Cuộc cách mạng kinh tế châu Á và tác động đối với thế giới

Hiện nay, mô hình kinh tế của châu Á một lần nữa chuyển dịch, gây ra những ảnh hưởng đối với khu vực và thế giới.
Kinh tế châu Á gặp khó do giá dầu nhập khẩu bất ngờ tăng ADB giảm dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á do dịch COVID-19 Kinh tế châu Á đang lấy lại đà tăng trưởng, Việt Nam là điểm sáng trong khu vực

Hàng triệu người châu Á thoát nghèo nhờ gia công hàng hóa.

Cụm từ “công xưởng châu Á” mô tả một trong những thành tựu kinh tế ấn tượng nhất trong lịch sử thế giới. Trong nửa thế kỷ qua, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Gần đây hơn là Trung Quốc đã trở thành những trung tâm sản xuất hàng hóa lớn để sau đó xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây khá giả.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hàng triệu người châu Á thoát nghèo nhờ việc gia công hàng hóa, và nhiều người trở nên giàu có. Hiện nay, mô hình kinh tế của châu Á đang một lần nữa chuyển dịch, gây ra những ảnh hưởng đối với khu vực và thế giới.

* Làn sóng hội nhập thương mại

Sự bùng nổ hoạt động sản xuất kéo dài ở châu Á đã thúc đẩy làn sóng hội nhập thương mại. Năm 1990, 46% thương mại châu Á diễn ra trong khu vực. Đến năm 2021, con số đó đã tăng lên 58%, trở thành lục địa hội nhập nhất sau châu Âu. Khi châu Á trở nên giàu có hơn và các công ty ở đây trở nên hùng mạnh hơn, dòng vốn đầu tư cũng trở nên mang tính khu vực hơn.

Trong thập kỷ qua, các công ty châu Á đã trở thành những nhà đầu tư nhiệt tình trong khu vực. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào châu Á của các nhà đầu tư châu Á đã tăng nhanh gần gấp đôi so với các nhà đầu tư phương Tây. Phần lớn trong số đó đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như từ Trung Quốc, và điểm nhận đầu tư là những nước kém phát triển hơn. Kết quả là vào năm 2021, người châu Á sở hữu 59% đầu tư trực tiếp nước ngoài ở châu Á, không bao gồm các trung tâm tài chính Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore, tăng từ mức tương ứng 48% của năm 2010. Trong khi đó, thị phần đầu tư nước ngoài tại châu Á của phương Tây đã sụt giảm rõ rệt.

Một bức tranh tương tự xuất hiện từ các dòng tài chính khác. Thị phần cho vay ngân hàng xuyên biên giới của châu Á đã tăng từ mức dưới 40% trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lên 54% hiện nay. Các thể chế tài chính như Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, tập đoàn tài chính Mitsubishi của Nhật Bản và Ngân hàng United Oversea của Singapore đã mở rộng hoạt động trong khu vực ngay cả khi các nhà cho vay phương Tây có xu hướng rút lui.

Những dự án tài chính phát triển mà Mỹ triển khai tại châu Á phần lớn được thực hiện thông qua các ngân hàng đa phương. Các nước châu Á là những người cho vay lớn hơn và cũng là những người cho vay trực tiếp. Từ năm 2015 đến năm 2021, Trung Quốc cam kết đầu tư trung bình 5,5 tỷ USD cho khu vực mỗi năm, so với mức cam kết tương ứng 4 tỷ USD từ Nhật Bản và 2,9 tỷ USD từ Hàn Quốc. Phần lớn cam kết đầu tư này đều đi kèm với điều kiện chuyển giao chuyên môn kỹ thuật.

Sự hội nhập châu Á có thể sẽ sâu sắc hơn. Các hiệp định thương mại mới như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã loại bỏ một số rào cản đối với thương mại. Khi chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phức tạp hơn, sẽ cần nhiều hoạt động đầu tư xuyên biên giới hơn vào lĩnh vực kho vận (logistics). Ngay cả khi các công ty trong khu vực đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nhiều công ty đang tìm cách thiết lập nhà máy sản xuất ở Ấn Độ hoặc Việt Nam.

