Đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng theo hướng “xanh hóa”

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển dịch năng lượng, theo đó, nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống sẽ được chuyển dần sang các nguồn năng lượng xanh.

Hiện thực hóa hướng tới phát thải ròng bằng 0

Tại thời điểm này, Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch năng lượng bền vững. Đây là một chủ trương lớn đang được Chính phủ hiện thực hóa hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, cùng với đạt mục tiêu nền kinh tế carbon thấp, thập kỷ xanh. Để có thể thực hiện được những mục tiêu trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, Việt Nam cần sự hợp tác và hỗ trợ từ các quốc gia, tổ chức quốc tế đặc biệt là những nước phát triển đã và đang thành công trong quá trình chuyển đổi này.

Phát triển năng lượng xanh, định hướng dài hạn của Chính phủ Việt Nam
Phát triển năng lượng xanh, định hướng dài hạn của Chính phủ Việt Nam

Tại Việt Nam, dự báo vào năm 2050 phải chi 748 tỷ USD mỗi năm nếu sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, trong khi chỉ cần dùng 99 tỷ USD nếu dùng năng lượng tái tạo. Theo đó, Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung có thể tiết kiệm rất nhiều nều sử dụng năng lượng tái tạo.

"Việt Nam còn có tiềm năng lớn về điện mặt trời, có thể phát triển nhanh hơn so với các nước khác. Ngoài ra, Việt Nam còn có đường bờ biển dài, tài nguyên điện gió ngoài khơi và điện gió đất liền đều rất tốt. Có thể nói Việt Nam có nguồn tài nguyên tuyệt vời để chuyển đổi năng lượng xanh. Việt Nam cũng kết nối tốt và học hỏi kinh nghiệm từ các nước. Tôi tin vào tương lai chuyển đổi năng lượng tái tạo của Việt Nam", GS Mark Zachary Jacobson (Đại học Stanford, Hoa Kỳ) đánh giá.

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam có đặc điểm địa lý lợi thế, đường bờ biển trải dài hơn 3.000 km, khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và nằm trong vùng gió mùa châu Á mạnh, ổn định, tiềm năng năng lượng gió được đánh giá là rất dồi dào.

Theo kết quả khảo sát của chương trình đánh giá về năng lượng cho châu Á của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có tiềm năng gió trung bình so với các nước trên thế giới, nhưng thuộc diện lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng tiềm năng điện gió khoảng 600 W, lớn gấp 200 lần so với công suất của nhà máy thủy điện Sơn La và gấp hơn 13 lần tổng công suất cực đại của hệ thống điện toàn quốc năm 2020.

Lộ trình cụ thể

Nhận thức đầy đủ những thách thức khi hướng tới phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và bền vững, Việt Nam đã và đang xây dựng lộ trình thực hiện cam kết của mình thông qua việc xây dựng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) với những ưu tiên thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng sạch, hạn chế tối đa nguồn năng lượng hóa thạch nhằm giảm tác động tới môi trường. Đồng thời, xem xét dừng quá trình mở rộng sử dụng than đá và khí đốt; thúc đẩy chuyển đổi năng lượng theo hướng “xanh hóa”, gia tăng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường.

Để phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, GS Mark Jacobson cũng cho rằng, Việt Nam cần vượt qua rào cản lớn nhất là ngành năng lượng hóa thạch phải đầu tư lớn. Vì vậy, cần có lộ trình và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch, bắt đầu từ những công trình đơn lẻ, quy mô nhỏ tiến tới đồng bộ và phát triển ở quy mô rộng lớn hơn.

Về phía Bộ Công Thương cho rằng, chuyển dịch năng lượng không chỉ là vấn đề của nội bộ ngành năng lượng mà chính là chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế từ mô hình thâm dụng nhiều năng lượng sang mô hình sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.

Các tính toán của Bộ Công Thương cho thấy, nhu cầu điện và năng lượng sẽ tiếp tục tăng trưởng cao cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của Việt Nam trong những năm sắp tới. Đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhu cầu cao như vậy là thách thức lớn.

Vì vậy, xây dựng chiến lược phát triển và chuyển dịch năng lượng phù hợp, khả thi, bền vững, phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước là nhiệm vụ có tính quan trọng bậc nhất của Việt Nam.

