Hiện trạng sử dụng “đất vàng” tại Khu đô thị mới Cầu Giấy của VDBank ra sao?

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDBank) hiện là chủ ô "đất vàng" A/D18 Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
PG Bank: Đổi tên không đổi vận, 3 tháng cuối năm 2023 lỗ gần 5 tỷ đồng Công trình sai phép tại "đất vàng" 152 Thụy Khuê chưa được xử lý dứt điểm, vì sao? TDS Việt Nam xin điều chỉnh quy hoạch “đất vàng" tại Khu đô thị mới Cổ Nhuế

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDBank) trong việc sử dụng đất tại ô đất A/D18 Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

“Xẻ” đất cho thuê

Theo kết luận, ngày 10/11/2022 và 26/6/2023 đoàn thanh tra liên ngành phối hợp với UBND phường Dịch Vọng kiểm tra hiện trạng ô đất A/D18 phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy do Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang quản lý, sử dụng. Tại thời điểm kiểm tra trên khu đất không có hoạt động xây dựng. Toàn bộ diện tích đất được VDBank xây dựng nhà khung sắt, mái tôn và chia thành nhiều gian để làm cơ sở kinh doanh, sửa chữa ô tô.

Cụ thể, khoảng 100 m2 đất xây dựng nhà khung sắt mái tôn 2 tầng do VDBank sử dụng. Diện tích khoảng 6.700 m2 đất xây dựng: 15 cửa hàng kinh doanh ô tô, 1 xưởng sửa chữa ô tô và 1 cơ sở rửa xe. Một số đơn vị thuê mặt bằng trên đất của VDBank gồm: Công ty TNHH công nghệ ô tô An Nguyên (diện tích 350 m2), Công ty Cổ phần đầu tư Đình Khang (diện tích 4.000 m2), Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư công nghiệp Mitsu-Việt Nam, sau đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư ZTA (diện tích 200 m2), Công ty THNH Vạn Thịnh Lộc (diện tích 300 m2).

Cập nhật thông tin mới nhất liên quan Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam hiện là đơn vị quản lý ô đất A/D18 phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. Ảnh trụ sở VDBank

Đoàn thanh tra đã yêu cầu VDBank chấm dứt ngay việc cho thuê mặt bằng và nhà xưởng tại khu đất. Ngày 4/7/2023, VDBank có văn bản khẳng định sẽ chấm dứt việc hợp tác kinh doanh tại khu đất trước ngày 30/7/2023.

Ngày 30/8/2023, đoàn thanh tra kiểm tra xác suất 5 cửa hàng, ghi nhận các cửa hàng bên trong không còn trưng bày ô tô, chủ đầu tư báo cáo đã dừng hoạt động kinh doanh từ 15/8/2023. Tuy nhiên, các tài sản vẫn còn tồn tại trên đất như nhà khung sắt, mái tôn, điều hòa, bàn, ghế... VDBank tiếp tục cam kết tháo dỡ, di chuyển toàn bộ các công trình cho thuê hoạt động kinh doanh ra khỏi khu đất trước ngày 15/9/2023.

Ngày 25/9/2023 đoàn thanh tra tiếp tục phối hợp với UBND phường Dịch Vọng kiểm tra hiện trạng khu đất. Thời điểm kiểm tra VDBank đã thực hiện tháo dỡ phần lớn mái của công trình nhà khung sắt mái tôn trên khu đất, đồngthời cam kết ngày 30/9/2023 sẽ tháo dỡ toàn bộ công trình trên đất.

Ngày 27/10/2023, đoàn thanh tra có văn bản về việc yêu cầu VDBank chấm dứt hoạt động cho thuê, di chuyển toàn bộ công trình ra khỏi phạm vi khu đất do nhà băng này đang quản lý, sử dụng tại lô đất A/D18 Khu đô thị mới Cầu Giấy. Đến ngày 22/12/2023, VDBank có văn bản cho biết đã chấm dứt hoạt động cho thuê, di chuyển công trình vi phạm ra khỏi ô đất A/D18.

