EVFTA: “Lực đẩy” phát triển hợp tác năng lượng Việt Nam – EU
Đối tác quan trọng
Để hiện thực hoá được mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đã cam kết tại Hội nghị COP26 giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, giảm 30% lượng phát thải khí metan gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030, Việt Nam cần hỗ trợ quốc tế về nguồn vốn ưu đãi rất lớn để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các giải pháp vừa đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia vừa đóng góp có hiệu quả mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Theo đó, các chuyên gia cho rằng, đối với lĩnh vực năng lượng, EU hiện là đối tác quan trọng của Việt Nam và đi đầu với những cam kết, hành động mạnh mẽ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, chuyển đổi xanh trên thế giới và đã đạt được những bước tiến dài.
Chia sẻ về việc triển khai các kết quả Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam xác định thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và đã rất tích cực, chủ động tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu.
![]() |
Với EVFTA, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tiếp cận công nghệ hiện đại và tiên tiến của EU, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng |
Đặc biệt, với nguyên tắc không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần, Việt Nam sẽ tích cực sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan; xây dựng các kế hoạch, biện pháp, lộ trình cụ thể và rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch có liên quan; điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, ít phát thải khí nhà kính; thúc đẩy phát triển mạnh các nguồn năng lượng điện tái tạo, chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch một cách phù hợp, bền vững.
Đánh giá về vai trò của EU trong vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, EU đóng vai trò đi đầu trong giải quyết các vấn đề khí hậu toàn cầu và coi thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong 3 trọng tâm của Chương trình hợp tác với Việt Nam giai đoạn 2021- 2027; đồng thời tin tưởng các chiến lược, chính sách của EU về khí hậu sẽ mở ra cơ hội hợp tác mới giữa hai bên, phù hợp với định hướng phát triển bền vững của Việt Nam.
Cơ hội thu hút đầu tư và công nghệ hiện đại
Nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - EU, mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với ông Frans Timmermans, Phó chủ tịch Điều hành Ủy ban châu Âu (EC), trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương đánh giá cao chuyến công tác của Phó chủ tịch EC trong bối cảnh Việt Nam và EU đang tích cực xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động cụ thể để hiện thực hóa kết quả Hội nghị thượng đỉnh COP26.
Qua đó, hai bên đã có những trao đổi cụ thể, thiết thực trên cơ sở xem xét những hợp tác hiện có và tìm ra những phương hướng thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và chuyển đổi năng lượng, trên cơ sở hài hoà lợi ích hai bên, cũng như phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và năng lực của mỗi quốc gia.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương bày tỏ, với những kinh nghiệm và thực tiễn phong phú, cùng thế mạnh về công nghệ và tài chính, EU có thể hỗ trợ Việt Nam về tài chính, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đào tạo cũng như chuyển đổi mô hình phát triển hướng đến một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, hai bên đã trao đổi về các nội dung cùng quan tâm như chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu, kế hoạch thực hiện các cam kết tại COP26, kế hoạch chuyển đổi năng lượng và định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn.
Nhấn mạnh các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại Hội nghị COP26, với quyết tâm kiên trì thực hiện các mục tiêu chuyển dịch nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống sang các nguồn năng lượng xanh, sạch, giảm phát thải khí nhà kính... bằng các nguồn lực của mình, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ trong đó có các doanh nghiệp châu Âu.
"Đối với các dự án đầu tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương ưu tiên hỗ trợ trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, phù hợp quy hoạch chung, tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, sẵn sàng phối hợp với các đối tác, nhà tài trợ của EU thúc đẩy các cơ hội hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực này", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đặc biệt, những hợp tác trong phát triển bền vững cũng đã được hai bên phối hợp triển khai hết sức tích cực và có hiệu quả trong thời gian qua thông qua các cam kết trong Hiệp định EVFTA. EVFTA là Hiệp định đầu tiên Việt Nam cam kết đối với nội dung thương mại và phát triển bền vững, thể hiện sự quan tâm và coi trọng phát triển cân bằng giữa mục tiêu thúc đẩy thương mại và mục tiêu bảo vệ môi trường của Chính phủ Việt Nam.
"Với EVFTA, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tiếp cận công nghệ hiện đại và tiên tiến của EU, cũng như thu hút đầu tư, các dự án hỗ trợ để đẩy mạnh cơ cấu nền kinh tế theo hướng xanh và số, bao gồm cả vấn đề sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chuyển đổi công nghệ tiêu chuẩn cao, giúp hàng hóa Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU" - Bộ trưởng Bộ Công Thương cho hay.
Tiếp tục phát huy mối quan hệ giữa hai bên, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian tới Bộ sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa với phía EU để tiếp tục nhận được sự ủng hộ, cũng như dành những ưu tiên hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, chuyển giao công nghệ để triển khai hiệu quả các hoạt động, dự án hợp tác về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững tại Việt Nam, điển hình là Chương trình Chuyển dịch Năng lượng bền vững Việt Nam - EU (SETP) và Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG).
Trong 10 năm triển khai Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), nền kinh tế Việt Nam đã có những tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, trong năm 2021, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 song nhờ triển khai hiệu quả EVFTA, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2021 đạt 57 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2020, góp phần duy trì vị trí EU là đối tác kinh tế - phát triển hàng đầu của Việt Nam. |
Tin mới cập nhật

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?
Tin khác

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Dư địa lớn cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường EU

Việt Nam và EU có cam kết gì về thuế quan đối với rau quả trong Hiệp định EVFTA?
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
