Giá thuê bất động sản công nghiệp vẫn có tín hiệu tích cực
Bất động sản công nghiệp: Bước ngoặt lớn |
Điển hình tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt khoảng 80%. Nếu tính thêm các tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, thì thì tỷ lệ lấp đầy của các dự án khu công nghiệp đạt khoảng 69%.
Bất động sản công nghiệp sẽ phục hồi nhanh hậu Covid-19 |
Theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, thu hút FDI vẫn khả quan, sự kỳ vọng vào nhiều nhà máy sản xuất lớn trong cả nước sẽ là cơ sở thuận lợi để bất động sản công nghiệp tiếp tục phát triển, duy trì ưu thế trên thị trường. Thực tế 7 tháng qua, dù ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 song lĩnh vực kinh doanh bất động sản của nước ta tiếp tục duy trì vị trí thứ 3, với tổng vốn đăng ký đạt 1,16 tỷ USD.
Báo cáo mới đây về ngành bất động sản công nghiệp được JLL Việt Nam công bố cũng đã đưa ra dự báo, hoạt động đầu tư vào lĩnh vực logistics và bất động sản công nghiệp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam sẽ tăng gấp đôi trong vòng 3 - 5 năm tới, khi các nhà đầu tư tìm cách gia tăng thị phần một cách mạnh mẽ.
Nhận định về triển vọng phát triển của bất động sản công nghiệp Việt Nam thời gian tới, nhiều chuyên gia cho rằng, có rất nhiều tín hiệu tích cực, bởi Việt Nam đang là một trong những thị trường sản xuất và hậu cần mạnh trên thế giới, nền chính trị ổn định, môi trường kinh doanh, vị trí địa lý phù hợp, lực lượng lao động năng động.
Nhiều dự báo, nhu cầu bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2022, do dòng vốn FDI và vốn mở rộng sản xuất đang diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt, sự tham gia của Foxconn, OPPO sẽ giúp thu hút nhiều nhà cung cấp, nhà thầu phụ cũng như mở ra cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Mặt khác, việc Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư như ưu đãi về thuế đối với các dự án đầu tư mới trong một số lĩnh vực đặc thù, khuyến khích phát triển như năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin, phần mềm, lĩnh vực bảo vệ môi trường... cũng là lực hút tích cực.
Tuy nhiên, dù đứng trước nhiều cơ hội, song các chuyên gia cũng khuyến cáo, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào bất động sản công nghiệp Việt Nam còn một số nút thắt cần tháo gỡ, như vấn đề liên quan đến hạ tầng, chi phí logistics; cơ chế, chính sách để thu hút nhà đầu tư lớn, thủ tục pháp lý… Bên cạnh đó, các thủ tục trong xuất nhập khẩu cũng là bài toán cần phải cân nhắc, việc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thông quan hàng hóa cũng như xuất hàng hóa ra nước ngoài sẽ giúp giảm thiểu được chi phí, tạo lợi thế thu hút nhà đầu tư nước ngoài…
Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, Việt Nam cần gia tăng đầu tư các kho bãi linh hoạt. Bởi rất có thể lượng đơn hàng tăng cao đột ngột, buộc các nhà sản xuất hàng thiết yếu chật vật tìm diện tích kho đáp ứng và xem xét lại mọi mặt của chuỗi cung ứng.