UBND phường Dịch Vọng cũng có văn bản xác nhận tại thời điểm kiểm tra khu đất không còn hoạt động kinh doanh, các gian kiot đã tháo dỡ mái tôn, vách ngăn, toàn bộ phần biển quảng cáo đã được tháo dỡ. Tuy vậy, trong buổi làm việc với UBND phường Dịch Vọng, VDBank đề nghị được giữ lại phần cửa cuốn của các kiot để làm hàng rào bảo vệ khu đất.

Như vậy, quá trình sử dụng đất, VDBank đã cho các tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng làm cơ sở kinh doanh trên đất, là việc chuyển mục đích từ đất ở sang đất thương mại dịch vụ và việc cho thuê đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao đất, đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính và tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, không có quy định xử phạt đối với 2 hành vi trên, do đó không có căn cứ để thực hiện việc lập biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với VDBank.

Chậm đưa đất vào sử dụng

Vẫn theo kết luận thanh tra, kể từ ngày khu đất được bàn giao tại thực địa (ngày 10/2/2006) cho đơn vị trúng đấu giá quyền sử dụng đất (Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế Đầu tư sản xuất) xây dựng nhà ở chung cư cao tầng để bán đến thời điểm thanh tra là 209 tháng, VDBank (là đơn vị nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với mục đích xây dựng nhà ở để bán) chưa đưa đất vào sử dụng.

Việc chậm đầu tư xây dựng công trình của VDBank là hành vi không sử dụng đất đã được Nhà nước cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng, thuộc trường hợp gia hạn sử dụng đất 24 tháng theo quy định Luật Đất đai năm 2013.

Ngày 4/11/2011, Bộ Tài chính có văn bản về phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước của VDBank trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ô đất A/D18 Khu đô thị mới Cầu Giấy được thống nhất giữ lại tiếp tục quản lý, sử dụng làm trụ sở làm việc theo quy hoạch của Thành phố Hà Nội.

Ngày 31/12/2021, VDBank có văn bản báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt về phương án sắp xếp lại nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021, trong đó phương án đề xuất thay đổi đối với ô đất A/D18 Khu đô thị mới Cầu Giấy (chưa có tài sản trên đất) là bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất, do VDBank không còn nhu cầu sử dụng đất.

Tuy nhiên, ngày 14/7/2023 VDBank có văn bản đề xuất giữ lại ô đất A/D18 Khu đô thị mới Cầu Giấy làm trụ sở làm việc mới của hội sở chính, do trụ sở hội sở chính tại 25A Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội nằm trong hành lang bảo vệ tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, hình dạng khu đất còn lại có nhiều góc cạnh và đã xuống cấp.

Bộ Tài chính sau đó đề nghị VDBank khẩn trương thực hiện rà soát, hoàn thiện lại báo cáo về phương án sắp xếp cơ sở nhà đất theo đúng quy định của pháp luật.

Tháng 11/2023, VDBank tiếp tục có văn bản báo cáo Bộ Tài chính, trong đó đề xuất phương án giữ lại tiếp tục sử dụng làm trụ sở đối với ô đất A/D18.

Theo kết luận, trường hợp VDBank được tiếp tục quản lý, sử dụng khu đất trên để thực hiện dự án xây dựng nhà ở chung cư cao tầng để bán theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chậm đưa đất vào sử dụng, vi phạm điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai thuộc trường hợp phải thu hồi đất thì thực hiện theo quy định của Luật Đất đai.

Bên cạnh đó, theo Kế hoạch 160/KH-UBND ngày 8/6/2022 của UBND Thành phố Hà Nội, đối với ô đất A/D18 Khu đô thị mới Cầu Giấy (chưa có tài sản trên đất) của VDBank thuộc trường hợp phải sắp xếp lại cơ sở nhà đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, thuộc nhóm 2.8: “Nhóm Dự án khác: Bộ Tài chính sẽ xem xét phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với cơ sở nhà đất tại lô đất A/D18 Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/07/2021”.

Trách nhiệm chủ trì thực hiện nội dung này thuộc về Sở Tài chính Hà Nội. Do đó, việc sử dụng đất của VDBank tại lô đất A/D18 sẽ được xem xét, xử lý sau khi phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tại ô đất được Bộ Tài chính phê duyệt.

