Hài hòa lợi ích khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu

Dù giải pháp ứng phó với áp thuế tối thiểu toàn cầu chưa thể sớm được đưa ra, thông điệp về đảm bảo hài hòa lợi ích NN và DN có thể sẽ khiến nhà đầu tư hài lòng
Việt Nam ứng phó với thuế tối thiểu toàn cầu: Cuộc chạy đua với thời gian Việt Nam cần chuẩn bị điều gì trước việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu?

Nỗi lo của nhà đầu tư

Chưa bao giờ, nỗi lo của các nhà đầu tư về vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu lại lớn như lúc này. Hoàn toàn là dễ hiểu, bởi chỉ còn 9 tháng nữa là tới thời điểm quan trọng: hàng loạt quốc gia sẽ áp dụng thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty có doanh thu hợp nhất toàn cầu từ 750 triệu Euro, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc - các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam.

Hài hòa lợi ích khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu
Khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam cần có các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới để tiếp tục thu hút dòng vốn FDI

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2023, cả ở phiên Kỹ thuật và phiên Cấp cao, các khuyến nghị đã được đưa ra. Nếu như EuroCham đề nghị Chính phủ Việt Nam nghiên cứu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến lợi ích của nhà đầu tư và môi trường kinh doanh Việt Nam, có giải pháp thiết thực, hiệu quả và kịp thời để đảm bảo đầu tư, bù đắp lợi ích cho doanh nghiệp trong trường hợp các ưu đãi thuế bị giảm hoặc mất đi tác dụng do tác động của thuế tối thiểu toàn cầu, thì AmCham thẳng thắn: “Các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam cũng như các tập đoàn Việt Nam có vốn đầu tư ra nước ngoài đang lo ngại về tác động của thuế tối thiểu toàn cầu”.

Ngay sau VBF, ngày 20/3, khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức cuộc tọa đàm về vấn đề này, lại tiếp tục có những tiếng nói đầy lo lắng.

“Nếu áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam sẽ phải nộp phần thuế được giảm (do được hưởng ưu đãi đầu tư - PV) về Hàn Quốc. Nếu như vậy, các nỗ lực mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư từ Hàn Quốc, sẽ bị vô hiệu hóa. Điều này sẽ tác động xấu đến năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư của Việt Nam”, ông Hong Sun, Chủ tịch KorCham, nói.

Trong khi đó, bà Đào Thị Thu Huyền, Phó tổng giám đốc Canon Việt Nam cho biết, Canon thuộc diện bị áp thuế tối thiểu toàn cầu. Một trong những lý do khiến Canon đầu tư sản xuất quy mô lớn tại Việt Nam chính là được hưởng ưu đãi thuế. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không có đối sách kịp thời đối với việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, thì rất có thể, Tập đoàn sẽ xem xét việc phân bổ sản xuất sang cứ điểm khác có lợi thế cạnh tranh khác.

Ví dụ được bà Huyền nhắc đến, là Thái Lan sẽ hỗ trợ tiền điện cho nhà đầu tư nếu áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. “Nếu Canon dịch chuyển sản xuất sang nước khác, không chỉ Canon Việt Nam bị ảnh hưởng, mà hơn 130 nhà sản xuất vệ tinh khác của Canon cũng bị ảnh hưởng”, bà Huyền nói.

Ông Kim Jin Seong, Phó tổng giám đốc Samsung Việt Nam, phụ trách Tài chính, cũng lo rằng, một khi thuế tối thiểu toàn cầu được thực thi, sẽ khiến năng lực cạnh tranh của Samsung ở Việt Nam giảm sút.

Có thể thấy, nếu các biện pháp ưu đãi đầu tư bị “vô hiệu hóa”, trong khi các quốc gia khác sẵn sàng có các biện pháp ưu đãi bổ sung, ví dụ bằng tiền, Việt Nam sẽ “hụt hơi” không chỉ trong cạnh tranh thu hút đầu tư mới, mà câu chuyện mở rộng đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí, nguy cơ dịch chuyển sản xuất sang nước khác không phải là không thể xảy ra.

Và cam kết của Việt Nam

Ông Đỗ Văn Sử, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng là người rất lo lắng, bởi khi thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng, các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ không còn đem lại lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong thu hút đầu tư.

