Hoàn thiện cơ chế, chính sách để ngành than thực hiện vai trò trụ cột an ninh năng lượng quốc gia

Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Ninh mới đây đã có cuộc làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về phát triển an ninh năng lượng.
Nghị quyết 55-NQ/TW: Đột phá trong phát triển năng lượng Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: Xây dựng nền tảng vững chắc

Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Ninh mới đây đã có cuộc làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Thay mặt lãnh đạo Tập đoàn TKV, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đặng Thanh Hải đã báo cáo, trong giai đoạn 2016-2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn, bất ổn do tình hình thế giới và khu vực, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn vẫn đạt được những kết quả tích cực. Tổng sản lượng than nguyên khai khai thác đạt trên 216 triệu tấn, trung bình 36 triệu tấn/năm, bảo đảm việc làm cho trên 90.000 công nhân lao động (CNLĐ), trong đó có trên 80.000 CNLĐ tại Quảng Ninh, nộp ngân sách trên 79.000 tỷ đồng, hằng năm, TKV đóng góp từ 35-40% số thu nội địa của tỉnh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Ngô Hoàng Ngân phát biểu tại buổi làm việc
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Ngô Hoàng Ngân phát biểu tại buổi làm việc

Trong các năm 2020-2022, mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, TKV đã chủ động phòng chống dịch hiệu quả và duy trì sản xuất, hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD), đáp ứng than cho nền kinh tế, đóng góp quan trọng cho phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh và đất nước. Riêng năm 2022, TKV đóng góp ngân sách cho tỉnh Quảng Ninh gần 19.000 tỷ đồng, chiếm gần 50% thu nội địa của tỉnh, góp phần để tỉnh Quảng Ninh đạt tăng trưởng 2 con số 7 năm liên tục…

Cũng theo ông Hải, thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam và Quyết định số 403 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (QH403), TKV đã thực hiện 21/21 đề án thăm dò, 32/39 dự án đầu tư các mỏ mới. Đồng thời, nâng cấp các dự án sàng tuyển, cảng xuất, nhập khẩu than, hoàn thành các mục tiêu đề ra trong công tác bảo vệ môi trường…

Để ngành than phát triển bền vững, Tập đoàn đề nghị Đoàn ĐBQH tỉnh báo cáo, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương điều chỉnh quy định của pháp luật trong việc cấp phép thăm dò, khai thác, điều hành giá bán than và một số quy định khác. Xây dựng chính sách hỗ trợ ngành than trong việc đào tạo lao động, chuyển đổi sản xuất khi kết thúc khai thác một số mỏ…

Tại buổi làm việc, Đoàn ĐBQH tỉnh và các thành viên Đoàn giám sát đã trao đổi nhiều nội dung quan trọng về quy hoạch phát triển ngành than, những khó khăn vướng mắc trong sản xuất; chồng lấn các quy hoạch của TKV với quy hoạch của tỉnh; các vấn đề liên quan giữa sản xuất với nhập khẩu than, giá bán than; giải pháp về nguồn vốn, nhân lực, tăng năng lực sản xuất, đáp ứng than cho nền kinh tế; công tác quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên than; thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm; sử dụng đất đá thải mỏ sau khai thác; vấn đề nhà ở cho công nhân ngành than.

Ông Ngô Hoàng Ngân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh khẳng định, trong thời gian qua, Quảng Ninh và TKV đã triển khai công tác phối hợp một cách chặt chẽ, hiệu quả. Qua đó, bảo đảm ổn định hoạt động và phát triển SXKD đồng thời góp phần quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh. Ông Ngân nhấn mạnh, để ngành than có những bước phát triển bền vững trong giai đoạn tới, trên cơ sở QH 403 và quy hoạch của tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, cần xây dựng quy hoạch chi tiết từng khu vực khai thác than trên địa bàn tỉnh, xây dựng lộ trình, kế hoạch thăm dò, khai thác cụ thể và đề nghị TKV tiếp tục hoàn thiện báo cáo đối với Đoàn giám sát, trong đó cụ thể hóa các nội dung đề xuất, kiến nghị, nhất là việc sửa đổi các quy định pháp luật hiện nay.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của ngành than trong hoạt động SXKD, bảo vệ môi trường. Những kết quả này đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh cũng như cả nước, đặc biệt là trong vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, thu ngân sách, tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời nhấn mạnh, TKV có vai trò quan trọng đối với tỉnh Quảng Ninh và đất nước, ngành than là ngành chủ lực trong chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam. Do vậy, những bất cập, vướng mắc, mâu thuẫn trong sản xuất với phát triển KT-XH cần được giải quyết, hoàn thiện cơ chế, chính sách để ngành than phát triển, thực hiện vai trò trụ cột an ninh năng lượng Quốc gia.

Về định hướng phát triển trong giai đoạn tới, nhiệm vụ quan trọng nhất của Tập đoàn là phải tiếp tục giữ vị trí là một trong ba trụ cột an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh quốc tế đang có những diễn biến rất phức tạp, nhất là đối với việc cung ứng năng lượng. Trong công tác quy hoạch, Tập đoàn phải tiến hành thăm dò, xác định được toàn bộ trữ lượng than ở các tầng địa chất, từ đó xây dựng quy hoạch khai thác trên cơ sở bám sát quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương và quốc gia. Đồng thời, phù hợp với quy hoạch của các ngành khác, nhất là ngành điện, mục tiêu cuối cùng là vì sự phát triển chung của tỉnh, của đất nước, vì lợi ích của quốc gia.

Đối với các đề xuất, kiến nghị, Tập đoàn tiếp tục báo cáo cụ thể các nội dung liên quan, trên cơ sở đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh sẽ cùng các bộ, ngành nghiên cứu, đóng góp trực tiếp với Quốc hội, Chính phủ những vấn đề liên quan đến ngành than như công tác quy hoạch, điều hành giá bán than, cơ chế, chính sách hỗ trợ để ngành than xây dựng nhà ở cho công nhân, các giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản và xử lý, tận dụng đất đá thải mỏ, điều chỉnh các quy định pháp luật, chính sách để ngành than phát triển…

Theo Chinhphu.vn

Tin mới cập nhật

Số liệu kinh tế của Mỹ gây sức ép lên giá dầu thế giới

Số liệu kinh tế của Mỹ gây sức ép lên giá dầu thế giới

Dầu Brent ở mức cao nhất 6 tháng trong tuần này, giữ ở mức quanh 90 USD/thùng do leo thang căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông.
Giá dầu đảo chiều tăng mạnh do căng thẳng địa chính trị leo thang

Giá dầu đảo chiều tăng mạnh do căng thẳng địa chính trị leo thang

Giá dầu ghi nhận những biến động trái chiều liên tục trong ngày giao dịch 10/4, trước hàng loạt yếu tố quan trọng về cả cung cầu, vĩ mô và địa chính trị.
Giá dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá dầu bất ngờ quay đầu giảm

Đóng cửa ngày 9/4, giá dầu bất ngờ quay đầu giảm bất chấp các thông tin cho thấy nguy cơ nguồn cung siết chặt ngày càng lớn.
Giá dầu Brent lần đầu vượt mốc 90 USD/thùng

Giá dầu Brent lần đầu vượt mốc 90 USD/thùng

Giá dầu đã bất ngờ đảo chiều tăng vọt trở lại vào cuối phiên sau hàng loạt rủi ro địa chính trị.
Hai trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng dự kiến xây dựng ở đâu?

Hai trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng dự kiến xây dựng ở đâu?

