Hà Tĩnh: Công nghiệp nông thôn đón sinh khí mới
109 đề án được triển khai
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Tĩnh, sau 5 năm triển khai Chương trình khuyến công (2016 - 2020), áp dụng SXSH trong công nghiệp đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả kinh tế và môi trường. Đặc biệt, làm thay đổi nhận thức của chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn tỉnh.
![]() |
Hội nghị tổng kết hoạt động khuyến công, sản xuất sạch hơn giai đoạn 2016-2020 |
Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai 109 đề án khuyến công với tổng kinh phí hỗ trợ là 23.292,2 triệu đồng. Trong đó, khuyến công quốc gia hỗ trợ thực hiện 10 đề án, tổng kinh phí 11.040 triệu đồng và khuyến công địa phương có 99 đề án với tổng kinh phí 12.252,2 triệu đồng.
Ngoài ra, với 5 đề án đào tạo về khởi sự doanh nghiệp, marketing, nhãn hiệu sản phẩm và phổ biến các chính sách về khuyến công, bình quân mỗi năm có 320 người được đào tạo với kinh phí thực hiện là 98 triệu đồng/năm. Hỗ trợ xây dựng 3 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất CN - TTCN từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia với tổng kinh phí 1.440 triệu đồng, bình quân 288 triệu đồng/năm.
Cùng với đó, tỉnh cũng tiến hành hỗ trợ chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ 53 đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất CN - TTCN với kinh phí thực hiện 9.170 triệu đồng, bình quân 1.834 triệu đồng/năm; với 3 đề án hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia với số tiền 600 triệu đồng và 50 đề án từ khuyến công địa phương với số tiền 8.570 triệu đồng.
Nhìn chung, các đề án khuyến công tại địa phương sau khi đi vào sản xuất, kinh doanh, cơ bản đã phát huy hiệu quả nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm công nghiệp; hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu.
Chú trọng sản xuất sạch hơn
Bên cạnh triển khai hiệu quả các đề án khuyến công, tỉnh cũng chú trọng thực kế hoạch áp dụng SXSH trong công nghiệp. Thông tin tại Hội nghị tổng kết hoạt động khuyến công, sản xuất sạch hơn giai đoạn 2016 - 2020 và kết nối cung cầu Hà Tĩnh năm 2020 vừa được tổ chức tại Hà Tĩnh, ông Lê Xuân Từ - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh - cho biết, tỉnh đã tổ chức 10 cuộc tập huấn về SXSH trong công nghiệp cho gần 2.000 người; phối hợp với đơn vị tư vấn, đánh giá nhanh SXSH trong công nghiệp tại 15 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn với tổng kinh phí 700 triệu đồng.
Bên cạnh đó, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh, giai đoạn 2016 -2020, tỉnh đã tổ chức 3 lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp, có 12 biên bản đã được ký kết, góp phần tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh đến các nhà phân phối, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Song song với đó, tỉnh xây dựng 5 điểm bán hàng Việt Nam ở nông thôn; hướng dẫn, hỗ trợ hơn 50 sản phẩm quảng bá trên sàn www.hatinhonline.vn; dacsan.hatinh.vn; xây dựng và bàn giao 15 website thương mại điện tử cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh...
Trong giai đoạn 2021 - 2025, để hoàn thành kế hoạch hành động áp dụng sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn, tỉnh Hà Tĩnh đặt một số mục tiêu xây dựng, áp dụng 20 - 30 mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; giảm 5 - 8% mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu của một số ngành sản xuất; trên 80% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững…
Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, để các hoạt động khuyến công được đa dạng, mang tính điển hình và có tính lan tỏa cao, thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh tiếp tục nghiên cứu, rà soát các nội dung liên quan, các đề án, kế hoạch về công tác khuyến công; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên nắm bắt thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục thực hiện việc kết nối giao thương, sớm hiện thực hóa các nội dung theo kế hoạch. Tiếp tục thúc đẩy phát triển CNNT theo cả chiều rộng và chiều sâu; tập trung hỗ trợ các ngành và sản phẩm công nghiệp ưu tiên làm nền tảng cho hiện đại hóa nông thôn.
Cùng với đó, tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, để hoạt động kết nối cung - cầu trở thành hoạt động thường xuyên và đạt kết quả thiết thực; doanh nghiệp, hợp tác xã, xây dựng vùng nguyên liệu thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển hệ thống phân phối một cách đồng bộ, tạo nguồn hàng ổn định cung cấp cho thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu.
Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Tĩnh định hướng hỗ trợ thành lập mới khoảng 20 - 30 doanh nghiệp công nghiệp; hỗ trợ trên 10 mô hình trình diễn kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới; tổ chức 3 cuộc bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh sử dụng kinh phí từ nguồn khuyến công địa phương; hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho khoảng 30 sản phẩm CNNT… |
Tin mới cập nhật

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Khai mạc không gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Bắc tại thành phố Hà Giang

Kết nối giao thương giữa khu vực Đông Bắc với doanh nghiệp xuất khẩu

“Đòn bẩy” thúc đẩy công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh

Phó Chủ tịch Quảng Ninh: Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn là "đòn bẩy" quảng bá thương hiệu hiệu quả

Ông Cao Tường Huy: Ngành Công Thương giữ vai trò chủ lực, động lực phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc năm 2023: Tháo gỡ khó khăn, tạo đà tăng trưởng

Phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm làng nghề

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Còn nhiều băn khoăn
Tin khác

Lâm Đồng tăng giá trị cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Nam Định chủ trương không thu hút đầu tư dự án ngoài khu, cụm công nghiệp

Thái Bình đề xuất gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Khẳng định vị thế hàng Việt Nam qua các sản phẩm làng nghề

Địa phương gặp khó với chính sách về cụm công nghiệp

Đánh thức tiềm lực sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

Cần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghề

Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