Quan trọng hơn, số lượng người tiêu dùng ngày càng tăng ở châu Á cũng hối thúc việc đẩy mạnh hội nhập. Hiện nay, phần lớn thương mại trong khu vực châu Á là đầu vào trung gian, được sử dụng để sản xuất hàng hóa thành phẩm chứ không phải là hàng tiêu dùng. Nhưng trong 5 năm tới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán rằng các nền kinh tế châu Á mới nổi và đang phát triển có khả năng tăng trưởng 4,5% mỗi năm, nhanh gấp ba lần so với các nước phát triển. Khi người tiêu dùng giàu có hơn, họ sẽ mua nhiều hơn từ các nước láng giềng.

Ngày nay, sự chênh lệch về thu nhập trên khắp châu Á là rất lớn, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người hàng năm dao động từ 8.000 USD ở Ấn Độ đến 49.000 USD ở Nhật Bản, được điều chỉnh theo sức mua. Giống như việc hội nhập với Liên minh châu Âu (EU) đã giúp thu nhập ở Đông Âu bắt kịp với thu nhập ở phía Tây Âu, thì việc hội nhập ở châu Á cũng sẽ nâng cao thu nhập ở phía Nam Á và Đông Nam Á. Tiền tiết kiệm của các nước châu Á giàu có và có dân số già hóa đang được sử dụng hiệu quả ở các nước nghèo và có dân số trẻ hơn, nơi đang giúp mang lại sự thịnh vượng đồng thời tạo ra lợi nhuận lành mạnh cho các nhà đầu tư.

Thương mại gia tăng sẽ giúp giảm giá hàng hóa cho người tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn sẽ làm giảm chi phí vốn. Vậy hậu quả chính trị là gì? Không giống như ở châu Âu, các mối quan hệ kinh tế sâu sắc hơn ở châu Á không báo trước sự hội nhập chính trị. Dự án châu Âu được thúc đẩy bởi mong muốn tránh một cuộc xung đột lục địa, còn ở châu Á ngày nay không có động lực tương tự. Các nước châu Á rất độc lập và hệ thống chính trị của họ quá đa dạng – từ nền dân chủ tự do đến chế độ chuyên chế bị chiến tranh thiêu đốt – để khiến việc hình thành một Liên minh châu Á trở nên khả thi.

Cuộc cách mạng kinh tế châu Á và tác động đối với thế giới
Công nhân làm việc bên trong một nhà máy ở Maryland, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

* Thịnh vượng xuyên Thái Bình Dương

Mặc dù Mỹ vẫn là nhà đầu tư quan trọng trong khu vực nhưng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của nước này sẽ bị suy giảm. Xét về mặt tương đối, Mỹ đã mất đi ảnh hưởng tài chính đối với châu Á, do đó nước này sẽ thu được ít lợi ích hơn từ sự bùng nổ sắp tới ở châu Á. Hơn nữa, sự ủng hộ đối với các thỏa thuận thương mại tự do đã "bốc hơi" ở cả hai đảng lớn tại Quốc hội Mỹ. Do đó, khi tìm cách xây dựng các liên minh ở châu Á, Mỹ có ít "củ cà rốt" kinh tế hơn để đưa ra so với trước đây.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khu vực này sẽ bị chi phối bởi Trung Quốc, cường quốc trong khu vực. Đúng là Trung Quốc đã đạt được ảnh hưởng đáng kể thông qua sức nặng thương mại khổng lồ và Sáng kiến Vành đai và Con đường. Nhưng nhiều nước châu Á vẫn đang cảnh giác với Trung Quốc, nhất là vì chính sách đối ngoại của nước này ngày càng trở nên khắt khe hơn.