35 năm qua, Việt Nam đã và đang sử dụng ưu đãi thuế như một đòn bẩy quan trọng để thu hút đầu tư. Hiện tại, mặc dù thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông của Việt Nam là 20%, cao hơn mức thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu. Nhưng thực tế, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang được hưởng ưu đãi với các mức thuế suất 10%, 15%, tùy lĩnh vực, ngành nghề, quy mô và địa bàn đầu tư.

Thậm chí, khi chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt được ban hành vào năm ngoái, mức thuế suất ưu đãi chỉ còn 5%; 7%; 9%. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được hưởng miễn, giảm thuế suất trong một thời gian nhất định.

“Khi thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng, tất cả những ưu đãi trước đây và hiện nay mà Việt Nam dành cho các doanh nghiệp, như miễn giảm thuế, thuế suất ưu đãi dưới 15% không còn tác dụng. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến chính sách, phương tiện, công cụ thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng nói như vậy.

Vấn đề quan trọng là, Việt Nam sẽ có phản ứng chính sách thế nào, bởi dù Việt Nam không thu thêm thuế, thì các doanh nghiệp thuộc diện chịu thuế tối thiểu toàn cầu vẫn phải nộp thuế bổ sung ở các nước khác?

Tại VBF, trước các kiến nghị chính sách của cộng đồng nhà đầu tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ Việt Nam đang bám sát thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm các nước để sớm có chính sách phù hợp về thuế tối thiểu toàn cầu, phấn đấu ban hành ngay trong năm nay, tạo cơ hội cho doanh nghiệp nước ngoài hoạt động thuận lợi, đóng góp nhiều hơn cho Việt Nam, nhưng không ảnh hưởng tới lợi ích của nhà đầu tư.

Thông điệp tương tự đã được Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh tại cuộc tọa đàm ngày 20/3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính mới đây đã “nhận lệnh” của Chính phủ về việc khẩn trương hoàn tất nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo tổng thể về cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2023. Trước đó, ngày 4/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ Công tác đặc biệt về nội dung này.

“Thời gian áp dụng đã rất gần, chúng ta phải hành động. Phải làm sao hài hòa lợi ích Nhà nước và doanh nghiệp, hỗ trợ nhà đầu tư hoạt động đầu tư, kinh doanh hiệu quả”, Thứ trưởng Nguyễn Bích Ngọc nói.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh sự thống nhất trong những đề xuất của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, đó là cần nghiên cứu nội luật hóa thuế tối thiểu toàn cầu để giành được quyền đánh thuế bổ sung, đồng thời ban hành các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới.

Thông điệp của Chính phủ, của các cơ quan quản lý nhà nước về việc “hài hòa lợi ích” có thể sẽ tạm an lòng nhà đầu tư. Tuy vậy, hành động nhanh, có giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả vẫn là yêu cầu cấp bách hiện nay.

“Sức nóng” của vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu cũng chính là lý do Bộ Kế hoạch và Đầu tư không chỉ mời các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, mà cả các công ty luật, công ty tư vấn đầu tư tới tham dự cuộc tọa đàm vào ngày 20/3, để “hiến kế” cho Việt Nam.

Kỳ vọng, với sự giúp sức này, Việt Nam sẽ sớm có biện pháp ứng phó, để vừa duy trì được sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài, vừa có thể được hưởng lợi từ việc thu thuế bổ sung, đồng thời vẫn hài hòa lợi ích cho các nhà đầu tư, khi thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng.

baodautu.vn

Tin mới cập nhật

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8 -7% trong cả năm 2024 với cơ cấu tăng trưởng sẽ đến từ các yếu tố nội tại.
Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Để mang lại hiệu quả thiết thực, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và lãng phí.
Giá điện tại Việt Nam: Những thách thức và giải pháp cấp bách để ổn định thị trường

Giá điện tại Việt Nam: Những thách thức và giải pháp cấp bách để ổn định thị trường

Ngành điện Việt Nam đang đối diện với nhiều vấn đề về giá thành, sản xuất và phân phối. Các cuộc thảo luận gần đây đã làm rõ thực trạng này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45

Sáng 8/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào.
Nếu không có bão số 3, tăng trưởng GDP quý III có thể vượt 7,4%

