Giảm tốc, xuất khẩu điện thoại vẫn có triển vọng đường dài

Năm 2022, xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng chưa đến 1% so với năm 2021 và dự báo sẽ tiếp tục gặp khó trong năm 2023 .
Kim ngạch xuất khẩu điện thoại tăng gần 10% Xuất khẩu điện thoại thu về hơn 52 tỷ USD

Năm 2022, xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng chưa đến 1% so với năm 2021 và dự báo sẽ tiếp tục gặp khó trong năm 2023 do tác động của tình trạng lạm phát tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng về trung và dài hạn, mặt hàng này vẫn là một trong những “đầu tàu” xuất khẩu.

Đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh

Điện thoại, linh kiện - ngành hàng xuất khẩu đứng top đầu trong danh mục 45 ngành hàng xuất khẩu của nước ta trong năm 2022 - đạt kim ngạch xuất khẩu 57,9 tỷ USD, chỉ tăng 0,8% so với năm 2021, theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan.

Trong đó, xuất sang Trung Quốc đạt 16,26 tỷ USD, tăng 7,1%; sang Mỹ đạt trị giá 11,88 tỷ USD, tăng 22,5%; sang EU đạt 6,7 tỷ USD, giảm 15,1%; sang Hàn Quốc đạt 5,05 tỷ USD, tăng 5,3%... so với năm 2021.

Hoạt động xuất khẩu điện thoại tăng chậm lại đã bộc lộ rõ hơn vào những tháng cuối năm 2022, khi đơn hàng xuất khẩu suy giảm mạnh, tác động từ suy giảm kinh tế và lạm phát tại nhiều thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản… Riêng tháng 12/2022, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,1 tỷ USD, giảm 31,4% so với tháng trước đó.

Báo cáo của Ngân hàng HSBC nhận định, sau hơn 2 năm thương mại bùng nổ, giai đoạn “chững lại” đã đến với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam kể từ quý IV/2022. Các đơn hàng toàn cầu giảm mạnh, ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu châu Á và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Trong số các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, bao gồm dệt may, giày dép, máy tính, đồ gỗ…, thì điện thoại có mức độ ảnh hưởng lớn nhất. Chiếm tỷ trọng ngày càng lớn (trên 17%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nên tăng trưởng của mặt hàng điện thoại và linh kiện ảnh hưởng khá lớn đến tăng trưởng xuất khẩu chung. Tuy nhiên, trên 95% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này thuộc khối doanh nghiệp FDI.

HSBC chỉ ra rằng, nguyên nhân suy giảm xuất khẩu tháng cuối năm 2022 đến từ lĩnh vực điện tử, vốn chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đơn hàng điện tử mới trên thế giới đã bắt đầu giảm mạnh từ nửa cuối năm 2022, ảnh hưởng đến lĩnh vực điện tử tiêu dùng nhiều hơn là sản phẩm công nghiệp.

Tác động xảy ra trên diện rộng tại 3 điểm đến xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.

Cầu yếu đã tác động ngay đến việc hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu của Samsung, nhà sản xuất, xuất khẩu điện thoại lớn nhất tại Việt Nam trong năm qua. Ông Park Hark Kyu, Tổng giám đốc phụ trách tài chính Samsung Electronics cho biết, giá trị xuất khẩu của Tập đoàn năm 2022 đạt 65 tỷ USD, hoàn thành 94% kế hoạch.

Thử thách năm 2023 và triển vọng trung - dài hạn

Xuất khẩu vẫn đang đón những “cơn gió ngược” trong tháng đầu năm 2023 và dự báo, lực cản đối với xuất khẩu ít nhất còn kéo dài hết quý II. Tháng 1/2023, kim ngạch xuất khẩu điện thoại đạt 4 tỷ USD, giảm 19,6% so với cùng kỳ.

Việt Nam đã bị ảnh hưởng không nhẹ khi thương mại toàn cầu chậm lại, lần đầu tiên chứng kiến xuất khẩu sụt giảm đáng kể so với 2 năm trở lại đây. Trong đó, sự sụt giảm bắt nguồn từ suy thoái kinh tế ở Mỹ, điểm đến xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là khu vực EU.

Dù giảm tốc, nhưng nhìn về trung và dài hạn, ngành sản xuất điện thoại, linh kiện vẫn là “đầu tàu” về xuất khẩu, bởi đến nay, lĩnh vực này đã hút một lượng vốn FDI khổng lồ vào sản xuất. Riêng Samsung đã có lượng vốn lũy kế tại Việt Nam đạt 18,2 tỷ USD. Samsung đang vận hành tổng cộng 6 nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM, một trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) tại Hà Nội và một pháp nhân bán hàng.

Những năm qua, ngành sản xuất điện tử, điện thoại có nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn dịch chuyển sang Việt Nam. Hàng loạt đối tác gia công lớn của Apple, LG như Foxconn, Luxshare, GoerTek, Compal đều có các nhà máy đặt tại Việt Nam hoặc dịch chuyển từ Trung Quốc sang, tạo ra năng lực sản xuất và cung ứng ngày càng lớn, đưa Việt Nam trở thành địa chỉ xuất khẩu quan trọng trong chuỗi sản xuất của ngành hàng này trên bản đồ toàn cầu.

Từ năm 2010 đến năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện tăng 9,2 lần, trở thành nhóm hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất và vị trí này được duy trì liên tục từ năm 2013 đến nay.

Khi Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất mới của thế giới, dòng vốn FDI hàng tỷ USD từ các tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu đổ về, cùng với mở cửa sâu rộng, hội nhập với thế giới thông qua hệ thống hiệp định thương mại tự do (FTA), giá trị xuất khẩu thu về từ các ngành sản xuất chủ lực từ điện thoại - linh kiện tăng lên sau mỗi năm.

