Đậu tương hồi phục trong sắc xanh, dầu đậu tương tiếp tục suy yếu
Giá đậu tương lao dốc mạnh Giá đậu tương giảm mạnh sau báo cáo Tồn kho Ngũ cốc quý Nhóm hàng đậu tương ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong 5 tháng |
Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Ngũ cốc Brazil (ANEC) mới đây đã đưa ra dự báo đầu tiên về hoạt động xuất khẩu ngũ cốc tháng 10 của nước này.
Ảnh minh họa |
Cụ thể, trong báo cáo tuần này, ANEC dự báo Brazil sẽ xuất khẩu 6,71 triệu tấn đậu tương trong tháng 10, cao hơn đáng kể so với mức 3,59 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Nhìn chung, kể từ tháng 2, hoạt động bán hàng đậu tương của Brazil vẫn duy trì tương đối tốt, khi mà các lô hàng xuất khẩu hàng tháng từ quốc gia Nam Mỹ này liên tục cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Do vậy, dự báo của ANEC càng củng cố thêm triển vọng xuất khẩu của quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới, đồng thời gây ra sức ép cạnh tranh với đậu tương Mỹ. Theo đó, đây là yếu tố đã thúc đẩy lực bán đối với mặt hàng này trong phiên tối và hạn chế đà tăng của giá.
Trước sức ép từ triển vọng xuất khẩu của Brazil, giá đã chịu áp lực bán mạnh sau khi mở cửa phiên tối và mất đi hoàn toàn mức tăng từ đầu phiên. Tuy nhiên, giá nhanh chóng hồi phục trở lại nhờ lực mua ở vùng hỗ trợ kỹ thuật và khép lại phiên hôm qua với mức thay đổi không đáng kể.
Tương tự như đậu tương, khô đậu hợp đồng kỳ hạn tháng 12 khép lại phiên giao dịch trong sắc xanh với mức hồi phục nhẹ 0,08%, đánh dấu chấm dứt 3 phiên lao dốc liên tiếp. Bên cạnh chịu ảnh hưởng gián tiếp từ đà tăng của đậu tương, lực mua hỗ trợ kỹ thuật ở vùng giá 370 là yếu tố chính giúp giá lấy lại được nhịp tăng trong phiên hôm qua. Cũng trong báo cáo mới nhất của ANEC, các lô hàng khô đậu xuất khẩu của Brazil trong tháng 10 được dự báo đạt 2,13 triệu tấn, cao hơn nhiều so mức cùng kỳ năm trước. Thông tin cho thấy triển vọng bán hàng xuất khẩu tích cực trong tháng tới của Nam Mỹ, từ đó kìm hãm lực mua đối với khô đậu trong phiên 3/10.
Đối với dầu đậu, giá mặt hàng này nối dài đà giảm của phiên hôm trước khi đóng cửa lao dốc 2%. Nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ giảm hơn 25% trong tháng 9 do tồn kho tăng lên mức kỷ lục. Điều này dẫn đến nhập khẩu dầu thực vật của nước này giảm 19% so với tháng 8, đồng thời tác động “bearish” đến giá dầu cọ và gián tiếp tạo áp lực lên giá dầu đậu trong phiên hôm qua.