Linh hoạt, sáng tạo chuyển đổi sản xuất để vượt khó

Số liệu thống kê Vinatex cho thấy, tổng kim ngạch XK hàng dệt may Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 11,7 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu hàng dệt may quý I tăng 5,67% Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may

Ngoài thị trường Nhật Bản tiếp tục duy trì mức tăng trưởng hơn 6%, các thị trường khác đều giảm mạnh như thị trường Mỹ và Trung Quốc giảm hơn 30%, EU giảm 12%, Hàn Quốc giảm 5%,...

Để vượt khó, các doanh nghiệp đang nỗ lực, tích cực tìm kiếm đơn hàng, đa dạng hóa mặt hàng, sản phẩm cũng như đẩy mạnh thực hành tiết kiệm nhằm bảo đảm hiệu quả sản xuất và giữ chân người lao động.

Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định.
Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định.

Đa dạng thị trường, mặt hàng

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), Trương Văn Cẩm cho biết, ngành dệt may cũng như các ngành nghề khác hiện đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn trước biến động của nền kinh tế thế giới khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, lượng hàng tồn kho tăng cao. Thông thường mọi năm, các doanh nghiệp đã có đủ đơn hàng đến hết tháng 8, tháng 9, thậm chí đến hết năm nhưng hiện tại đang phải "ăn đong" từng tháng, nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận cảnh "vơ bèo vạt tép" những đơn hàng không mong muốn với mức giá thấp nhằm bảo đảm công ăn việc làm, tiền lương cho người lao động.

"Khi thị trường chưa có dấu hiệu khởi sắc, doanh nghiệp cần đẩy mạnh phát triển thị trường ngách, nhận làm những đơn hàng có giá trị chuyên biệt cũng như thực hiện tiết kiệm, cắt giảm đến mức thấp nhất các khoản chi phí nhằm sớm vượt qua giai đoạn khó khăn" - ông Cẩm nhấn mạnh.

Tổng Giám đốc Tổng công ty Việt Thắng, Nguyễn Quang Minh cho biết thêm, trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường, đơn vị đã phải linh hoạt chuyển đổi sản xuất, đa dạng hóa khách hàng, mặt hàng, tập trung vào khâu thế mạnh nhằm duy trì việc làm cho người lao động, ổn định sản xuất. Trong đó, muốn duy trì được sản xuất cần phải thay đổi sáng tạo linh hoạt để tạo sự khác biệt, cố gắng duy trì khách hàng cũ, tìm kiếm các khách hàng mới trong và ngoài nước thông qua các kênh khác nhau. Đồng thời, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp cụ thể như tự động hóa các khâu sản xuất chính, cân đối dây chuyền một cách hợp lý, tính toán mặt hàng sản xuất tối ưu, triệt để nhằm tiết kiệm nguyên liệu từ bông xơ, vật tư, phụ tùng và năng lượng. Ngoài ra, đơn vị sẽ tăng cường đầu tư vào khâu sản xuất vải thành phẩm, ổn định chất lượng khâu in nhuộm và hoàn tất để nâng cao hiệu quả, gia tăng lợi nhuận và giải quyết việc làm cho người lao động. Để phát triển doanh số và mở rộng thị trường, tổng công ty sẽ tăng cường nhân lực cho bộ phận kinh doanh thị trường; áp dụng các hình thức khuyến khích như thưởng doanh thu, tăng cường khâu tiếp thị bán hàng qua các kênh khác nhau, bao gồm các kênh truyền thống và các kênh bán hàng online như: Amazon, Alibaba, trên mạng xã hội như Zalo, Facebook, YouTube,…