Theo đó, 4 mục tiêu mới nhất mà Việt Nam đặt ra trong chuyển dịch năng lượng, bao gồm: Thứ nhất, không phát triển thêm các nhà máy điện than mới sau năm 2030, phát triển các nguồn điện chạy khí ở mức độ hợp lý để tránh lệ thuộc vào thị trường thế giới và xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện chạy than, khí hiện có.

Thứ hai, tiếp tục tăng mạnh tỉ trọng các nguồn năng lượng tái tạo để tận dụng thế mạnh của Việt Nam.

Thứ ba, tìm hiểu, tiếp cận sớm các công nghệ sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp như Hydro xanh, amoniac xanh.

Thứ tư, cải thiện hạ tầng truyền tải và phân phối, nâng cấp khả năng kỹ thuật của hệ thống điện quốc gia về vận hành an toàn, đủ khả năng hấp thụ tỉ trọng ngày càng lớn của năng lượng tái tạo.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để thúc đẩy năng lượng phát triển nhanh, bền vững, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của nền kinh tế và đời sống dân sinh, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thu hút vốn đầu tư của toàn xã hội, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào ngành năng lượng, khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo là định hướng nhất quán của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Trong bối cảnh đó, Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng Quốc gia và Quy hoạch Điện VIII mà Việt Nam đang xây dựng sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong việc thiết lập nền tảng cho một hệ thống năng lượng hiện đại, cơ cấu bền vững, có độ tin cậy và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Anh

Tin mới cập nhật

Áp lực nhu cầu lấn át rủi ro địa chính trị, giá dầu có tuần giảm thứ hai liên tiếp

Áp lực nhu cầu lấn át rủi ro địa chính trị, giá dầu có tuần giảm thứ hai liên tiếp

Giá dầu ghi nhận tuần giao dịch 15 – 21/4 với biến động rất mạnh, giá dầu WTI giảm 3,36% xuống 82,22 USD/thùng, dầu Brent giảm 3,49% xuống 87,29 USD/thùng.
Căng thẳng Trung Đông đẩy khả năng giá dầu vượt ngưỡng 100 USD mỗi thùng

Căng thẳng Trung Đông đẩy khả năng giá dầu vượt ngưỡng 100 USD mỗi thùng

Những nhận định về giá dầu chạm ngưỡng 100 USD/thùng đã quay trở lại thị trường trong tuần này.
Giá dầu trên thị trường thế giới giảm xuống gần mức thấp của ba tuần

Giá dầu trên thị trường thế giới giảm xuống gần mức thấp của ba tuần

Giá dầu thế giới “neo” gần mức thấp nhất trong ba tuần vào kết phiên ngày 18/4.
Giá dầu bất ngờ lao dốc 3%

Giá dầu bất ngờ lao dốc 3%

Kết thúc ngày 17/4, giá dầu thế giới bất ngờ lao dốc, đánh rơi khoảng hơn 3% giá trị, ghi nhận ngày giảm giá mạnh nhất kể từ đầu tháng 12/2023.
Số liệu kinh tế của Mỹ gây sức ép lên giá dầu thế giới

Số liệu kinh tế của Mỹ gây sức ép lên giá dầu thế giới

Dầu Brent ở mức cao nhất 6 tháng trong tuần này, giữ ở mức quanh 90 USD/thùng do leo thang căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông.
Giá dầu đảo chiều tăng mạnh do căng thẳng địa chính trị leo thang

Giá dầu đảo chiều tăng mạnh do căng thẳng địa chính trị leo thang

Giá dầu ghi nhận những biến động trái chiều liên tục trong ngày giao dịch 10/4, trước hàng loạt yếu tố quan trọng về cả cung cầu, vĩ mô và địa chính trị.
Giá dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá dầu bất ngờ quay đầu giảm

Đóng cửa ngày 9/4, giá dầu bất ngờ quay đầu giảm bất chấp các thông tin cho thấy nguy cơ nguồn cung siết chặt ngày càng lớn.
[Infographics] Đường dây 500kV Bắc – Nam: Hiện đại hóa hệ thống truyền tải quốc gia

