Giá kim loại quý tăng mạnh, thị trường nông sản chia hai nửa xanh đỏ
Đà giảm của giá kim loại quý có thể nối dài nếu NFP tích cực Giá kim loại quý bật tăng nhờ phát huy vai trò trú ẩn an toàn Căng thẳng tại Trung Đông leo thang, kim loại quý tiếp tục hưởng lợi |
Sau phát biểu mang tính "bồ câu" của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bang Philadelphia và dữ liệu kinh tế mới của Mỹ suy yếu, giá của các mặt hàng kim loại tăng mạnh mẽ, đặc biệt là kim loại quý khi nhu cầu trú ẩn được đẩy lên cao. Ngoài ra, những diễn biến chiến sự phức tạp tại Trung Đông lan rộng hơn càng khiến cho vai trò trú ẩn của kim loại quý phát huy tác dụng. Trong khi đó, đồng COMEX là kim loại duy nhất giảm giá trong phiên đêm nay trước triển vọng kinh tế Trung Quốc suy yếu. Đồng thời, những lo ngại về thị trường bất động sản Trung Quốc, lượng dự trữ đồng trên sàn LME tăng cũng như nguồn cung từ các mỏ tại Nam Mỹ cải thiện đã gây áp lực lên giá.
Ảnh minh họa |
Trên thị trường năng lượng, giá của cả hai mặt hàng dầu thô tiếp tục tăng mạnh trong phiên đêm nay do lo ngại xung đột Israel-Hamas có thể lan rộng, có khả năng làm gián đoạn nguồn cung dầu thô Trung Đông. Ngoại trưởng Iran cho biết phiến quân Hezbollah có thể mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến của Israel nếu việc phong tỏa Gaza và các cuộc tấn công dân thường tiếp tục diễn ra. Hezbollah cho biết họ đã chuẩn bị đầy đủ cho bất kỳ hành động nào chống lại Israel khi thời điểm đến.
Thị trường nông sản chia hai nửa xanh đỏ trong phiên tối. Giá đậu tương, khô đậu tương và ngô tiếp tục suy yếu trước áp lực bán chốt lời của các nhà đầu tư. Trong khi đó, giá dầu đậu tương vẫn duy trì được sắc xanh với mức tăng gần 1%, chủ yếu nhờ sự khởi sắc mạnh mẽ của giá dầu thô và giá dầu cọ trong hôm nay. Đối với lúa mì, dù cũng đang vấp phải lực bán chốt lời của thị trường, tuy nhiên giá vẫn giữ vững được đà tăng nhờ nhu cầu tăng mạnh từ Trung Quốc. Mưa lớn ngay trước thời điểm thu hoạch lúa mì năm nay ở Trung Quốc đã khiến năng suất cũng như chất lượng cây trồng sụt giảm. Do đó, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm nguồn hàng trên thế giới để đáp ứng nhu cầu nội địa, trong đó có lúa mì từ Mỹ.