Tương tự, Tổng Giám đốc Tổng công ty May Hưng Yên, Phạm Thị Phương Hoa cho biết, năm 2022, đơn vị cũng gặp nhiều khó khăn khi các đơn hàng có dấu hiệu "đảo chiều" và thu hẹp. Nếu như trước đây thế mạnh của tổng công ty là sản xuất các mặt hàng dệt thoi, các sản phẩm thời trang nữ cao cấp, quy mô nhỏ, nhưng trước khó khăn, đơn vị đã phải đầu tư thêm máy móc, dây chuyền để sản xuất các mặt hàng dệt kim có giá rẻ hơn nhưng quy mô đơn hàng lớn nhằm duy trì sản xuất. Với tình hình khó đoán định của năm 2023, chắc chắn tổng công ty vẫn phải tiếp tục đa dạng hóa mặt hàng, khách hàng, chấp nhận sản xuất các đơn hàng nhỏ nhưng yêu cầu kỹ thuật cao để duy trì sản xuất thông qua đầu tư chiều sâu vào máy móc và thiết bị. Đồng thời, xây dựng các phong trào sáng kiến, sáng tạo nhằm nâng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Tận dụng tốt các cơ hội

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu cho biết, các doanh nghiệp hiện đang đối diện với nhiều khó khăn do thiếu đơn hàng, đơn giá thấp với mức giảm 20-50% so với năm 2022. Theo dự báo, tình trạng thiếu đơn hàng, đơn hàng nhỏ lẻ, số lượng ít, đơn giá thấp sẽ kéo dài đến hết quý III. Do đó, doanh nghiệp phải tối ưu hóa hoạt động sản xuất, tập trung vào nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, bám sát khách hàng, bám sát thị trường để có các chính sách linh hoạt, kịp thời nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh hàng hóa.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex, Lê Tiến Trường khẳng định, các tổ chức uy tín chưa có một dự báo nào về thời điểm phục hồi mạnh của thị trường dệt may thời trang. Tổng tồn kho hàng dệt may sau khi giảm vào tháng 1 và tháng 2 đã tăng trở lại trong tháng 3, tháng 4 vừa qua. Tồn kho cao, đơn hàng phải đặt nhỏ, nhanh dẫn tới xu thế dịch chuyển đặt hàng về gần thị trường tiêu thụ để linh hoạt hơn trong giao hàng dù chi phí sản xuất có thể cao hơn. Điều này khiến nhu cầu đặt hàng của khu vực Mỹ, châu Âu từ châu Á cũng suy giảm.

Ông Trường cũng cho biết, xét trên lợi thế cạnh tranh tương đối, Việt Nam đang có nhiều hạn chế hơn các quốc gia xuất khẩu khác. Trước hết là đồng tiền Việt Nam đang mạnh lên trong quý I vừa qua, trong khi các quốc gia xuất khẩu dệt may duy trì đồng nội tệ rẻ để kích thích xuất khẩu, kể cả Trung Quốc với tỷ giá 6,91 CNY/USD so với năm 2018, năm 2019 ở mức 6,3-6,5 CNY/USD. Lãi suất khoản vay tại Việt Nam cũng dao động cao hơn mức tại các quốc gia này từ 5-7%/năm. Tăng giá điện 3% từ ngày 4/5, tăng lương cơ sở của khu vực công lên 1,8 triệu đồng/tháng cũng gây thêm áp lực chi phí lên doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tập trung cho thị trường ngách với đơn hàng nhỏ, khó, thay đổi liên tục cũng như đa dạng hóa khách hàng, không phụ thuộc vào một vài khách hàng truyền thống. Đồng thời, tiết kiệm triệt để mọi chi phí vận hành, chưa thực hiện mở rộng quy mô, tập trung vào đầu tư chiều sâu trong tự động hóa, số hóa với khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh trong vòng hai, ba năm.

Vinatex và các doanh nghiệp thành viên sẽ tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển vị trí trong chuỗi cung ứng hiện có cũng như tìm kiếm, gia nhập các chuỗi cung ứng mới.