[Infographics] Đường dây 500kV Bắc – Nam: Hiện đại hóa hệ thống truyền tải quốc gia

Trải qua 30 năm vận hành, hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc - Nam không ngừng được hiện đại hóa, mở rộng số lượng và tăng công suất truyền tải.
Giá dầu Brent lần đầu vượt mốc 90 USD/thùng

Giá dầu Brent lần đầu vượt mốc 90 USD/thùng

Giá dầu đã bất ngờ đảo chiều tăng vọt trở lại vào cuối phiên sau hàng loạt rủi ro địa chính trị.
Tăng trưởng Mỹ tích cực đẩy giá dầu trong bối cảnh nguồn cung hạn chế

Tăng trưởng Mỹ tích cực đẩy giá dầu trong bối cảnh nguồn cung hạn chế

Nhiều mặt hàng trong nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá, với giá dầu bật tăng mạnh mẽ lên mức cao nhất trong 5 tháng qua.

Tin khác

Áp lực tồn kho Mỹ gia tăng kéo giá dầu giảm nhẹ

Áp lực tồn kho Mỹ gia tăng kéo giá dầu giảm nhẹ

Giá dầu thế giới biến động giằng co trong phiên giao dịch ngày 27/3.
Áp lực tồn kho có thể kéo giá dầu suy yếu

Áp lực tồn kho có thể kéo giá dầu suy yếu

Giá dầu gặp áp lực ngay khi mở cửa phiên giao dịch ngày 27/3.
Giá dầu có thể tiếp tục tăng trước các rủi ro nguồn cung

Giá dầu có thể tiếp tục tăng trước các rủi ro nguồn cung

Trước các rủi ro nguồn cung nhiều khả năng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho giá dầu trong phiên hôm nay.
Căng thẳng địa chính trị tiếp diễn đẩy giá dầu phục hồi

Căng thẳng địa chính trị tiếp diễn đẩy giá dầu phục hồi

Thị trường dầu thô đón nhận lực mua tích cực trở lại trong bối cảnh rủi ro địa chính trị.
Giá dầu có thể sẽ phục hồi trước rủi ro nguồn cung

Giá dầu có thể sẽ phục hồi trước rủi ro nguồn cung

Giá dầu đang có xu hướng điều chỉnh giảm trở lại sau khi chạm cạnh trên của kênh tăng giá chính.
Tập đoàn SK hợp tác phát triển điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam

Tập đoàn SK hợp tác phát triển điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam

Công ty SK ecoplant đã ký với BCG Energy một thỏa thuận hợp tác phát triển điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam.
Giá dầu duy trì đà giảm trước sự tăng vọt của đồng USD

Giá dầu duy trì đà giảm trước sự tăng vọt của đồng USD

Kết thúc ngày giao dịch 21/3, giá dầu ghi nhận phiên giảm thứ hai liên tiếp trước sự tăng vọt của đồng USD.
Giá dầu có thể giảm về vùng 79,5 - 80 USD phiên hôm nay

Giá dầu có thể giảm về vùng 79,5 - 80 USD phiên hôm nay

Giá dầu phục hồi nhẹ trong phiên sáng khi thị trường vẫn đang đánh giá báo cáo tuần của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Giá dầu thu hẹp đà giảm về cuối phiên trước tín hiệu vĩ mô tích cực

Giá dầu thu hẹp đà giảm về cuối phiên trước tín hiệu vĩ mô tích cực

Kết thúc ngày giao dịch 20/3, giá dầu gặp sức ép khi áp lực bán chốt lời bắt đầu xuất hiện sau chuỗi tăng nóng nhiều phiên liên tiếp.
Giá dầu có thể sẽ điều chỉnh giảm về vùng 80,8 - 81 USD

Giá dầu có thể sẽ điều chỉnh giảm về vùng 80,8 - 81 USD

Giá dầu gặp áp lực do hành động chốt lời của nhà đầu tư sau chuỗi nhiều phiên tăng nóng.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 19/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 19/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024, giá dầu thế giới vẫn giữ mức thấp nhất 3 tuần gần đây với dầu WTI ở mốc 82,51 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 86,97 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều giảm với dầu WTI giảm 0,66%, dầu Brent giảm 0,41%.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 20/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/4 thế nào?
Phiên bản di động