Giá đậu tương có thể tiếp tục nhận được lực mua
Giá đậu tương suy yếu trở lại Giá ngô có thể hồi phục nếu điều này xảy ra? Kết quả xuất khẩu tích cực của Mỹ hỗ trợ giá lúa mì |
Thị trường ngô mở cửa phiên sáng nay (27/2) trong sắc xanh, nối dài đà hồi phục của phiên đầu tuần. Dù vậy, như đã phân tích trong các bản tin trước đó, triển vọng nguồn cung dồi dào vẫn đang là yếu tố đè nặng giá ngô, và khiến giá chỉ đang dao động trong vùng thấp nhất trong hơn 3 năm trở lại đây.
Đối với phiên hôm nay, giá có khả năng diễn biến giằng co đi ngang quanh mốc tham chiếu, trong bối cảnh thị trường vắng bóng những tin tức mới về tình hình mùa vụ tại Nam Mỹ.
USDA cho biết, khối lượng giao hàng ngô của Mỹ trong tuần trước đã tăng 18% so với tuần trước đó. Con số này cũng đánh dấu tuần thứ 3 liên tiếp giao hàng xuất khẩu của Mỹ ghi nhận sự cải thiện, đồng thời góp phần thúc đẩy tốc độ xuất khẩu toàn niên vụ của quốc gia này nhanh hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
So sánh với đậu tương, ngô vẫn đang là mặt hàng được các nhà xuất khẩu Mỹ đẩy mạnh việc bán hàng nhất ở thời điểm hiện tại. Giá xuất khẩu ngô Mỹ giảm mạnh nhờ vụ thu hoạch đạt mức kỷ lục trong năm ngoái, thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu của các đối tác mua hàng truyền thống như Mexico và Nhật Bản, là nguyên nhân chính giúp lý giải cho điều này.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, áp lực cạnh tranh từ Nam Mỹ, đặc biệt là Argentina, có thể gia tăng hơn trong thời gian tới khi mà hoạt động thu hoạch vụ ngô lớn kỷ lục của nước này sẽ bắt đầu vào tháng 3 tới đây. Do vậy, nếu các lô hàng xuất khẩu tại Mỹ không duy trì được tiến độ hiện tại, đây sẽ là yếu tố tác động “bearish” đến giá trong trung hạn.
Quay trở lại với tình hình tại Brazil, hoạt động trồng ngô vụ 2 của nông dân đã đạt 59% tính tới ngày 22/2, cao hơn so với mức 56% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ hãng tư vấn AgRural. Hãng này cũng đánh giá rằng, các điều kiện hiện tại tương đối thuận lợi đối với vụ ngô thứ 2. Thông tin tích cực trên có thể sẽ là yếu tố tạo sức ép nhẹ và kìm hãm đà hồi phục của giá ngô trong phiên hôm nay.
Những tin tức tương đối khả quan về mùa vụ tại Nam Mỹ có thể là yếu tố hạn chế đà hồi phục của giá ngô trong phiên hôm nay. Giá có khả năng giằng co trong biên độ hẹp quanh mốc tham chiếu trong phiên tối nay.
Trước bối cảnh tác động hỗ trợ từ báo cáo Export Inspections tối qua chỉ diễn ra trong ngắn hạn, giá lúa mỳ có khả năng diễn biến giằng co đi ngang trong phần còn lại của phiên hôm nay.
Tiếp nối xu hướng ngày hôm qua, giá đậu tương hợp đồng kỳ hạn tháng 5 tiếp tục nhận được lực mua mạnh khi mở cửa. Thị trường đang trong một nhịp hồi phục ngắn hạn, tuy nhiên đà tăng đang có phần chững lại tại vùng kháng cự 1157. Trước triển vọng nguồn cung thấp hơn tại Brazil, phe mua rất có thể vẫn sẽ chiếm ưu thế trong phiên giao dịch hôm nay.
Hãng tư vấn AgRural ngày hôm qua đã hạ dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 2023/24 của Brazil xuống còn 157,7 triệu tấn, từ mức 150,1 triệu tấn đưa ra hồi 1 do thời tiết bất lợi làm giảm năng suất ở các khu vực sản xuất chính.
Thời tiết khô hạn trong tháng 1 và đầu tháng 2 đã khiến năng suất cây trồng ở các bang Parana và Mato Grosso do Sul tiếp tục bị ảnh hưởng, mang đến triển vọng nguồn cung thấp hơn dự kiến.
Về phía xuất khẩu, công ty tư vấn Datagro dự báo nước này sẽ vận chuyển 88,8 triệu tấn đậu tương ra thế giới trong năm nay, giảm 12,8% so với năm ngoái do sản lượng thấp hơn. Các dự báo đưa ra từ các hãng tư vấn về lý thuyết sẽ hỗ trợ giá đậu tương hồi phục, tuy nhiên, giới quan sát cho rằng tác động "bullish" sẽ không kéo dài quá lâu khi các con số vẫn ở mức cao so với các niên vụ trước.
Bên cạnh đó, việc số liệu sản lượng và xuất khẩu của Brazil sụt giảm cũng phải là điều quá bất ngờ ở thời điểm hiện tại, khiến lực mua của thị trường đối thông tin này có thể sẽ không quá mạnh.
Đối với các số liệu trong báo cáo Giao hàng xuất khẩu (Export Inspections), USDA cho biết Mỹ đã giao 974.977 tấn đậu tương trong tuần kết thúc ngày 22/2, giảm mạnh so với mức 1,29 triệu tấn trong tuần trước đó nhưng vẫn cao hơn mức 765.582 tấn cùng kỳ năm ngoái.
Trong 27 tuần còn lại của niên vụ, Mỹ sẽ cần giao ít nhất 509.000 tấn mỗi tuần để có thể hoàn thành dự báo xuất khẩu mà Bộ Nông nghiệp đề ra. Do đó, giới quan sát đánh giá số liệu giao hàng tuần này vẫn ở mức tốt, không gây sức ép quá lớn lên thị trường.
Với việc các thông tin cơ bản đang có phần nghiêng về hướng "bullish" sẽ kỳ vọng giá đậu tương tiếp tục tăng trong ngày hôm nay. Mặt hàng này có thể test lại kháng cự 1164 nhưng nhiều khả năng sẽ không vượt qua được vùng này.
Lo ngại thiếu hụt dầu thực vật có thể khiến giá dầu đậu test lại kháng cự 45.8 trong ngày hôm nay. Đối với khô đậu tương, mặt hàng này có thể tiến về kháng cự 336 nhưng sẽ gặp áp lực bán tại vùng này.