Kiên định mục tiêu xây dựng Vinatex là một điểm đến cung ứng giải pháp trọn gói, bắt đầu từ dệt kim nhưng linh hoạt trong xác định mục tiêu phù hợp diễn biến thị trường, bao gồm cả lựa chọn thêm các sản phẩm đặc biệt để phát triển giải pháp trọn gói; thực hiện đầy đủ, không trì hoãn các cam kết liên quan đến bảo vệ môi trường, thực hiện chuẩn mực quản lý theo hướng kinh tế tuần hoàn mà các tổ chức, các thương hiệu lớn đã đặt ra cho toàn bộ thành viên trong chuỗi cung ứng.

Tập đoàn đẩy mạnh nghiên cứu, phân tích, cập nhật thị trường và đối thủ để có giải pháp sản xuất, kinh doanh linh hoạt, tận dụng tốt các cơ hội mang lại, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã và đang tham gia.

Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vitas Trương Văn Cẩm, bên cạnh khó khăn về đơn hàng, đơn giá giảm mạnh, doanh nghiệp dệt may cũng chịu áp lực rất lớn về tài chính như lãi vay cao, áp lực trả nợ vay và lãi vay,... Nhiều doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn dự trữ hoặc sa thải nhân công, giảm giờ làm, sản xuất cầm chừng để duy trì lực lượng lao động. Do đó, Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ về tài chính, giảm lãi suất vay, cơ cấu lại thời gian trả nợ,... để giúp các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, chuyển đổi xanh nhằm đáp ứng các yêu cầu thị trường.

nhandan.vn

Tin mới cập nhật

Áp lực từ nhiều yếu tố, đà giảm giá hồ tiêu còn tiếp diễn?

Áp lực từ nhiều yếu tố, đà giảm giá hồ tiêu còn tiếp diễn?

Thị trường hồ tiêu toàn cầu đang trải qua những biến động phức tạp, với giá cả chịu tác động mạnh mẽ từ nhiều yếu tố.
Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Co.opmart Huế nhiều chương trình khuyến mãi chia sẻ chi tiêu cùng khách hàng

Co.opmart Huế nhiều chương trình khuyến mãi chia sẻ chi tiêu cùng khách hàng

Cùng với hệ thống siêu thị Co.opmart trên toàn quốc, Co.opmart Huế (Thừa Thiên Huế) thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi chia sẻ chi tiêu cùng khách hàng.
Placod – Mục tiêu điều tiết thị trường nông sản của nhà sáng lập

Placod – Mục tiêu điều tiết thị trường nông sản của nhà sáng lập

Ông Nguyễn Tuấn Vinh, CEO Công ty TNHH Công nghệ Placod chia sẻ về những dự định trong thời gian tới để kết nối người nông dân với các đối tác tiêu thụ sản phẩm
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo thị trường hàng hoá huyện miền núi A Lưới những tháng cuối  năm

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo thị trường hàng hoá huyện miền núi A Lưới những tháng cuối năm

Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế kiểm tra, kiểm soát thị trường, ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng lậu, kém chất lượng... đối với các hộ buôn bán.
Đà giảm của giá hồ tiêu còn tiếp diễn thời gian tới?

Đà giảm của giá hồ tiêu còn tiếp diễn thời gian tới?

Trong tuần qua, thị trường tiếp tục ghi nhận đà giảm giá hồ tiêu, trong khi đó, cà phê lại trở thành tâm điểm thu hút dòng vốn của các nhà đầu tư.
Yếu tố nào tác động đến hồ tiêu Việt trước thềm vụ thu hoạch mới?

Yếu tố nào tác động đến hồ tiêu Việt trước thềm vụ thu hoạch mới?

Thị trường hồ tiêu dự kiến sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều biến động trước thềm vụ thu hoạch sắp tới.
Đà giảm của cà phê còn kéo dài?

Đà giảm của cà phê còn kéo dài?

