Giá hồ tiêu diễn biến không theo quy luật, liệu sẽ còn tăng nóng?
Hồ tiêu “sốt giá hơn vàng” vì sao? Giá hồ tiêu có quay lại thời "hoàng kim" 200.000 đồng/kg vào cuối năm? Giá “vàng đen” vượt đỉnh, hồ tiêu Việt còn bao nhiêu hàng để xuất khẩu? |
Thị trường hồ tiêu giảm sâu sau khi leo đỉnh 8 năm
Giá hồ tiêu hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm trên cả nước bất ngờ lao dốc, mất từ 10.000 - 16.000 đồng/kg. Điều này đẩy giá hồ tiêu trung bình trên cả nước xuống chỉ còn quanh mốc 146.000 đồng/kg.
Cụ thể, ở khu vực Tây Nguyên, giá hồ tiêu hôm nay tại Đắk Lắk giảm 14.000 đồng/kg, còn 146.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Gia Lai giảm 12.000 đồng/kg, còn 145.000 đồng/kg.
Giá tiêu ở Đắk Nông giảm tới 16.000 đồng/kg, còn 145.000 đồng/kg.
Tại tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai cùng giảm 12.000 đồng/kg, còn 146.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Bình Phước giảm 10.000 đồng/kg, còn 146.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu trong nước những ngày qua liên tục biến động mạnh, sau khi tăng lên mức đỉnh 8 năm là 180.000 đồng/kg vào giữa tháng 6, giá đã bất ngờ giảm hơn 20.000 đồng/kg chỉ sau 2 ngày.
Theo các chuyên gia, sự biến động này phản ánh sự không chắc chắn và mang nặng tính đầu cơ trên thị trường. Một số ý kiến cho rằng giá tiêu tăng nhanh một phần do yếu tố đầu cơ khi các đại lý và người dân găm giữ hàng, khiến giá bị đẩy lên cao.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp thu mua đang chịu áp lực thua lỗ lớn do giá hồ tiêu liên tục tăng. Thậm chí, một số doanh nghiệp đã phải tạm ngưng mua hàng để theo dõi thị trường. Giá cao nhưng lượng giao dịch thực tế thấp khiến giá dễ dàng giảm mạnh khi nhu cầu suy yếu.
Bên cạnh đó, giá tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng giảm mạnh, mất gần 30% so với đỉnh giá hồi giữa tháng 6. Điều này cũng tác động đến giá tiêu trong nước.
![]() |
Giá hầu hết các loại tiêu trên thế giới đều đã được điều chỉnh giảm |
Trên thị trường thế giới, theo dữ liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá hầu hết các loại tiêu trên thế giới trong ngày 25/6 đều đã được điều chỉnh giảm đáng kể.
Cụ thể, giá tiêu đen Lampung của Indonesia quay đầu giảm 9,62%, còn 7.090 USD/tấn; giá tiêu trắng Muntok giảm 7,36%, còn 9.027 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil giảm 4,17% còn 7.200 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA của Malaysia giữ ổn định ở mức 7.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này cũng được giữ nguyên tại mức 8.800 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l giảm 10,17% còn 5.900 USD/tấn; loại 550 gr/l cũng giảm 9,52% còn 6.300 USD/tấn. Tương tự, giá tiêu trắng giảm 10,23%, còn 8.800 USD/tấn.
Nhiều chuyên gia dự báo giá tiêu sẽ khó giảm sâu dưới 100.000 - 120.000 đồng/kg do nguồn cung thiếu hụt trong khi nhu cầu hồi phục mạnh mẽ. Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá hồ tiêu sẽ dần phục hồi và tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhưng tốc độ tăng sẽ chậm lại.
Sản lượng hồ tiêu năm nay của Việt Nam và nhiều nước sản xuất lớn đều sụt giảm do ảnh hưởng của El Nino và suy giảm diện tích canh tác. Tính đến hết tháng 5, Việt Nam đã xuất khẩu 109.330 tấn hồ tiêu, tương đương gần 65% sản lượng niên vụ hiện tại. Điều này khiến nguồn cung ngày càng thu hẹp, trong khi mùa thu hoạch năm 2025 còn 8 tháng nữa mới đến.
Về dài hạn, giá tiêu được dự báo sẽ bước vào chu kỳ tăng giá mới kéo dài 8 - 10 năm. Ông Hoàng Phước Bính, Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, dự báo giá tiêu trong chu kỳ này có thể vượt đỉnh chu kỳ trước (250.000 đồng/kg) và đạt 350.000 - 400.000 đồng/kg. Thậm chí, giá có thể lên đến trên 500.000 đồng/kg nếu giá các loại cây trồng khác như sầu riêng, chanh leo... tiếp tục tăng cao.