Các nền dân chủ châu Á giàu có và trưởng thành như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ là đối trọng quan trọng của Trung Quốc. Theo một cuộc khảo sát của Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, viện trợ phát triển lâu dài của Nhật Bản cho Đông Nam Á giúp giải thích tại sao giới tinh hoa trong khu vực cho rằng Nhật Bản là cường quốc đáng tin cậy nhất trong khu vực. Trong khi đó, Hàn Quốc tự hào về quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ nước nhận viện trợ sang nước tài trợ lớn. Và điều đáng nói là cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều thân thiện với Mỹ hơn nhiều so với Trung Quốc.

Mặc dù ảnh hưởng kinh tế tương đối của Mỹ đang giảm dần ở châu Á nhưng nước này vẫn có thể tạo ra ảnh hưởng thông qua các đối tác của mình. Tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào tháng trước, ông Biden đã chào đón Tổng thống Hàn Quốc, Yoon Suk-yeol, và Thủ tướng Nhật Bản, Kishida Fumio; ba nhà lãnh đạo đều tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với một trật tự dựa trên luật lệ.

Theo BNews

Tin mới cập nhật

Điểm loạt tai nạn máy bay khiến hàng trăm người thiệt mạng

Điểm loạt tai nạn máy bay khiến hàng trăm người thiệt mạng

Một loạt các vụ tai nạn hàng không trên thế giới liên tiếp xảy ra với những hậu quả nghiêm trọng khiến người dân không khỏi hoang mang, lo lắng.
Hành khách “choáng” vì phát hiện người phụ nữ nằm ngủ trong ngăn hành lý máy bay

Hành khách “choáng” vì phát hiện người phụ nữ nằm ngủ trong ngăn hành lý máy bay

Một video ghi lại cảnh người phụ nữ nằm dài trong ngăn chứa hành lý phía trên của Southwest Airlines.
Xuất khẩu toàn cầu tới EU có thể giảm vì chính sách điều chỉnh carbon

Xuất khẩu toàn cầu tới EU có thể giảm vì chính sách điều chỉnh carbon

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU có thể sẽ làm giảm thương mại toàn cầu và xuất khẩu của châu Á sang EU.
AI - Trí tuệ nhân tạo: Mối đe dọa lớn hiện nay với con người

AI - Trí tuệ nhân tạo: Mối đe dọa lớn hiện nay với con người

Sự phát triển mạnh mẽ của AI (trí tuệ nhân tạo) đã và đang khiến các công ty công nghệ lớn sa thải nhân viên và chuyên gia đưa ra nhiều cảnh báo.
Trung Quốc: Thường Châu lần đầu cán mốc GDP vượt 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ

Trung Quốc: Thường Châu lần đầu cán mốc GDP vượt 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ

Mới đây, trang The Paper của Trung Quốc đưa tin thành phố Thường Châu trở thành thành phố thứ 25 của Trung Quốc có GDP vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ.
Tết Nguyên đán chính thức trở thành ngày nghỉ lễ của Liên Hợp Quốc

Tết Nguyên đán chính thức trở thành ngày nghỉ lễ của Liên Hợp Quốc

Mới đây, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết lấy Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Âm lịch) làm ngày nghỉ của Liên Hợp Quốc.
Trung Quốc tiếp tục rơi vào tình trạng giảm phát trong tháng 11

Trung Quốc tiếp tục rơi vào tình trạng giảm phát trong tháng 11

Nối tiếp tháng 10, Trung Quốc tiếp tục rơi vào tình trạng giảm phát cả giá tiêu dùng và giá sản xuất trong tháng 11.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng trong năm 2024

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng trong năm 2024

Trong tháng 12, Bộ Chính trị Trung Quốc gồm 24 thành viên của Đảng Cộng sản dự kiến ​​sẽ sớm tập hợp để hoạch định chính sách cho năm tới.
EC tài trợ 1,2 tỷ euro cho dự án điện toán đám mây

EC tài trợ 1,2 tỷ euro cho dự án điện toán đám mây

Ủy ban châu Âu đã thông qua gói tài trợ 1,2 tỷ euro (1,3 tỷ USD) cho dự án điện toán đám mây của châu Âu.
Chủ tịch Fed nhận định còn quá sớm để suy đoán về thời điểm hạ lãi suất

