Khánh Hòa: Tìm giải pháp nâng cao các chỉ số năng lực cạnh tranh
Khánh Hòa đẩy mạnh tuyên truyền ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động thương mại Khánh Hòa có tân Phó Giám đốc Sở Công Thương từ 01/7/2023 |
Chỉ số PCI của tỉnh Khánh Hòa cao nhất trong 10 năm qua
Ngày 30/6, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị phân tích, đánh giá các chỉ số: Cải cách hành chính (PAR-INDEX); hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS); năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2022 và bàn giải pháp tiếp tục cải thiện các chỉ số đánh giá tỉnh.
![]() |
Trong năm 2022, kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh Khánh Hòa đạt 86,19/100 điểm, tương ứng Chỉ số CCHC đạt 86,19% (tăng 1,08% so với năm 2021, tăng liên tục trong 4 năm qua), cao hơn 1,4% chỉ số trung bình chung của các tỉnh, thành phố, xếp hạng 25/63 (tăng 23 bậc so với năm 2021).
Các lĩnh vực có chuyển biến tích cực, 3/7 lĩnh vực có kết quả chỉ số tăng so với năm 2021, trong đó cải cách tài chính công xếp hạng 6/63 tỉnh, thành phố; cải cách thể chế từ vị trí thứ 57 năm 2021 vươn lên 10/63 tỉnh, thành năm 2022; cải cách chế độ công vụ từ vị trí thứ 49 năm 2021 vươn lên 20/63 tỉnh, thành phố năm 2022…
Bên cạnh đó, một số lĩnh vực vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra như: Cải cách thủ tục hành chính (xếp 53/63 tỉnh, thành phố, giảm 7,71%), xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số (chỉ số đạt 77,4%, xếp thứ 28/63 tỉnh, thành phố, giảm 16.24%). Kết quả mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với việc cung cấp dịch vụ hành chính công năm 2022 còn thấp, chưa đạt so với kỳ vọng (chỉ số dưới 80%, xếp hạng 53/63 tỉnh, thành phố).
Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022, tỉnh Khánh Hòa đạt 67,74 điểm (cao nhất trong vòng 10 năm qua), xếp thứ 16/63 tỉnh, thành, tăng 28 bậc so với năm 2021 (44/63), lọt vào top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất trong PCI 2022.
So với các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, tỉnh Khánh Hòa có điểm số PCI xếp thứ 2 sau Đà Nẵng. So với các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, tỉnh Khánh Hòa xếp thứ 3 sau Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Từ năm 2012 đến nay, đây là năm tỉnh Khánh Hòa có điểm số PCI cao nhất, đồng thời là năm có thứ hạng và điểm số cao nhất trong vòng 10 năm qua (năm 2014, tỉnh Khánh Hòa cũng đứng thứ 16/63 nhưng chỉ đạt 59,78 điểm).
Trong 10 chỉ số thành phần PCI 2022, tỉnh Khánh Hòa có đến 8 chỉ số tăng điểm so với năm 2021 (trong đó có 3 chỉ số mặc dù tăng điểm nhưng vẫn thấp hơn điểm trung vị cả nước) và 2 chỉ số giảm điểm so với năm 2021.
Tìm giải pháp nâng cao các chỉ số đánh giá
Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Hữu Hoàng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Kết luận số 91-KL/TU ngày 18/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và Chương trình hành động số 12823/CTr-UBND ngày 23/12/2022 của UBND tỉnh triển khai Kết luận số 91-KL/TU, đặc biệt trong việc đề cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tính năng động, tiên phong; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác CCHC.
![]() |
Ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa |
Đồng thời, tổ chức rà soát kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả; hoàn thành phân bổ vốn đầu tư công năm 2023 và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2023, thu hút hiệu quả các dự án đầu tư trọng điểm theo Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 55 của Quốc hội; nhanh chóng kiện toàn nhân sự, bộ máy Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp để xây dựng, triển khai kế hoạch hoạt động.
Cùng với đó, cần quyết liệt rà soát, kiểm tra, đề xuất cắt bỏ, đơn giản hóa thủ tục hành chính; tiếp tục tham mưu giảm lệ phí, phí dịch vụ công trực tuyến; triển khai hiệu quả Kế hoạch sắp xếp đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, kế hoạch chuyển đổi số năm 2023; triển khai hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp tục phối hợp làm tốt công tác truyền thông chính sách, chủ trương cải cách hành chính của Trung ương, địa phương; đưa Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh vào hoạt động.
Tin mới cập nhật

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

TP. Hồ Chí Minh: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu quý I/2025

Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh

Cảng Mỹ Thuỷ: Đẩy nhanh tiến độ thu hút nhà đầu tư

Tái hiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng công nghệ màn led

Gần 4,6 triệu khách du lịch đến Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh: 6 lãnh đạo công an cấp phòng xin nghỉ hưu
Tin khác

Hà Nội: Hạn chế xe 16 chỗ vào phố cổ từ 1/3

Thành phố Huế đảm bảo cung ứng nguồn điện

Thành phố Huế: Vốn khuyến công ‘đòn bẩy' công nghiệp nông thôn

Bình Dương: Phát triển dịch vụ logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp xem xét công tác nhân sự

Quảng Nam, Quảng Ngãi đẩy nhanh xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thành phố Huế: Hợp tác, đào tạo nhân lực từ Nhật Bản

Bắc Kạn đảm bảo khu vực dịch vụ tăng trưởng 9,6%

Quảng Bình: Phấn đấu tháng 9/2025 xoá 100% nhà tạm, dột nát

Sóc Trăng chỉ đạo khẩn về giải ngân vốn đầu tư công
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi
