Giám đốc VNDirect: Nhiều nhóm ngành đem lại cơ hội đầu tư tốt trong nửa cuối năm 2024
Đà hồi phục của VN-Index cởi bỏ phần nào áp lực tâm lý cho nhà đầu tư sau những gì đã mất trong phiên 5/8. Không còn cảnh đua lệnh bán tháo, chứng khoán trong nước phản ứng tích cực ngay trong giờ mở cửa, qua phiên ATO lập tức tăng 12 điểm, trở lại ngưỡng 1.200 điểm. Tuy nhiên, thị trường sau đó một lần nữa bị thử thách trong phiên sáng, mốc 1.200 điểm nhiều thời điểm không thể giữ vững.
Qua giờ nghỉ trưa, nhiều cổ phiếu nới rộng đà tăng, sắc xanh bao phủ diện rộng, VN-Index một lần chinh phục lại mốc tâm lý 1.200 điểm. Rổ VN30 có tới 28/30 cổ phiếu tăng giá, đứng đầu nhóm dẫn dắt thị trường là VNM, đóng cửa tới 4,8%. Loạt cổ phiếu lớn tăng 3-5%, góp thêm lực kéo cho chỉ số chính, như BCM, STB, GVR, MSN, POW, SSI, PLX, TPB…
![]() |
Ông Barry Weisblatt David, Giám đốc Khối phân tích, Chứng khoán VNDirect. Ảnh: VNDirect |
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 22,21 điểm (1,87%) lên 1.210,28 điểm. HNX-Index tăng 3,75 điểm (1,68%) lên 226,46 điểm. UPCoM-Index tăng 1,43 điểm (1,58%) lên 92,22 điểm. Thanh khoản giảm mạnh so với phiên trước, xuống còn 13.800 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng tới 756 tỷ đồng, tập trung vào VJC, FPT, AGG, MWG.
Theo ông Barry Weisblatt David, Giám đốc Khối phân tích, Chứng khoán VNDirect nhận định, phiên giao dịch hôm qua tạo cơ hội mua vào tốt, dự báo triển vọng của thị trường cuối năm 2024 sẽ được cải thiện. Thực tế, từ phiên giao dịch ngày 5/8, thị trường chứng khoán toàn cầu có biến động rất mạnh và các nhà đầu tư cần có các biện pháp quản trị rủi ro thật tốt. Nhưng, đối với một nhà đầu tư, sự lao dốc cổ phiếu cũng tạo ra cơ hội mua vào tốt.
Theo chuyên gia, quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) tác động không lớn đến Việt Nam. Nhật Bản chỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ sáu của Việt Nam. Hầu hết khoản đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam là nguồn vốn hỗ trợ phát triển (giữa các Chính phủ) hay nguồn vốn FDI dài hạn, như khoản đầu tư 1,5 tỷ USD của SMBC vào VPBank. Dòng vốn này vốn không nhạy cảm với những biến động tiền tệ ở mức vừa phải giống như cách mà các dòng vốn ETF sẽ phản ứng.
Theo đó, tin tức hôm qua khó có thể gây ra nhiều thay đổi trong dòng vốn đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam. “Tôi không nghĩ rằng các nhà đầu tư toàn cầu sẽ rời khỏi Việt Nam để chuyển sang Nhật Bản chỉ để nhận thêm được 25 điểm cơ bản lãi suất đồng Yên”, chuyên gia của VNDirect nhận định
Ngoài ra, ông cho rằng, nhà đầu tư cần có các biện pháp quản trị rủi ro thật tốt, nhất là trong những phiên thị trường biến động rất mạnh như hôm qua.
"Tăng trưởng chậm lại của Mỹ có thể gây áp lực nhất định lên dự báo xuất khẩu (vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam). Trong khi đó, hoạt động sản xuất vẫn diễn ra mạnh mẽ trong tháng 7. PMI (chỉ số nhà quản trị mua hàng) đạt 54,7 điểm nhờ lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh. Trong kịch bản tích cực, VN-Index đóng cửa năm 2024 trên mức 1.400 điểm, tương ứng P/E (hệ số giá trên lợi nhuận) đạt 14,8x hiện là khả thi", ông Barry cho biết.
Theo chuyên gia của VNDirect, nhiều nhóm ngành sẽ mang lại cơ hội đầu tư tốt cho thời gian còn lại của năm 2024. Nhưng, Ngân hàng và Thép là hai ngành mà các nhà đầu tư nên quan tâm.
“Đối với các ngân hàng, mặc dù phải thừa nhận chất lượng tài sản đã suy giảm trong thời gian gần đây nhưng chúng tôi tin rằng chất lượng tài sản sẽ phục hồi trong những tháng tới khi nền kinh tế Việt Nam được cải thiện. Hơn nữa, Luật Bất động sản mới sẽ giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc ghi nhận giá trị từ tài sản thế chấp”, ông Barry Weisblatt David chia sẻ.
Các ngân hàng hiện đang giao dịch ở mức P/B hấp dẫn là 1,7 lần, thấp hơn một chút so với mức trung bình 5 năm.
Đối với ngành thép, ngành sản xuất công nghiệp này có mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ là 437,3% so với cùng kỳ trong Q2/24. HPG đã tăng trưởng 129%. HSG tăng 18 lần còn NKG tăng 75% dù chủ yếu đến từ lợi nhuận tài chính.
Tin mới cập nhật

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại
Tin khác

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