Nhìn chung, thị trường hồ tiêu đang có nhiều biến động khó lường. Tuy nhiên, về dài hạn, giá tiêu được dự báo sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung thiếu hụt và nhu cầu hồi phục. Doanh nghiệp và người trồng tiêu cần theo dõi sát thị trường, có chiến lược kinh doanh hợp lý để hạn chế rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.
Giữa "sóng gió" đầu cơ và đà tăng trưởng
Thị trường hồ tiêu trong tháng 6 vừa qua chứng kiến những biến động mạnh mẽ, khiến nhiều nhà đầu tư và người trồng tiêu "đứng ngồi không yên".
Chỉ trong thời gian ngắn, giá tiêu liên tục thay đổi, từ mức tăng phi mã lên 180.000 đồng/kg, sau đó lại quay đầu giảm mạnh do áp lực bán chốt lời. Nhiều nguyên nhân được cho là dẫn đến những biến động này. Một trong những nguyên nhân chính là do doanh nghiệp thiếu hụt nguồn cung hàng hóa cho xuất khẩu. Điều này khiến họ đẩy mạnh thu mua, dẫn đến giá tăng sốc.
![]() |
Thị trường hồ tiêu hiện nay đang ở giai đoạn khá khó dự đoán |
Bên cạnh đó, hoạt động đầu cơ cũng được cho là có ảnh hưởng nhất định đến thị trường. Khi giá tiêu tăng cao, nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường với mục đích kiếm lời ngắn hạn, khiến cho giá cả biến động càng thêm phức tạp.
Nhiều chuyên gia ngành hàng nhận định đợt điều chỉnh mạnh giá tiêu hồi giữa tháng 6 là điều cần thiết khi thị trường bị đầu cơ “quá nóng”, thậm chí cả các đại lý kinh doanh các loại nông sản khác cũng tạm chuyển qua kinh doanh tiêu, tham gia “đầu cơ” để kiếm lời từ hồ tiêu. Đợt điều chỉnh đã giúp thị trường trở nên cân bằng, phản ánh sát hơn tình hình cung - cầu.
Tuy nhiên, về mặt dài hạn, nhiều chuyên gia vẫn tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng của thị trường hồ tiêu. Nhận định về thị trường thời gian tới, các chuyên gia cho rằng nguồn cung hồ tiêu vẫn sẽ khan hiếm trong những tháng đầu quý III, do đó giá tiêu Việt Nam có thể còn đà tăng trưởng.
Không chỉ vậy, đà tăng này có thể sẽ chậm lại khi hồ tiêu từ các nước khác bắt đầu được tung ra thị trường. Dự đoán trong tuần này, giá tiêu có thể tiếp tục tăng nhẹ do nhu cầu mua vào của thương lái, nhưng biên độ tăng sẽ hẹp hơn so với trước đây.
Bên cạnh đó, nhập khẩu hồ tiêu tại EU đang có dấu hiệu phục hồi trong những tháng đầu năm 2024 sau khi sụt giảm vào năm ngoái.
Số liệu của Eurostat cho thấy, EU đã nhập khẩu 18.474 tấn hồ tiêu từ thị trường ngoại khối trong 4 tháng đầu năm, trị giá 83,7 triệu EUR, tăng 22,9% về lượng và 27% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Về thị trường cung cấp, EU đã nhập khẩu tổng cộng 11.359 tấn hồ tiêu từ Việt Nam trong 4 tháng đầu năm với trị giá hơn 48,5 triệu EUR, tăng 25,1% về lượng và 32,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, Việt Nam tiếp tục là nguồn cung hồ tiêu cho EU với thị phần chiếm 61,5% tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng này của khu vực.
Nhìn chung, thị trường hồ tiêu hiện nay đang ở giai đoạn khá khó dự đoán. Các nhà đầu tư và người trồng tiêu cần theo dõi sát thị trường, phân tích kỹ lưỡng thông tin trước khi đưa ra quyết định. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần có những biện pháp nhằm điều tiết thị trường, hạn chế hoạt động đầu cơ, góp phần ổn định giá cả và bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng.
Tin mới cập nhật

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD
Tin khác

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Tháng 3/2025: Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 75 tỷ USD
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