Trong 2 năm 2021 - 2022, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19, nhưng nhóm hàng này vẫn đạt tốc độ tăng cao và ổn định vững chắc, giá trị xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, lần lượt đạt 57,5 và 57,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 17% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tại Diễn đàn CEO đón nhận làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng ngành điện tử Việt Nam tổ chức cuối năm 2022, các chuyên gia nhận định, đang có làn sóng chuyển dịch đầu tư mới và tái cơ cấu chuỗi giá trị ngành điện tử vào thị trường Việt Nam

Theo ông Phạm Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) đánh giá, sự phát triển của ngành điện tử Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu do thu hút được sự đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản… Với việc tham gia sâu rộng hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều công ty sản xuất sản phẩm điện và điện tử trên thế giới, từ đó kim ngạch xuất khẩu điện thoại, linh kiện sẽ tạo nên doanh thu kỷ lục trong những năm tới.

baodautu.vn

Tin mới cập nhật

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước biến động liên tục. Đồng USD cao và nhu cầu yếu tiếp tục làm giảm giá hồ tiêu trên toàn cầu.
Hà Nội tổ chức kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết, Lễ hội 2025

Hà Nội tổ chức kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết, Lễ hội 2025

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 335/KH-UBND về việc đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
Lý do giá cà phê Arabica tiếp tục tăng kỷ lục

Lý do giá cà phê Arabica tiếp tục tăng kỷ lục

Giá cà phê thế giới 2 sàn đảo chiều, đồng USD tăng cao đã kìm hãm đà tăng của cà phê Robusta, nhưng cà phê Arabica vẫn tăng vượt trội.
Bật tăng trở lại, giá hồ tiêu vượt mốc 140.000 đồng/kg

Bật tăng trở lại, giá hồ tiêu vượt mốc 140.000 đồng/kg

Giá hồ tiêu trong nước bất ngờ tăng mạnh, vượt mốc 140.000 đồng/kg, mở ra triển vọng tươi sáng cho ngành hồ tiêu Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp sẵn sàng hàng Tết theo nhu cầu thị trường

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp sẵn sàng hàng Tết theo nhu cầu thị trường

Đón đầu xu hướng mua sắm cuối năm, các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh đã chuẩn bị hàng hóa với số lượng lớn và cam kết giữ giá ổn định.
Cà phê Robusta ghi nhận phiên giảm thứ ba liên tiếp

Cà phê Robusta ghi nhận phiên giảm thứ ba liên tiếp

Cà phê Robusta mất thêm 80 USD/tấn, đây là phiên giảm thứ ba liên tiếp của Robusta khi một số nơi sản xuất trọng điểm của Việt Nam bước vào giai đoạn thu hoạch.
Hà Nội: Siết chặt quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây

Hà Nội: Siết chặt quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây

Hà Nội siết chặt quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn đảm bảo chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, đồng thời, xóa bỏ các điểm kinh doanh tự phát.
Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Việc tuân thủ Quy định EUDR giúp cà phê Việt Nam thêm cơ hội được người tiêu dùng quốc tế tin tưởng hơn về chất lượng và tính bền vững.
Hiệu quả trong phối hợp quản lý xăng dầu giữa Tổng cục Quản lý thị trường và Petrolimex

Hiệu quả trong phối hợp quản lý xăng dầu giữa Tổng cục Quản lý thị trường và Petrolimex

Tổng cục Quản lý thị trường và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã có nhiều hoạt động phối hợp trong công tác quản lý thị trường xăng dầu đem lại hiệu quả thiết thực.
Cà phê Robusta đang tiến đến mốc 5.000 USD/tấn

Cà phê Robusta đang tiến đến mốc 5.000 USD/tấn

Thị trường cà phê thế giới đang chứng kiến những diễn biến hết sức tích cực, đặc biệt là đối với loại cà phê Robusta.

Tin khác

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Hoạt động bán hàng đa cấp sẽ tiếp tục được Bộ Công Thương quản lý chặt chẽ, ngăn ngừa tối đa nguy cơ lợi dụng phương thức kinh doanh này để trục lợi bất chính.
Áp lực thiếu hụt nguồn cung khiến giá cà phê tăng mạnh

Áp lực thiếu hụt nguồn cung khiến giá cà phê tăng mạnh

Thị trường cà phê thế giới đang chứng kiến những biến động mạnh mẽ khi giá liên tục tăng trong những ngày qua.
Giá hồ tiêu biến động liên tục, rời khỏi mốc 140.000/kg

Giá hồ tiêu biến động liên tục, rời khỏi mốc 140.000/kg

Từ tháng 10/2024 tới nay, giá hồ tiêu có xu hướng giảm, thị trường trong nước tiếp tục rời mốc 140.000 đồng/kg.
Việt Nam có tỷ lệ mua sắm trực tuyến cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam có tỷ lệ mua sắm trực tuyến cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Cùng với sự phổ biến của các nền tảng thương mại điện tử, khảo sát cho rằng Việt Nam đang có tỷ lệ mua sắm trực tuyến cao nhất trong khu vực.
Lạng Sơn: Tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường dịp cuối năm

Lạng Sơn: Tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường dịp cuối năm

Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại tại tỉnh Lạng Sơn dịp cuối năm có xu hướng gia tăng. Lực lượng Quản lý thị trường quyết liệt ngăn chặn vấn nạn này...
Quảng Bình: Tăng cường chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm

Quảng Bình: Tăng cường chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm

Cục Quản lý thị trường Quảng Bình đã tăng cường triển khai thực hiện kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Theo chuyên gia chứng khoán nhận định, sau những phiên lao dốc mạnh, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh bán đuổi giá thấp.
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt 6,58 tỷ USD.
Phiên bản di động