Từ đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo giao VDBank khẩn trương thực hiện kê khai báo cáo và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất đối với cơ sở nhà, đất tại ô đất A/D18 Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội gửi Bộ Tài chính xem xét, xử lý theo quy định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

Sở Tài chính Hà Nội căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao tham mưu UBND Thành phố có Văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị sớm có ý kiến về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tại lô đất A/D18 Khu đô thị mới Cầu Giấy của VDBank và việc xử lý đối với dự án theo quy định của Chính phủ.

UBND quận Cầu Giấy thực hiện chức năng quản lý Nhà nước tại địa phương, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất của chủ đầu tư. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm. Trường hợp vượt thẩm quyền phải kịp thời báo cáo, đề xuất UBND Thành phố Hà Nội xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Hòa Bình

Tin mới cập nhật

Người dân thấp thỏm với nỗi lo chi phí sử dụng đất tăng cao khi áp dụng bảng giá đất mới

Người dân thấp thỏm với nỗi lo chi phí sử dụng đất tăng cao khi áp dụng bảng giá đất mới

Theo chuyên gia, bảng giá đất mới có nguy cơ làm chi phí sử dụng đất của các dự án bất động sản tăng lên cao.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 7%, hỗ trợ bất động sản công nghiệp

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 7%, hỗ trợ bất động sản công nghiệp

Thời gian qua, Việt Nam ghi nhận một số điểm sáng về hoạt động đầu tư. Tăng trưởng FDI ổn định là động lực thúc đẩy ngành bất động sản công nghiệp.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ‘tan băng’, bước vào chu kỳ phát triển mới

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ‘tan băng’, bước vào chu kỳ phát triển mới

Các chuyên gia cho rằng ngành nghỉ dưỡng Việt Nam đang khôi phục mạnh mẽ, phần lớn các điểm đến ghi nhận sự cải thiện về nguồn cầu cũng như hoạt động kinh doanh
Thị trường bất động sản bán lẻ nhiều triển vọng từ nguồn cung mới

Thị trường bất động sản bán lẻ nhiều triển vọng từ nguồn cung mới

Trong thời gian tới, thị trường bất động sản bán lẻ hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển với nguồn cung mới ra thị trường.
Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 50%

Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 50%

Bộ Xây dựng đã công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo Quyết định 891/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ
Phát triển nhà ở, bất động sản theo hướng xanh, tiết kiệm năng lượng

Phát triển nhà ở, bất động sản theo hướng xanh, tiết kiệm năng lượng

Sáng 3/10, diễn ra Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024 với chủ đề 'Phát triển công trình xanh: Chuyển biến từ chính sách đến hành động'.
Kiểm soát

Kiểm soát 'chặt' thị trường bất động sản thông qua chính sách tín dụng

Tình trạng giá bất động sản tăng mạnh khiến Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đề xuất siết tín dụng để kiểm soát đầu cơ, đảm bảo ổn định thị trường.
Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

Dù sở hữu tổng tài sản gần 1.400 tỷ nhưng Filmore, chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng cuối năm 2023 chỉ có 1,5 tỷ. Tài sản liên quan dự án đã bị cầm cố.
TP.Hồ Chí Minh

TP.Hồ Chí Minh ''chốt'' sử dụng bảng giá đất cũ tính thuế cho 9.000 hồ sơ bị treo

UBND TP. Hồ Chí Minh đã chốt phương án chấp nhận tính thuế theo bảng giá đất cũ cho đến khi bảng giá đất mới (bảng giá điều chỉnh) được ban hành chính thức.
Hệ lụy tiềm ẩn từ việc đầu cơ, "ngáo" giá bất động sản tới nền kinh tế

Hệ lụy tiềm ẩn từ việc đầu cơ, "ngáo" giá bất động sản tới nền kinh tế

Theo chuyên gia, đầu cơ bất động sản đang tồn tại nhiều bất cập, có thể hình thành nguy cơ lạm phát, tác động xấu tới nền kinh tế.