Chủ tịch Fed nhận định còn quá sớm để suy đoán về thời điểm hạ lãi suất

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nhận định rằng vẫn còn quá sớm để suy đoán về thời điểm Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Tin khác

Thụy Sĩ đóng băng gần 9 tỷ USD tài sản của Nga trong năm 2023

Thụy Sĩ đóng băng gần 9 tỷ USD tài sản của Nga trong năm 2023

Ngày 1/12, Thụy Sĩ thông báo, từ đầu năm đến nay, nước này đã đóng băng các tài sản của Nga trị giá khoảng 7,7 tỷ franc Thụy Sĩ (8,81 tỷ USD).
Việc đồng USD giảm giá tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?

Việc đồng USD giảm giá tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?

Đối với các quốc gia phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, đồng USD yếu hơn có nghĩa là họ phải trả ít hơn cho những mặt hàng thiết yếu.
Góc nhìn: Kinh tế Mỹ sẽ như thế nào vào năm 2024?

Góc nhìn: Kinh tế Mỹ sẽ như thế nào vào năm 2024?

Thời điểm kết thúc năm 2023 sắp tới cũng là lúc thị trường “băn khoăn” về bối cảnh kinh tế trong năm 2024 sẽ biến động như thế nào?
Kinh tế sụt giảm, Eurozone đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày càng cao

Kinh tế sụt giảm, Eurozone đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày càng cao

Các cuộc khảo sát hoạt động khu vực tư nhân cho thấy một cuộc suy thoái ở Khu vực đồng euro (Eurozone) ngày càng có khả năng xảy ra.
OPEC+ tuyên bố hoãn cuộc họp cấp bộ trưởng đến cuối tháng 11

OPEC+ tuyên bố hoãn cuộc họp cấp bộ trưởng đến cuối tháng 11

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ra tuyên bố cho biết tổ chức này và các đối tác (OPEC+) đã hoãn hội nghị cấp bộ trưởng đến ngày 30/11
Điện Kremlin khẳng định Nga tránh được nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế

Điện Kremlin khẳng định Nga tránh được nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế

Điện Kremlin của Nga cho biết Moskva đã ngăn chặn được nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế sau khi phải hứng chịu hàng loạt các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương tây.
Ukraine cho biết 151 tàu đã sử dụng “hành lang nhân đạo” kể từ tháng 8

Ukraine cho biết 151 tàu đã sử dụng “hành lang nhân đạo” kể từ tháng 8

Ukraine cho biết rằng 151 tàu đã sử dụng tuyến đường vận chuyển mới của Kiev ở biển Đen kể từ khi được thiết lập vào tháng 8.
Tổng thống Putin nêu quan điểm của Nga về khả năng ‘đóng cửa với châu Âu’

Tổng thống Putin nêu quan điểm của Nga về khả năng ‘đóng cửa với châu Âu’

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nước này hiện không có kế hoạch “đóng cửa với châu Âu”, dù đôi khi cũng tính đến việc đó.
Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm lần đầu tiên trong 7 tháng qua

Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm lần đầu tiên trong 7 tháng qua

Số liệu cho thấy doanh số bán lẻ ở Mỹ đã giảm 0,1% trong tháng 10, thấp hơn mức kỳ vọng 0,3% mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của Reuter
Trung Quốc: Nhập khẩu thiết bị sản xuất chip tăng hơn 90% so với cùng kỳ 2023

Trung Quốc: Nhập khẩu thiết bị sản xuất chip tăng hơn 90% so với cùng kỳ 2023

Nhập khẩu thiết bị sản xuất chất bán dẫn (chip) của Trung Quốc, trong tháng 10/2023, đã tăng hơn 90% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Theo chuyên gia chứng khoán nhận định, sau những phiên lao dốc mạnh, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh bán đuổi giá thấp.
Phiên bản di động