Nâng “chất” cho hàng dệt may xuất khẩu
7 tháng đầu năm ngành dệt may xuất khẩu đạt 11,48 tỷ USD
Theo số liệu từ Bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm, ngành dệt may xuất khẩu đạt kim ngạch 11,48 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2013. Như vậy, sau 2 năm bị “chiếm ngôi”, dệt may đã trở lại vị trí dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm ngành công nghiệp chế biến.
Tuy nhiên, bà Đặng Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: Cho dù có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng giá trị gia tăng của ngành khá khiêm tốn. Nguyên do là ngành phải nhập quá nhiều nguyên phụ liệu cho sản xuất khi chỉ chủ động được 1% nhu cầu bông, 20,2% nhu cầu vải. Riêng với nguyên liệu sợi, ngành dệt may có năng lực sản xuất 6 triệu cọc sợi mỗi năm nhưng do chất lượng không đạt yêu cầu nên chỉ 30% sản lượng sợi được sử dụng cho sản xuất.
Ngành dệt may Việt Nam cũng tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu một cách bị động, sản xuất gia công là chủ yếu, thiếu đội ngũ thiết kế mẫu mã sản phẩm. Bản thân các doanh nghiệp sản xuất hàng gia công cũng rất thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường.…
Có thể thấy, ngành dệt may Việt Nam đang tồn tại một khoảng cách lớn giữa giá trị xuất khẩu và giá trị gia tăng. Dưới áp lực của các hiệp định thương mại sắp được ký kết, ngành đang nỗ lực tìm mọi cách phát triển nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước, thay đổi phương thức sản xuất, đây cũng chính là giải pháp nâng “chất” cho sản phẩm dệt may xuất khẩu .
Theo bà Đặng Phương Dung, ngành sản xuất nguyên phụ liệu dệt may đang hút một lượng vốn đầu tư khổng lồ từ các công ty, tập đoàn lớn trong lĩnh vực dệt may thế giới như: Jiangyin Zhenxin (Trung Quốc), Texhong (Hong Kong), Kyung Bang (Hàn Quốc).…
Không kém cạnh về quy mô và tốc độ đầu tư, các doanh nghiệp trong nước cũng đang dốc vốn cho các dự án phát triển nguồn cung nguyên phụ liệu. Riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam từ đầu năm tới nay đã triển khai 32 dự án, bao gồm: 9 dự án sợi, 11 dự án dệt nhuộm, 12 dự án may. Năng lực của tập đoàn theo đó cũng tăng thêm 600 tấn sợi/tháng, 400 tấn vải dệt nhuộm/tháng và 2 triệu sản phẩm may/tháng.
Cùng với đó, cộng đồng doanh nghiệp ngành dệt may cũng đang nỗ lực đổi mới phương thức sản xuất, hướng dần tới những phương thức sản xuất hiện đại hơn, mang lại giá trị gia tăng cao hơn.
Cho rằng doanh nghiệp trong ngành thuận lợi trong việc chuyển sang các phương thức sản xuất cao hơn, ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhận định: Trên cơ sở nhiều năm làm hàng gia công, doanh nghiệp đã tích lũy được kinh nghiệm trong sản xuất, quản lý, xây dựng được đội ngũ lao động có chất lượng đáp ứng được đơn hàng khó…, tạo nền tảng tốt cho các doanh nghiệp chuyển sang sản xuất hàng FOB (cung ứng thêm nguyên liệu), ODM (từ thiết kế gốc phát triển thành sản phẩm).
Ông Hoàng Vệ Dũng cũng khuyến cáo: Việc tiến tới các phương thức sản xuất cao hơn nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm Việt Nam sắp ký hàng loạt các hiệp định thương mại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần lượng sức và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn nhân lực. Với các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cần lưu ý nghiên cứu thị trường, sản xuất theo nhu cầu./.
Bùi Việt
Tin mới cập nhật

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, Hoa Kỳ chiếm hơn nửa thị phần

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo
Tin khác

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Infographic | Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Brazil đạt 1,44 tỷ USD

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Ninh Bình gia tăng hiệu quả xúc tiến thương mại
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