Nếu không có bão số 3, tăng trưởng GDP quý III có thể vượt 7,4%

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, nếu không có bão số 3 gây thiệt hại nghiêm trọng, tăng trưởng GDP quý III/2024 có thể vượt 7,4%.
6 nhiệm vụ cần tập trung để đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024

6 nhiệm vụ cần tập trung để đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024

Tăng trưởng GDP 9 tháng được đánh giá là mức tăng trưởng tích cực, song để đạt được mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024 cần tập trung 6 nhiệm vụ.
Môi trường kinh doanh Việt Nam đang có sự cải thiện liên tục

Môi trường kinh doanh Việt Nam đang có sự cải thiện liên tục

Môi trường kinh doanh của Việt Nam đang có sự cải thiện trong những năm gần đây, cùng với đó công tác hỗ trợ doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5

Sáng nay (25/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 lần thứ 5 - phiên toàn thể.
Bộ Xây dựng đề nghị thanh tra, xử lý đầu cơ, thổi giá bất động sản làm nhiễu thị trường

Bộ Xây dựng đề nghị thanh tra, xử lý đầu cơ, thổi giá bất động sản làm nhiễu thị trường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát biến động giá bất động sản.

Tin khác

Khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 3: Lan toả mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đồng lòng

Khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 3: Lan toả mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đồng lòng

Hoàn lưu bão số 3 đang gây ra những đợt lũ, sạt lở đất trên miền Bắc cũng là lúc cả hệ thống chính trị, người dân cả nước gồng sức giảm thiểu hậu quả bão lũ.
Tài chính xanh: Nên đóng vai trò dẫn dắt hay đi sau?

Tài chính xanh: Nên đóng vai trò dẫn dắt hay đi sau?

Làm rõ hơn vai trò của tài chính xanh là chủ đề Diễn đàn “Hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh: Thúc đẩy dòng vốn xanh”, tổ chức sáng nay 10/9.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tầm nhìn từ lịch sử tới tương lai

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tầm nhìn từ lịch sử tới tương lai

Đã 55 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về với thế giới người hiền, cũng là 55 năm cả nước thực hiện và làm theo Di chúc của Người.
79 năm Quốc khánh 2/9: Việt Nam tự hào bước vào kỷ nguyên mới

79 năm Quốc khánh 2/9: Việt Nam tự hào bước vào kỷ nguyên mới

79 năm từ mùa Thu 1945 là khoảng thời gian hào hùng nhất trong chiều dài lịch sử của đất nước để hiện thực khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc và phát triển.
4 yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm

4 yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm

6 tháng đầu năm, với mức tăng trưởng 6,42% nhiều dự báo cho rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 có thể đạt mức 7% dựa vào các yếu tố thuận lợi.
Nhiều “cửa sáng” để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 7%

Nhiều “cửa sáng” để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 7%

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, có nhiều “cửa sáng” để Việt Nam đạt được mức tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024.
Thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia: Điều chỉnh thể chế phát triển ngành lúa gạo

Thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia: Điều chỉnh thể chế phát triển ngành lúa gạo

Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa thống nhất cao việc đề xuất thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia.
Đừng để bất động sản công nghiệp thành “cô gái lỡ thì”

Đừng để bất động sản công nghiệp thành “cô gái lỡ thì”

Dòng vốn FDI vào ngành công nghiệp các tháng gần đây tuy có giảm nhẹ song điều này không hề làm giảm tính hấp dẫn của thị trường bất động sản công nghiệp.
Những thách thức pháp lý dai dẳng về môi trường đầu tư: Góc nhìn doanh nghiệp châu Âu

Những thách thức pháp lý dai dẳng về môi trường đầu tư: Góc nhìn doanh nghiệp châu Âu

Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) quý II năm 2024 vừa cung cấp thêm góc nhìn về môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Hà Giang: Tiếp tục sạt lở đất, kho chứa vật liệu xây dựng bị đè bẹp

Hà Giang: Tiếp tục sạt lở đất, kho chứa vật liệu xây dựng bị đè bẹp

Sáng nay, vụ sạt lở tại thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần (Hà Giang) khiến một kho hàng bị vùi lấp, gây ách tắc tỉnh lộ 178, rất may không có thiệt hại về người.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Bộ Tài chính đã đề xuất quy định mới về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với những cá nhân và tổ chức còn nợ thuế.
Phiên bản di động