Đà giảm của giá cà phê vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi cả 2 sàn London và New York tiếp tục chìm trong sắc đỏ.
Ngư dân lao đao khi cá ngừ vằn rớt giá

Ngư dân lao đao khi cá ngừ vằn rớt giá

Cá ngừ vằn đang rớt giá liên tục, khiến ngư dân tại Khánh Hòa và một số tỉnh gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì đánh bắt.
Hồ tiêu Việt ‘hồi sinh’: Nông dân mạnh dạn đầu tư trồng mới

Hồ tiêu Việt ‘hồi sinh’: Nông dân mạnh dạn đầu tư trồng mới

Với nền giá cao hơn các năm cùng đánh giá về tín hiệu xuất khẩu vẫn được hỗ trợ giá, người trồng hồ tiêu có xu hướng trồng mới lại loại cây "vàng đen" này.

Tin khác

Tụt dốc liên tiếp trong 3 tuần, giá cà phê Robusta còn giảm thêm?

Tụt dốc liên tiếp trong 3 tuần, giá cà phê Robusta còn giảm thêm?

Trong ba tuần qua, giá cà phê Robusta đã giảm liên tục và có khả năng sẽ tiếp tục giảm sâu.
Đề xuất chưa áp dụng thuế tiêu thụ đối với nước giải khát có đường

Đề xuất chưa áp dụng thuế tiêu thụ đối với nước giải khát có đường

Đây là quan điểm của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương quanh dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt bổ sung nước giải khát có đường thuộc diện chịu thuế.
Áp lực từ nguồn cung hồ tiêu Indonesia, ‘vàng đen’ Việt giao dịch trầm lắng

Áp lực từ nguồn cung hồ tiêu Indonesia, ‘vàng đen’ Việt giao dịch trầm lắng

Thị trường hồ tiêu Việt đang đối mặt với thách thức bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn khác, đặc biệt là Indonesia.
Cà phê đặc sản đang giúp nhiều nhà vườn quy mô nhỏ vươn lên

Cà phê đặc sản đang giúp nhiều nhà vườn quy mô nhỏ vươn lên

Cà phê đặc sản đang giúp cho nhiều nhà vườn quy mô nhỏ vươn lên, đây cũng là một chương trình bổ sung cho thương hiệu cà phê Việt Nam.
Dòng vốn dần chuyển dịch sang cà phê khiến giá hồ tiêu nội địa liên tiếp giảm

Dòng vốn dần chuyển dịch sang cà phê khiến giá hồ tiêu nội địa liên tiếp giảm

Một trong những nguyên nhân chính khiến giá hồ tiêu giảm mạnh là do dòng tiền đang đổ dồn vào thị trường cà phê.
Tồn kho cà phê dự trữ giảm kỷ lục

Tồn kho cà phê dự trữ giảm kỷ lục

Trên thị trường, tồn kho đạt chuẩn trên sàn giảm khá sâu, ở mức thấp nhất 4 tháng qua nhưng giá ca phê 2 sàn chỉ hồi phục nhẹ do đồng USD đang lên cao.

'Cơn sốt' cà phê đã hạ nhiệt?

Những ngày này, cơn sốt cà phê đã hạ nhiệt mạnh, giới đầu cơ cũng "thở phào nhẹ nhõm".
Giá cà phê lại rơi khỏi mốc 5.000 USD/tấn

Giá cà phê lại rơi khỏi mốc 5.000 USD/tấn

Giá cà phê giảm mạnh đồng loạt trên cả 2 sàn London và New York, cà phê robusta lần thứ 2 trong tháng này rơi khỏi mốc 5.000 USD/tấn.
Nguồn cung hồ tiêu cạn dần, tâm lý trữ hàng vẫn cao

Nguồn cung hồ tiêu cạn dần, tâm lý trữ hàng vẫn cao

Thị trường hồ tiêu nội địa trầm lắng, giao dịch thấp trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, tâm lý trữ hàng của nông dân vẫn rất cao.
Giá tiêu biến động liên tục giữa nỗi lo thiếu nguồn cung

Giá tiêu biến động liên tục giữa nỗi lo thiếu nguồn cung

Theo dự kiến, vụ thu hoạch hạt tiêu năm 2025 của Việt Nam gần như toàn bộ vào tháng 2/2025, khiến nguồn cung hồ tiêu ngày càng khó khăn.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động