Chính phủ đặt mục tiêu xây dựng 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng trong giai đoạn tới năm 2030.
Tăng trưởng Mỹ tích cực đẩy giá dầu trong bối cảnh nguồn cung hạn chế

Tăng trưởng Mỹ tích cực đẩy giá dầu trong bối cảnh nguồn cung hạn chế

Nhiều mặt hàng trong nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá, với giá dầu bật tăng mạnh mẽ lên mức cao nhất trong 5 tháng qua.
Áp lực tồn kho Mỹ gia tăng kéo giá dầu giảm nhẹ

Áp lực tồn kho Mỹ gia tăng kéo giá dầu giảm nhẹ

Giá dầu thế giới biến động giằng co trong phiên giao dịch ngày 27/3.
Áp lực tồn kho có thể kéo giá dầu suy yếu

Áp lực tồn kho có thể kéo giá dầu suy yếu

Giá dầu gặp áp lực ngay khi mở cửa phiên giao dịch ngày 27/3.
Giá dầu có thể tiếp tục tăng trước các rủi ro nguồn cung

Giá dầu có thể tiếp tục tăng trước các rủi ro nguồn cung

Trước các rủi ro nguồn cung nhiều khả năng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho giá dầu trong phiên hôm nay.
Căng thẳng địa chính trị tiếp diễn đẩy giá dầu phục hồi

Căng thẳng địa chính trị tiếp diễn đẩy giá dầu phục hồi

Thị trường dầu thô đón nhận lực mua tích cực trở lại trong bối cảnh rủi ro địa chính trị.

Tin khác

Giá dầu có thể sẽ phục hồi trước rủi ro nguồn cung

Giá dầu có thể sẽ phục hồi trước rủi ro nguồn cung

Giá dầu đang có xu hướng điều chỉnh giảm trở lại sau khi chạm cạnh trên của kênh tăng giá chính.
Tập đoàn SK hợp tác phát triển điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam

Tập đoàn SK hợp tác phát triển điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam

Công ty SK ecoplant đã ký với BCG Energy một thỏa thuận hợp tác phát triển điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam.
Giá dầu duy trì đà giảm trước sự tăng vọt của đồng USD

Giá dầu duy trì đà giảm trước sự tăng vọt của đồng USD

Kết thúc ngày giao dịch 21/3, giá dầu ghi nhận phiên giảm thứ hai liên tiếp trước sự tăng vọt của đồng USD.
Giá dầu có thể giảm về vùng 79,5 - 80 USD phiên hôm nay

Giá dầu có thể giảm về vùng 79,5 - 80 USD phiên hôm nay

Giá dầu phục hồi nhẹ trong phiên sáng khi thị trường vẫn đang đánh giá báo cáo tuần của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Giá dầu thu hẹp đà giảm về cuối phiên trước tín hiệu vĩ mô tích cực

Giá dầu thu hẹp đà giảm về cuối phiên trước tín hiệu vĩ mô tích cực

Kết thúc ngày giao dịch 20/3, giá dầu gặp sức ép khi áp lực bán chốt lời bắt đầu xuất hiện sau chuỗi tăng nóng nhiều phiên liên tiếp.
Ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam tầm nhìn đến 2045

Ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam tầm nhìn đến 2045

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Giá dầu có thể sẽ điều chỉnh giảm về vùng 80,8 - 81 USD

Giá dầu có thể sẽ điều chỉnh giảm về vùng 80,8 - 81 USD

Giá dầu gặp áp lực do hành động chốt lời của nhà đầu tư sau chuỗi nhiều phiên tăng nóng.
Rủi ro địa chính trị tiềm ẩn, giá dầu tăng phiên thứ hai liên tiếp

Rủi ro địa chính trị tiềm ẩn, giá dầu tăng phiên thứ hai liên tiếp

Giá dầu ghi nhận phiên tăng thứ hai liên tiếp lên mức cao nhất hơn 4 tháng.
Giá dầu có thể hạ nhiệt về 81 USD sau chuỗi nhiều phiên tăng nóng

