Đại án “Chuyến bay giải cứu”:
Kê biên, phong tỏa nhà lầu, xe sang và sổ tiết kiệm triệu đô của hai cựu quan chức Cục Lãnh sự
Sáng 18/7, phiên tòa xét xử vụ "chuyến bay giải cứu" tiếp tục phần tranh tụng, các bị cáo và luật sư được quyền trình bày quan điểm bào chữa. Trước đó, Viện Kiểm sát (VKS) đã thống kê lại số tiền các bị cáo nộp để khắc phục hậu quả.
Theo thống kê, 54 bị cáo trong vụ án đến nay đã nộp tiền khắc phục hậu quả khoảng 120 tỉ đồng và 1,5 triệu USD. Trong đó, riêng nhóm bị cáo nhận hối lộ đã nộp lại khoảng 80 tỉ đồng. Người nhận hối lộ nhiều nhất trong vụ án này là Phạm Trung Kiên với 253 lần, nhận tổng số tiền 42,6 tỉ đồng.
Khi vụ án bị khởi tố, để che giấu hành vi phạm tội của mình, Kiên đã chuyển khoản trả lại cho các doanh nghiệp hơn 12 tỉ đồng nhưng lại nhờ họ khai báo với cơ quan chức năng đây là tiền vay mượn cá nhân.
Số tiền Kiên hưởng lợi được xác định là hơn 30 tỉ đồng. VKS cho hay gia đình bị cáo đã nộp lại số tiền 15 tỉ đồng để khắc phục hậu quả, hiện còn phải truy thu nộp ngân sách nhà nước số tiền hơn 15 tỉ đồng.
![]() |
VKS cho biết đã kê biên, phong tỏa nhà lầu, xe sang và sổ tiết kiệm triệu đô của hai cựu quan chức Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao. |
Người nộp lại số tiền nhiều nhất trong nhóm tội này là bị cáo Vũ Anh Tuấn (Phó phòng Tham mưu, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an). Ông Tuấn bị cáo buộc nhận hối lộ tổng số hơn 27 tỉ đồng, hưởng lợi 22,8 tỉ đồng.
Khi vụ án bị khởi tố, Tuấn đã trả lại cho một số doanh nghiệp khoảng 3,1 tỉ nên số tiền bị cáo còn chiếm hưởng là 19,6 tỉ đồng. Quá trình điều tra, xét xử, Tuấn cùng gia đình đã nộp cho cơ quan điều tra 20 tỉ đồng. Ông Tuấn bị đề nghị mức án 19-20 năm tù.
Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị cáo buộc nhận hối lộ 21,5 tỉ đồng, gia đình bị cáo đã nộp 16 tỉ đồng. Ông Dũng bị đề nghị mức án 12-13 năm tù.
Trong nhóm bị cáo nhận hối lộ, nhiều người đã nộp lại toàn bộ số tiền hưởng lợi để khắc phục hậu quả, gồm: Nguyễn Quang Linh (cựu Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ) nộp hơn 4,4 tỉ đồng; Trần Văn Dự (cựu Cục phó Cục Xuất nhập cảnh) nộp hơn 3,1 tỉ đồng; Chử Xuân Dũng (cựu Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội) nộp hơn 2 tỉ đồng…
Cũng nhóm tội này, bị cáo nộp lại số tiền ít nhất là Đỗ Hoàng Tùng (cựu Cục phó Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao). Ông Tùng bị cáo buộc nhận hối lộ 12,2 tỉ đồng và đến nay mới nộp 200 triệu đồng. Ông Tùng bị đề nghị 9-10 năm tù.
Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan bị cáo buộc nhận hối lộ số tiền 25 tỉ đồng, đến nay mới nộp 900 triệu đồng. Bà Lan bị đề nghị 18-19 năm tù.
Nhóm bị cáo liên quan kế hoạch chạy án hơn 2 triệu USD, cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn đã nộp 1,5 triệu USD để khắc phục hậu quả. Ngoài ra, khi khám xét nhà cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội, cơ quan điều tra tạm giữ 210.000 USD và 146 lượng vàng. VKS nghị tiếp tục tạm giữ số tài sản này và phong tỏa 1 tỉ đồng trong tài khoản của ông Tuấn để đảm bảo thi hành án.
Riêng bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng thuộc Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an) đến nay chưa nộp khoản tiền nào. Ông Hưng bị cáo buộc lừa đảo chạy án, chiếm đoạt số tiền 18,8 tỉ đồng. Tuy nhiên quá trình điều tra và xét xử tại phiên tòa ông Hưng một mực kêu oan, khẳng định không chiếm đoạt số tiền này.
Đối với nhóm bị cáo nhận hối lộ chưa nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả, VKS cho rằng cần tiếp tục truy thu, tiếp tục phong tỏa tài sản đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
Bên cạnh đó, VKS đề nghị tiếp tục truy thu 24,1 tỉ đồng nhận hối lộ của cựu Cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan. Tiếp tục kê biên 2 căn hộ chung cư cao cấp, một chiếc Lexus đứng tên bà Lan.
VKS cũng phong tỏa gần 20 tỉ đồng và 366.000 USD trong các sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng của Đỗ Hoàng Tùng. Hai căn chung cư của gia đình cựu cục phó bị đề nghị dừng mua bán chuyển nhượng.
Tin mới cập nhật

Hà Nội: Gian nan tìm hạn sử dụng thực phẩm trong siêu thị

Bộ Công an cảnh báo chiêu thức lừa đảo từ phạt nguội

Truy vết pháo hoa dởm, phát hiện cửa hàng Z121 làm ăn gian dối

Bà Rịa-Vũng Tàu: Công ty Bảo Châu bị cưỡng chế thuế

Hà Nam: Cưỡng chế thuế Công ty may mặc Ngân Anh 1

Gỡ nút thắt về xử lý đường nhập lậu bị tịch thu

Bạc Liêu: Nợ thuế của Công ty Bảo Toàn ‘phình to’

Tiếp tục xác minh việc ghép giàn pháo tại cửa hàng Z121

Chiêu dụ dỗ đầu tư tiền ảo khiến 200 người sập bẫy

Bách hóa Xanh phản hồi về thông tin mua giá đỗ ngâm hóa chất ở Đắk Lắk
Tin khác

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh Lan Quý kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Hà Nội: Cảnh sát mật phục bắt giữ tàu hút cát trái phép lúc rạng sáng

Quảng Nam: Bãi đỗ xe chợ mới Đông Phú bị 'xẻ thịt' thành ki ốt bán hàng

Bắc Kạn: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty cổ phần xây dựng Dương Tiến

Lào Cai: Thu hồi giấy chứng nhận làng nghề nấu rượu thôn Bản Kim

54 người ở Quảng Ninh trình báo bị lừa đảo hơn 250 tỷ đồng

Yên Bái: Truy vết xử lý hàng hóa kém chất lượng trên nền tảng thương mại điện tử

Lạng Sơn: Trong tháng 11 kiểm tra, xử lý 448 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt Công ty Chế biến thủy sản Út Xi hơn 157 triệu đồng

Videc Group vừa bị phạt và truy thu thuế hàng chục tỷ đồng có tiềm lực ra sao?
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi
