Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần dùng các công cụ tài chính khi giao thương quốc tế
SHB triển khai gói tín dụng ưu đãi 500 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Ổn định tỷ giá, giảm bớt nỗi lo cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu |
Nhiều nguy cơ trong thanh toán B2B ở các thị trường xuất khẩu chủ lực
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022 đạt 732,5 tỷ USD. Đáng chú ý, thị trường Hoa Kỳ và EU là hai trong những thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất cả nước. Trong 6 tháng năm 2023, Hoa Kỳ tiếp tục là đối tác khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 44,2 tỷ USD, chiếm 26,9% kim ngạch cả nước. Thị trường EU đạt 21,6 tỷ USD, chiếm 13,1%.
Kỳ vọng về thời hạn thanh toán ở Tây Âu xấu đi hoặc không đổi trong 12 tháng tới |
Tuy nhiên, các thị trường có thặng dư thương mại lớn này hiện đang chứa đựng nhiều rủi ro không lường trước được, có thể dẫn đến hệ lụy xấu cho xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Mới đây, ngày 3/5 vừa qua, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất cho vay thêm 0,25 điểm phần trăm, lên khoảng 5-5,25%, đưa lãi suất của Mỹ lên mức cao nhất trong 15 năm. Việc này khiến các doanh nghiệp ở Mỹ và EU, vốn đã khó khăn về tài chính, gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Vốn dĩ, khả năng thanh toán B2B đã không mấy khả quan. Cụ thể, theo cuộc khảo sát được thực hiện trên hơn 3.007 doanh nghiệp tại Tây Âu trong phiên bản mới nhất của “Báo cáo về xu hướng thực tiễn thanh toán ở Tây Âu” từ Atradius - Nhà cung cấp toàn cầu về bảo hiểm tín dụng, trái phiếu và bảo lãnh, dịch vụ thu hồi nợ và thông tin: Nhiều doanh nghiệp đang trì hoãn hoặc tạm dừng các kế hoạch đầu tư của họ.
Tương tự, trong “Báo cáo về xu hướng thực tiễn thanh toán ở Đông Âu” được công bố vào tháng 6/2023, với phản hồi từ gần 1.540 doanh nghiệp trong khu vực cho thấy các khoản trả chậm ngày càng tăng đã gây ra lo lắng về dòng tiền và thanh khoản trong 12 tháng qua. Mức tăng trung bình 7% hóa đơn B2B quá hạn hiện ảnh hưởng đến 46% tổng giá trị doanh số bán hàng B2B bằng hình thức trả chậm. Các vấn đề về dòng tiền cũng ở mức báo động khi 68% số người được hỏi kỳ vọng về thời hạn thanh toán (DSO) sẽ dài hơn hoặc không thay đổi. Đây rõ ràng là một dấu hiệu rõ ràng về tình trạng khó khăn tài chính trong bối cảnh kinh tế không chắc chắn.
Mặt khác, Mỹ và EU hiện là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, việc không sử dụng bất kỳ công cụ giảm thiểu rủi ro nào sẽ khiến doanh nghiệp gặp rủi ro không thanh toán từ những khách hàng.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu- cần có công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu
Từ những bất ổn tài chính hiện hữu, doanh nghiệp Việt Nam cần có các công cụ quản lý rủi ro trong giao thương quốc tế. “Rõ ràng là khi suy thoái kinh tế xảy ra, các nhà cung cấp không còn có thể tin tưởng rằng người mua có lịch sử thanh toán tốt vẫn có thể đáp ứng các khoản nợ của họ. Để giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp cần chủ động quản lý công nợ một cách liên tục” – ông Ngô Tuấn Anh, Trưởng Bộ phận phân tích thông tin doanh nghiệp Atradius Việt Nam cho biết.
Ngoài những giải pháp hỗ trợ như L/C, tự bảo hiểm hay trích lập dự phòng nợ xấu thì việc thu xếp chương trình bảo hiểm tín dụng thương mại là một biện pháp tích hợp giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi các khoản phải thu, các hóa đơn không được thanh toán do khách hàng trì hoãn thanh toán, phá sản, vỡ nợ, rủi ro chính trị mà còn giúp tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Các bên thứ ba như công ty bảo hiểm sẽ hoạt động như một đối tác kinh doanh để giúp các người bán (chủ hợp đồng bảo hiểm) đưa ra quyết định sáng suốt bằng cách liên tục theo dõi rủi ro tín dụng của người mua hoặc quốc gia mà người bán xuất khẩu đến. Điều này giúp nâng cao mức độ tự tin của đội ngũ nhân sự của một người bán để giao dịch nhiều hơn với những người mua có sức khỏe tài chính tốt và tránh trở thành nạn nhân của rủi ro thanh toán.