Tin khác

Cấp bách cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ sau bão Yagi

Cấp bách cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ sau bão Yagi

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ để đảm bảo trong mùa mưa bão.
Thuế bất động sản: Công cụ hiệu quả để điều tiết thị trường

Thuế bất động sản: Công cụ hiệu quả để điều tiết thị trường

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, một trong những công cụ hiệu quả để bình ổn thị trường bất động sản là áp dụng chính sách thuế.
Lãi suất thả nổi tăng khiến người mua nhà lưỡng lự

Lãi suất thả nổi tăng khiến người mua nhà lưỡng lự

Lãi suất thả nổi ở mức cao vẫn là một rào cản đối với những người đang cân nhắc mua nhà, ngay cả khi lãi suất cho vay đã được điều chỉnh giảm.
Chuyên gia hiến kế giải pháp

Chuyên gia hiến kế giải pháp 'ghìm cương' giá bất động sản 'nhảy múa'

Trước tình trạng giá đất Hà Nội liên tục tăng cao bất thường, có dấu hiệu "sốt ảo", nhiều người lo ngại tình trạng "bong bóng" bất động sản tái diễn.
Thị trường bất động sản sắp "tan băng", dự đoán bắt sóng chu kỳ mới từ năm 2025?

Thị trường bất động sản sắp "tan băng", dự đoán bắt sóng chu kỳ mới từ năm 2025?

Theo chuyên gia, với sự trợ lực từ "hàng rào" pháp lý, thị trường bất động sản sẽ có sự phục hồi khởi sắc vào chu kỳ mới, bắt đầu từ năm 2025.
Hà Nội: Loạt dự án nghìn tỷ sắp bung hàng, “thiếu vắng” phân khúc giá dưới 50 triệu đồng/m2

Hà Nội: Loạt dự án nghìn tỷ sắp bung hàng, “thiếu vắng” phân khúc giá dưới 50 triệu đồng/m2

Dù nhiều dự án căn hộ nghìn tỷ sắp bung hàng ở Hà Nội nhưng phân khúc chung cư có mức giá dưới 50 triệu đồng/m2 ngày càng khan hiếm.
"Ông lớn" bất động sản Sông Đà - Thăng Long bị phạt 80 triệu đồng

"Ông lớn" bất động sản Sông Đà - Thăng Long bị phạt 80 triệu đồng

Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long, chủ đầu tư dự án tai tiếng Usilk City, bị UBND TP Hà Nội xử phạt 80 triệu đồng do vi phạm quy định phòng cháy, chữa cháy.
Bất động sản AZ bị phạt vì dính loạt vi phạm

Bất động sản AZ bị phạt vì dính loạt vi phạm

Ngày 17/8/2024, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Bất động sản AZ vì vi phạm hàng loạt quy định về phòng cháy, chữa cháy.
Công ty Ngân Thuận bị ngăn chặn tẩu tán tài sản: Được

Công ty Ngân Thuận bị ngăn chặn tẩu tán tài sản: Được 'mượn' Stella Mega City để cầm cố

Trước khi bị ngăn chặn tẩu tán tài sản, Công ty Ngân Thuận đã vay vốn tại VPBank bằng tài sản cầm cố là dự án Stella Mega City của Kita Invest.
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm vi phạm xây dựng tại Khu nhà ở Minh Tâm

Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm vi phạm xây dựng tại Khu nhà ở Minh Tâm

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu UBND quận Long Biên khẩn trương xử lý dứt điểm vi phạm xây dựng tại Khu nhà ở Minh Tâm.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Theo chuyên gia chứng khoán nhận định, sau những phiên lao dốc mạnh, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh bán đuổi giá thấp.
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt 6,58 tỷ USD.
Cà phê Robusta đang tiến đến mốc 5.000 USD/tấn

Cà phê Robusta đang tiến đến mốc 5.000 USD/tấn

Thị trường cà phê thế giới đang chứng kiến những diễn biến hết sức tích cực, đặc biệt là đối với loại cà phê Robusta.
Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Việc tuân thủ Quy định EUDR giúp cà phê Việt Nam thêm cơ hội được người tiêu dùng quốc tế tin tưởng hơn về chất lượng và tính bền vững.
Phiên bản di động