Giá kim loại quý tăng nhờ phát huy vai trò trú ẩn an toàn
Giá kim loại quý tăng mạnh, thị trường nông sản chia hai nửa xanh đỏ Giá kim loại quý phục hồi nhờ phát huy vai trò trú ẩn an toàn Dòng tiền chảy vào thị trường kim loại quý nhờ đồng USD suy yếu |
Đối với nhóm kim loại quý, cả ba mặt hàng duy trì đà tăng gi. Trong đó, giá bạc tăng mạnh nhất nhóm khi tăng 2,05%, chốt phiên tại mức 23,50 USD/ounce, mức cao nhất trong vòng 1 tháng. Giá bạch kim cũng tăng 0,77%, đóng cửa tại mức 905,1 USD/ounce. Giá vàng kết phiên tại mức 1.981,04 USD/ounce sau khi tăng 0,37%.
Ảnh minh họa |
Giá bạc và bạch kim tiếp tục được hỗ trợ do căng thẳng ở Trung Đông leo thang thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn đối với kim loại quý. Vào hôm qua, Israel đã san bằng một quận phía bắc Gaza, cho thấy xung đột giữa Israel – Hamas ngày càng lan rộng.
Bên cạnh đó, nhóm kim loại quý tiếp tục đưởng hưởng lợi bởi bình luận mang tính ôn hòa của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell trong phiên trước đó. Đồng USD tiếp tục suy yếu với chỉ số Dollar Index giảm xuống 106,16 điểm. Kim loại quý là tài sản không mang lãi suất và được định giá bằng USD. Do vậy, áp lực tăng lãi suất giảm bớt và đồng USD suy yếu là những yếu tố hỗ trợ cho giá bạc và bạch kim.
Hơn nữa, giá bạc nhận được mức tăng mạnh nhất nhóm do một số lo ngại về nguồn cung. Cụ thể, sản lượng bạc tháng 8 của Mexico, quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới, giảm mạnh 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức 288.662 kg, dữ liệu từ Viện Thống kê và Địa lý Quốc gia Mexico (INEGI) cho biết vào ngày 20/10.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX quay đầu giảm sau hai phiên tăng liên tiếp, kết phiên tại mức 3,56 USD/pound sau khi giảm 1,06%. Giá quặng sắt cũng giảm 3,73% xuống mức 112,57 USD/tấn.
Giá đồng và quặng sắt đều giảm trong phiên hôm qua do động lực tăng từ phía Trung Quốc đang dần bị lu mờ.
Mặc dù GDP quý III của Trung Quốc tăng vượt dự kiến, tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều cơn gió ngược đến từ sự suy yếu kéo dài trên lĩnh vực bất động sản, trụ cột kinh tế của đất nước và là lĩnh vực tiêu thụ một lượng lớn đồng hay quặng sắt. Dữ liệu chỉ ra rằng giá nhà mới của Trung Quốc tiếp tục giảm, trong khi doanh số bán bất động sản và đầu tư kéo dài sự sụt giảm ở mức hai con số.
Theo đó, nhà đầu tư đang đặt nhiều kỳ vọng vào việc Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục ban hành các chính sách như cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Tuy vậy, vào sáng 20/10, các ngân hàng các ngân hàng tại Trung Quốc đã quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) cả kì hạn 1 năm và 5 năm, gây ra sự thất vọng đối với thị trường.
Hơn nữa, đối với quặng sắt, nhu cầu tiêu thụ thép chậm lại trên toàn cầu cũng là yếu tố làm giảm sức mua quặng sắt, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép.
Cụ thể, theo dữ liệu từ công ty phân tích Kallanis, mức tiêu thụ thép trên toàn cầu ghi nhận mức 146,4 triệu tấn trong tháng 8, giảm 4,5% so với tháng trước. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, nhu cầu thép trên thế giới giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 1,206 tỷ tấn. Kallanish cho biết nhu cầu yếu kém từ khu vực châu Âu và Đông Nam Á là lực cản lớn trong tiêu thụ thép toàn cầu.