Hàng tỷ cổ phiếu bị hạn chế giao dịch: Vietnam Airlines lên tiếng
Cổ phiếu bị kiểm soát, Vietnam Airlines nói gì? Vì sao Quốc hội không thanh tra toàn diện Vietnam Airlines? Nở rộ trại hè hướng nghiệp hàng không: Hãng Vietnam Airlines nói gì? |
Từ ngày 12/7, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines chỉ được giao dịch phiên chiều do tiếp tục chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2022.
Thông tin đến Báo Công Thương liên quan đến sự việc trên, bà Kim Thị Thu Huyền, Thư ký - Phụ trách quản trị Vietnam Ailines, cho biết hãng đang tích cực triển khai các biện pháp để sớm đưa cổ phiếu HVN trở lại tình trạng giao dịch bình thường.
"Nhà đầu tư hiện vẫn có thể giao dịch cổ phiếu HVN trong phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận. Việc hạn chế giao dịch cổ phiếu không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines", bà Kim Thị Thu Huyền nhấn mạnh.
![]() |
Vietnam Airlines lên tiếng vụ cổ phiếu HVN bị hạn chế giao dịch |
Tuy vậy, nhằm sớm đưa cổ phiếu trở lại tình trạng giao dịch bình thường, hãng tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc toàn diện và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hãng cũng đang phối hợp chặt chẽ với công ty kiểm toán để sớm hoàn thành và thực hiện công bố thông tin.
Hiện tại, hoạt động khai thác của Vietnam Airlines diễn ra ổn định với gần 400 chuyến bay mỗi ngày và sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa trong giai đoạn cao điểm hè. Hãng đã chuẩn bị nguồn lực tốt nhất, gồm máy bay, phi công, tiếp viên và lực lượng mặt đất để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Quý I/2023, Vietnam Airlines đã đạt được những kết quả tích cực đáng chú ý khi doanh thu thuần hợp nhất vượt 23.494 tỷ đồng, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là mức cao nhất đạt được trong một quý từ khi dịch bệnh bùng phát. Với con số lãi trước thuế 19 tỷ đồng, Vietnam Airlines chính thức có lãi trở lại kể từ đầu năm 2020 – thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát và hàng loạt đường bay phải tạm dừng khai thác.
Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và biến động của thị trường nhưng đến cuối năm 2022, Vietnam Airlines đã khôi phục lại toàn bộ mạng bay nội địa và khai thác 70% số đường bay quốc tế so với trước đại dịch. Các chỉ tiêu sản lượng vận chuyển đều vượt 7 – 8% kế hoạch năm. Đến hết Quý I/2023, toàn bộ mạng bay quốc tế của hãng đã khôi phục gần như hoàn toàn so với giai đoạn trước đại dịch.
“Với tình hình thị trường phục hồi và nỗ lực quyết liệt nhằm tái cơ cấu toàn diện doanh nghiệp, Vietnam Airlines tự tin sẽ hoàn thành các mục tiêu trong kế hoạch phục hồi hậu đại dịch, từ đó nhanh chóng vượt qua mọi khó khăn, nâng cao năng lực tài chính và phát triển bền vững. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi để đảm bảo quyền lợi của các cổ đông – những người đã đồng hành, sát cánh cùng Vietnam Airlines trong suốt thời gian vừa qua”, bà Huyền nói.
Bên cạnh các giải pháp đẩy mạnh khai thác và tăng doanh thu, việc cắt giảm chi phí tiếp tục được Vietnam Airlines thực hiện triệt để. Tổng chi phí Vietnam Airlines đã cắt giảm được trong năm 2022 đạt hơn 7.200 tỷ đồng.
Kết quả này có được trước hết nhờ sự điều hành linh hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp theo thị trường, đẩy mạnh đàm phán giảm giá, tiết kiệm, cắt giảm chi phí với số tiền gần 4.300 tỷ đồng, trong đó số giảm chi phí thuê máy bay, sửa chữa bảo dưỡng chiếm khoảng 84%. Đặc biệt, việc đàm phán giãn, hoãn thanh toán với các đối tác đã giúp giảm đáng kể áp lực dòng tiền cho Vietnam Airlines.
Vietnam Airlines cũng đã chủ động kiến nghị các cơ quan nhà nước xem xét kéo dài các chính sách hỗ trợ ngành hàng không Việt Nam như giảm thuế bảo vệ môi trường…, thực hiện trích khấu hao máy bay và phân bổ chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy bay phù hợp với thực tế khai thác năm 2022.
"Cùng với nhiều tín hiệu phục hồi của thị trường, những giải pháp quyết liệt nêu trên đã mang lại kết quả khởi sắc cho Vietnam Airlines trong quý I, quý II năm 2023 cũng như tạo đà quan trọng cho hãng phục hồi trong các quý tiếp theo", bà Huyền cho hay.
Tin mới cập nhật

Hơn 194.023 tài khoản chứng khoán mới, cao nhất trong 8 tháng

Chứng khoán bứt phá nhờ hệ thống KRX đi vào vận hành

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc cấp phép sàn Forex?

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng
Tin khác

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp
