Giá lúa mì quay đầu lao dốc vì triển vọng từ nguồn cung
Chiến sự Hamas - Israel leo thang ảnh hưởng lớn đến thị trường hàng hóa Giá lúa mì nối tiếp đà tăng trước lo ngại về nguồn cung tại Argentina Nhóm nông sản đồng loạt suy yếu, dầu thô hạ nhiệt |
Cụ thể, giá lúa mì Chicago và giá lúa mì Kansan đã giảm lần lượt là 2,49% và 2,15% (mức giảm lớn nhất so với các mặt hàng nông sản khác). Nguyên nhân là vì thị trường đón nhận những thông tin tích cực mới về triển vọng nguồn cung, lực bán đối với lúa mì đã áp đảo ngay từ khi mở cửa khiến giá lao dốc gần 2,5%.
Giá lúa mì kết phiên hôm qua với mức giảm mạnh. Ảnh Hanghoa247 |
Mới đây, Bộ Nông nghiệp Pháp đã nâng nhẹ ước tính sản lượng lúa mì mềm năm nay của nhà sản xuất ngũ cốc lớn nhất châu Âu là Pháp lên 35,15 triệu tấn từ mức dự báo trong tháng trước. Con số này dự kiến sẽ cao hơn 4,3% so với năm ngoái.
Trong khi đó, động thái quay trở lại đàm phán giữa Liên Hợp Quốc và Nga nhằm tạo điều kiện thuận lợi để ngũ cốc của Nga và Ukraine tiếp cận thị trường toàn cầu cho thấy triển vọng xuất khẩu tại biển Đen, từ đó gây sức ép lên giá lúa mì.
Giống như giá lúa mì, giá ngô tiếp tục suy yếu nhưng với mức giảm không đáng kể, đồng thời đánh dấu phiên giảm thứ 3 liên tiếp. Mặc dù đóng cửa trong sắc đỏ, nhưng nhìn chung giá vẫn chưa thể thoát khỏi xu hướng đi ngang dài hạn kéo dài từ giữa tháng 8. Những thông tin trái chiều từ Mỹ và Nam Mỹ trong các báo cáo quan trọng là nguyên nhân cho diễn biến giá trong phiên hôm qua.
Báo cáo Export Inspections tối qua cho thấy, khối lượng ngô xuất khẩu trong tuần trước đạt 550,585 tấn, thấp hơn nhiều so với mức 670,124 tấn trong báo cáo trước đó. Còn tại Nam Mỹ, ANEC đã nâng dự báo xuất khẩu ngô trong tháng 10 của nước này lên mức 9,15 triệu tấn, từ mức ước tính được đưa ra trong tuần trước và cao đáng kể so với mức 6,17 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Những thông tin trên càng củng cố cho sức ép cạnh tranh từ nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới đối với giá ngô CBOT.
Ở hướng ngược lại, báo cáo tháng này của CONAB phản ánh triển vọng nguồn cung năm nay thắt chặt hơn của Brazil đã giúp hạn chế lực bán đối với ngô trong phiên hôm qua. Cụ thể, diện tích canh tác và năng suất trung bình của cả 2 vụ ngô niên vụ 23/24 đều giảm đáng kể so với năm trước. Chi phí sản xuất ngô tăng cao trong khi lợi nhuận dự kiến giảm là nguyên nhân lý giải cho sự cắt giảm trên. Điều này đã kéo theo sản lượng toàn niên vụ của Brazil giảm hơn 9% và xuất khẩu niên vụ 23/24 cũng sụt giảm gần 7%. Đây là yếu tố kìm hãm đà giảm của giá trong phiên tối.