Điểm danh những nước mua nhiên liệu hóa thạch Nga nhiều nhất từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra
80% năng lượng tiêu thụ của Mỹ là từ nhiên liệu hóa thạch 1 tỷ EUR để loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trong các sản phẩm của Unilever |
Một năm sau khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, nhiên liệu hóa thạch của nước này vẫn tiếp tục được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo ước tính từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA), từ khi cuộc chiến tranh bắt đầu vào ngày 24/2/2022 đến ngày 26/2/2023, Nga đã "bỏ túi" hơn 315 tỷ USD doanh thu từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch ra khắp thế giới, trong đó gần 50% (khoảng 149 tỷ USD) đến từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Đồ thị thông tin dưới đây sử dụng dữ liệu từ CREA thể hiện các quốc gia nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch Nga nhiều nhất kể từ khi cuộc chiến tranh nổ ra hơn một năm trước.
Không ngạc nhiên khi Trung Quốc là nước nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch Nga nhiều nhất. Là láng giềng và là đồng minh phi chính thức của Nga, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu dầu thô - mặt hàng chiếm hơn 80% trong hơn 55 tỷ USD nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch Nga - kể từ khi cuộc chiến bắt đầu.
Đứng thứ hai là Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu với 26,1 tỷ USD, trong đó riêng nhập khẩu khí đốt là hơn 12 tỷ USD.
Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhưng không thuộc EU, đứng thứ ba về nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch Nga. Nước này được dự báo sẽ vượt qua Đức để giữ vị trí thứ hai bởi không chịu ảnh hưởng của lệnh cấm nhập khẩu dầu thô Nga của EU.
Dù hơn một nửa trong top 20 dưới đây là các quốc gia EU, các thành viên của khối này cũng như phần còn lại của châu Âu đã giảm đáng kể lượng nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch do các lệnh cấm và giá trần với than đá, dầu thô theo đường biển và sản phẩm xăng của Nga.
![]() |
Tin mới cập nhật

Phần Lan thiếu nhân lực, cơ hội cho lao động Việt Nam

Điểm loạt tai nạn máy bay khiến hàng trăm người thiệt mạng

Hành khách “choáng” vì phát hiện người phụ nữ nằm ngủ trong ngăn hành lý máy bay

Xuất khẩu toàn cầu tới EU có thể giảm vì chính sách điều chỉnh carbon

AI - Trí tuệ nhân tạo: Mối đe dọa lớn hiện nay với con người

Trung Quốc: Thường Châu lần đầu cán mốc GDP vượt 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ

Tết Nguyên đán chính thức trở thành ngày nghỉ lễ của Liên Hợp Quốc

Trung Quốc tiếp tục rơi vào tình trạng giảm phát trong tháng 11

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng trong năm 2024

EC tài trợ 1,2 tỷ euro cho dự án điện toán đám mây
Tin khác

Chủ tịch Fed nhận định còn quá sớm để suy đoán về thời điểm hạ lãi suất

Thụy Sĩ đóng băng gần 9 tỷ USD tài sản của Nga trong năm 2023

Việc đồng USD giảm giá tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?

Góc nhìn: Kinh tế Mỹ sẽ như thế nào vào năm 2024?

Kinh tế sụt giảm, Eurozone đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày càng cao

OPEC+ tuyên bố hoãn cuộc họp cấp bộ trưởng đến cuối tháng 11

Điện Kremlin khẳng định Nga tránh được nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế

Ukraine cho biết 151 tàu đã sử dụng “hành lang nhân đạo” kể từ tháng 8

Tổng thống Putin nêu quan điểm của Nga về khả năng ‘đóng cửa với châu Âu’

Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm lần đầu tiên trong 7 tháng qua
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
