Giảm nguy cơ ung thư đại tràng nhờ thứ nước trái cây có ở khắp Việt Nam
Trái cây nên ăn hay ép nước uống để tốt nhất cho sức khỏe?Có nên uống nước dừa mỗi ngày để giải khát không?Thời cơ cho xuất khẩu trái dừa |
Dừa là một trong những loại cây lấy dầu quan trọng của thế giới. Nói đến cây dừa người ta nghĩ ngay đến khái niệm cây của cuộc sống, cây của người nghèo và cây của 1001 công dụng vì ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường của nó. Quốc gia trồng dừa nhiều nhất là Indonesia với 3,8 triệu ha, kế đến là Philippines 3,2 triệu ha, tiếp đến là Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan.
Tại Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 200.000 ha trồng dừa; trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 88% diện tích dừa cả nước; các tỉnh có diện tích trồng dừa lớn lần lượt là Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang (theo Thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Dừa).
Hiện tại, Bến Tre và Tiền Giang là 2 địa phương có tổng diện tích cây dừa lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long với hơn 120.000 ha; trong đó có hơn 30% vườn dừa xiêm. Dừa là loại cây ăn quả có khả năng thích ứng với hạn mặn cao. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bến Tre, diện tích trồng cây dừa trên địa bàn tỉnh này hiện nay khoảng 79.075ha, tăng 1,35% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch trong tháng 1 khoảng 57,98 triệu trái, tăng 3,82% so cùng kỳ.
Theo một nghiên cứu mới đây, thứ nước trái cây phổ biến có rất nhiều ở Việt Nam này được cho là có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Cụ thể, chuyên trang sức khỏe Verywell Health cho biết nghiên cứu mới gần đây của các nhà Khoa học tại Khoa Tiêu hóa, Viện Khoa học Y tế toàn Ấn Độ thực hiện đã phát hiện được rằng, uống nước dừa mỗi ngày có thể giúp thuyên giảm chứng viêm loét đại tràng - đồng nghĩa với làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Nước dừa - thứ nước trái cây có khắp Việt Nam như "thần dược" với nhiều lợi ích. Ảnh minh họa. |
Nghiên cứu này có sự tham gia của 95 bệnh nhân trong độ tuổi từ 25 đến 48, đều viêm đại tràng mức độ từ nhẹ đến trung bình (mắc bênh trung bình 4 năm), được chia thành 2 nhóm: Một nhóm uống nước dừa mỗi ngày trong 8 tuần và nhóm thứ 2 uống giả dược. Cả hai nhóm tiếp tục sử dụng các loại thuốc điều trị viêm đại tràng thông thường và ăn uống như bình thường.
Sau thời gian thử nghiệm, kết quả cho thấy người tiêu thụ nước dừa tăng 25% tỷ lệ thuyên giảm chứng viêm đại tràng so với nhóm đối chứng. Ý nghĩa to lớn của phát hiện này đã cho thấy nước dừa có thể giúp thuyên giảm chứng viêm đại tràng đồng nghĩa với giảm nguy cơ ung thư đại tràng và các biến chứng của viêm đại tràng trong lâu dài.
Nước dừa có chứa cytokinin chống viêm. Thử nghiệm cho thấy nước dừa cũng có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hóa. Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng nước dừa còn có các peptide kháng khuẩn ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột. Việc mất cân bằng trong hệ vi sinh vật đường ruột có thể liên quan đến bệnh viêm đại tràng, do đó, nước dừa có lợi cho những người mắc chứng bệnh viêm đại tràng.
Bên cạnh lợi ích làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng, loại trái cây này còn được cho là “thần dược” với nhiều công dụng khác như giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Theo các nghiên cứu, nước dừa có thể giúp làm giảm cholesterol, chất béo trung tính, đặc biệt là lượng chất béo ở gan.
Nước dừa còn giúp cải thiện bệnh tiểu đường bởi trong mỗi cốc 240ml nước dừa chứa 3 gam chất xơ và 6 gam carb được cho phù hợp với kế hoạch ăn uống cho người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, loại nước này còn chứa hàm lượng lớn magiê, nó có thể làm tăng độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường.
Nước dừa giúp ngăn ngừa sỏi thận, điều này được giải thích là do nước dừa có tác dụng ngăn chặn các tinh thể kết dính gây sỏi tại thận và các bộ phận khác ở đường tiết niệu. Các tinh thể chủ yếu được hình thành từ canxi, oxalate và các hợp chất khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra nước dừa có tác dụng làm giảm sản xuất gốc tự do xảy ra để đáp ứng với nồng độ oxalate cao trong nước tiểu.
Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, dù nước dừa có nhiều công hiệu về mặt sức khỏe thế nhưng cũng không thể lạm dụng mà sử dụng loại nước này bừa bãi. Khi sử dụng nước dừa cần ghi nhớ các nguyên tắc sau: Nước dừa sau khi lấy ra khỏi quả sẽ mất dần vị ngon và chất dinh dưỡng. Vì vậy nên uống nước dừa sau khi lấy ra khỏi quả càng sớm càng tốt. Đối với bệnh nhân ung thư nói riêng thì không nên uống quá nhiều nước dừa trong một ngày và uống liên tục trong nhiều ngày vì có thể gây rối loạn chuyển hóa chất điện giải trong cơ thể, tụt huyết áp và tăng cân. Chỉ nên uống 1-2 trái dừa một ngày. Đi nắng về tuyệt đối không nên uống quá nhiều nước dừa dù nó có tính giải khát. Khi uống nước dừa khi đi nắng về hay sau khi làm công việc nặng dễ gặp “trúng gió” là các biểu hiện ớn lạnh, đầy bụng, sốt cao, chân tay rã rời. Vì vậy nếu giải khát bằng nước dừa phải nghỉ ngơi trước đó đã và không uống quá nhiều Theo sách đông y, nước dừa có tính chất hàn âm có tác dụng làm mát và giải nhiệt cho cơ thể. Những người bệnh có thể tạng âm thì không nên dùng nước dừa vì có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. |