Giá dầu có thể hạ nhiệt về 81 USD sau chuỗi nhiều phiên tăng nóng

Áp lực bán bắt đầu xuất hiện trên thị trường dầu trong phiên sáng khi tâm lý nhà đầu tư thận trọng trước triển vọng nguồn cung tích cực từ Mỹ và Nga.
Giá dầu tăng 2% trước mối lo ngại về rủi ro địa chính trị

Giá dầu tăng 2% trước mối lo ngại về rủi ro địa chính trị

Kết thúc ngày giao dịch đầu tuần 18/3, giá dầu tăng khoảng 2% lên mức cao nhất trong 4 tháng trước mối lo ngại về rủi ro địa chính trị.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng trong nước “cắm đầu” giảm, người mua tuần qua thua lỗ bao nhiêu?

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng trong nước “cắm đầu” giảm, người mua tuần qua thua lỗ bao nhiêu?

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng SJC kết thúc tuần giá tăng mạnh so với kết phiên tuần trước nhưng người mua vàng vẫn thu về khoản lỗ hơn 1 triệu đồng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024: Giá dầu thế giới trượt dốc, nguyên nhân vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024: Giá dầu thế giới trượt dốc, nguyên nhân vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt trượt dốc sau cuộc tấn công của Iran, với dầu WTI giảm 0,29%, dầu Brent giảm 0,02%.
Giá tiêu hôm nay 17/4/2024: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng mạnh trở lại

Giá tiêu hôm nay 17/4/2024: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng mạnh trở lại

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 17/4 thế nào?
Giá vàng chiều nay 12/4/2024: Vàng SJC lên đỉnh 85 triệu đồng/lượng cao chưa từng có trong lịch sử

Giá vàng chiều nay 12/4/2024: Vàng SJC lên đỉnh 85 triệu đồng/lượng cao chưa từng có trong lịch sử

Giá vàng chiều nay 12/4/2024: Vàng SJC tiến lên mức 85 triệu đồng/lượng, tăng cao chưa từng có trong lịch sử, vàng thế giới lại lập kỷ lục giá cao mới.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo tăng cao

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo tăng cao

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024, giá dầu thế giới vừa trải qua tuần giảm nhẹ xấp xỉ 1%, tuy nhiên, tuần này giá dầu được dự báo tăng cao.
Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC đầu tuần bất ngờ tăng như "vũ bão", lại lập đỉnh mới 85,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC đầu tuần bất ngờ tăng như "vũ bão", lại lập đỉnh mới 85,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC ngay đầu tuần tăng sốc hơn 2 triệu đồng mỗi lượng, lại thiết lập đỉnh cao mới trong lịch sử lên mức 85,4 triệu đồng/lượng
Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC “bốc hơi” cực mạnh hơn 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC “bốc hơi” cực mạnh hơn 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC đồng loạt giảm mạnh hơn 2 triệu đồng mỗi lượng, đưa giá trượt xuống quanh ngưỡng 83 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay 13/4/2024: Giá dầu thế giới giảm khoảng 1% tuần qua

Giá xăng dầu hôm nay 13/4/2024: Giá dầu thế giới giảm khoảng 1% tuần qua

Giá xăng dầu hôm nay 13/4/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức giảm hàng tuần, cụ thể, dầu Brent giảm 0,8%, dầu WTI giảm hơn 1%.
Vàng tăng “bốc đầu” áp lực lên tỷ giá, chứng khoán tuần tới ra sao?

Vàng tăng “bốc đầu” áp lực lên tỷ giá, chứng khoán tuần tới ra sao?

Chuyên gia chứng khoán dự báo các kịch bản thị trường chứng khoán tuần tới và đưa ra các khuyến nghị với nhà đầu tư.
Giá tiêu hôm nay 12/4/2024: Đồng loạt giảm, mức thấp nhất 89.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 12/4/2024: Đồng loạt giảm, mức thấp nhất 89.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 12/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 12/4 thế nào?
Phiên bản di động