải hoãn tổ chức và chuyển sang năm 2021. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội bị tạm ngừng, trong đó các hoạt động triển khai Năm Du lịch quốc gia 2021 cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chỉ có 3 trong tổng số 12 sự kiện chính do tỉnh Ninh Bình đăng cai và 2 trong số 4 sự kiện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được tổ chức thực hiện tại Ninh Bình.
Để khởi động lại du lịch, ngành du lịch Ninh Bình và các DN lữ hành, dịch vụ du lịch đang dần thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới. Trước mắt, thông qua các tour du lịch trực tuyến, Ninh Bình cung cấp cho du khách thêm nhiều thông tin bổ ích về các khu, điểm du lịch của tỉnh, để thời gian tới, khi dịch bệnh được kiểm soát, Ninh Bình sẽ là sự lựa chọn của đông đảo du khách.
Tỉnh Yên Bái cũng đang xây dựng kế hoạch đón khách dựa trên kết hợp giá trị thiên nhiên kỳ vĩ cùng văn hóa truyền thống đa sắc. Kỳ vọng vào sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh thời gian tới, bà Lê Thị Thanh Bình - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Yên Bái - cho biết, mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Yên Bái sẽ là xanh, bản sắc, hấp dẫn, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường.
Giới chuyên gia nhận định, việc các địa phương khởi động lại hoạt động du lịch có ý nghĩa quan trọng, nhất là đối với cộng đồng DN, nhằm từng bước vượt qua khó khăn, bắt nhịp lại trong điều kiện bình thường mới.
Đến thời điểm này, nhiều địa phương kiểm soát dịch tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, góp phần mở lại các hoạt động kinh tế, dịch vụ, trong đó có du lịch. |
Tin mới cập nhật

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

‘Địa đạo’: Một bộ phim, vạn bước chân về miền ký ức

Cơm tấm lọt top món ăn từ gạo ngon nhất châu Á

Du khách Việt ngày càng quan tâm tới du lịch bền vững

Làm gì để Chương trình kích cầu du lịch 2025 thành công?

Gần 4,6 triệu khách du lịch đến Hà Nội

Việt Nam làm gì để đón nhiều khách du lịch cao cấp?

Biến nhà ga thành những điểm đến hấp dẫn du khách

Cảnh báo lừa đảo đặt phòng khách sạn khi đi du lịch

Ai được miễn phí tham quan di tích phố cổ Hà Nội?
Tin khác

Lượng khách du lịch quốc tế tìm kiếm gia tăng: Du lịch Việt Nam tăng cơ hội về đích năm 2024

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Một số sản phẩm du lịch đêm đã tạo ấn tượng với du khách

Du lịch nội địa lo “ế khách” dịp lễ 30/4 - 1/5

Trải nghiệm xe đạp công cộng ở Hà Nội: Cần lưu ý gì?

Những phương tiện giao thông có thể lựa chọn để trải nghiệm dịp nghỉ lễ 2/9

Từ 2/8, hành khách dùng tài khoản VneID làm thủ tục đi máy bay nội địa

Tháng đầu tiên năm 2023 cả nước đón hơn 1 triệu khách quốc tế

Lượt tìm kiếm điểm đến Việt Nam tăng từng ngày

Nâng thời hạn thị thực điện tử lên 90 ngày: “Cú hích” thu hút khách quốc tế

Du lịch Quảng Ninh tích cực chuyển đổi "xanh," phục hồi mạnh mẽ
Đọc nhiều

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?
