Cơ hội cho hàng hóa Việt ra thế giới từ thị trường Nhật Bản

Theo Tham tán Việt Nam tại Nhật Bản, nếu vào được thị trường Nhật Bản, đây chính là “tấm thẻ thông hành” cho hàng hóa Việt Nam đi các thị trường khác trên thế giới.

“Nhật Bản có quy định và tiêu chuẩn nhập khẩu rất khắt khe. Nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn của Nhật Bản, hàng hóa Việt Nam không chỉ thâm nhập được vào thị trường khó tính này mà còn có thể thâm nhập vào hầu hết các thị trường khác trên thế giới.

Co hoi cho hang hoa Viet ra the gioi tu thi truong Nhat Ban hinh anh 1
Chế biến cá da trơn xuất khẩu tại Tiền Giang. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)

Nói cách khác, nếu vào được thị trường Nhật Bản, đây chính là “tấm thẻ thông hành” cho hàng hóa Việt Nam đi các thị trường khác trên thế giới.”

Đây là nhận định của ông Tạ Đức Minh, Tham tán Việt Nam tại Nhật Bản, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN về hoạt động ngoại giao kinh tế tại địa bàn.

Theo ông Tạ Đức Minh, những năm qua, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã nỗ lực kết nối nhu cầu xuất-nhập khẩu của doanh nghiệp cả hai nước thông qua nhiều hình thức; tìm kiếm, lựa chọn các doanh nghiệp uy tín, có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu đặt ra để giới thiệu cho đối tác Nhật Bản.

Thương vụ cũng thường xuyên làm việc và trao đổi với các đầu mối chuyên nhập khẩu nông sản, hoa quả và thực phẩm Việt Nam ở Nhật Bản để cập nhật về kế hoạch nhập khẩu và tình hình thực tế thị trường, đồng thời tìm hiểu thông tin về các công nghệ hiện đại giúp xử lý, bảo quản nông sản và hoa quả tươi, góp phần nâng cao giá trị và giá bán của sản phẩm.

Trong đại dịch COVID-19, thương vụ đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng hai nước tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đăng ký gian hàng tại nhiều hội chợ, triển lãm quốc tế, trong đó nổi bật có Triển lãm Thực phẩm và đồ uống quốc tế (Foodex Japan), từ đó kết nối thành công nhiều doanh nghiệp Việt Nam với các nhà nhập khẩu ở Nhật Bản.

Thông qua sự kết nối của thương vụ, một số sản phẩm nông sản, thực phẩm Việt Nam như nước dừa, sữa dừa mang nhãn hiệu Vietcoco hay cà phê, đậu phộng của Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản; các sản phẩm nông thủy sản và thực phẩm của Việt Nam ngày càng xuất hiện phổ biến trên kệ hàng của các chuỗi siêu thị lớn tại Nhật Bản như AEON, Donkihote hay Itoyokado với chủng loại khá đa dạng.

Thương vụ cũng có những hoạt động quảng bá giới thiệu nông sản hoa quả Việt tại các siêu thị lớn như Tuần hàng Việt Nam tại chuỗi siêu thị AEON hay trong Lễ hội Việt Nam tại Tokyo.

Đặc biệt, tại Lễ hội Việt Nam diễn ra vào tháng 6/2022, thương vụ lần đầu tiên phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang cùng với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Toàn cầu và Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam giới thiệu quả vải thiều tươi với người tiêu dùng Nhật Bản.

Với mục tiêu khuyến khích người Việt tại Nhật Bản dùng hàng Việt Nam cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng người Việt tại thị trường này, thương vụ đã ký bản ghi nhớ hợp tác với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản, đồng thời phối hợp giúp kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống các khu trung tâm thương mại của thành viên Hiệp hội chuyên về hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Đánh giá những thuận lợi trong việc đưa hàng Việt Nam thâm nhập thị trường Nhật Bản, ông Tạ Đức Minh cho rằng Việt Nam và Nhật Bản có cơ cấu hàng hóa xuất-nhập khẩu không cạnh tranh trực tiếp mà mang tính bổ sung cho nhau.

Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao từ Nhật Bản, trong khi Nhật Bản có nhu cầu lớn đối với mặt hàng nông-lâm-thủy sản, thực phẩm chế biến, dệt may và da giày của Việt Nam.

Với dân số hơn 125 triệu người, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm nông thủy sản và thực phẩm nhập khẩu, như cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, càphê… Đây đều là những mặt hàng Việt Nam được đánh giá là có thế mạnh và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản.

Bên cạnh đó, việc hai nước cùng là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), với nhiều cam kết ưu đãi cắt giảm thuế quan ở mức sâu, đã tạo ra nhiều cơ hội mở rộng hợp tác thương mại.

Trong khuôn khổ CPTPP và RCEP, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu đáng kỳ vọng của Việt Nam do những lợi thế về khoảng cách khiến chi phí logistics thấp, giao thông vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn so với thị trường EU hay Mỹ.

Khi CPTPP và RCEP có hiệu lực, việc xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản đã trở nên thuận lợi hơn do tận dụng được quy tắc xuất xứ của các FTA này. RCEP tích hợp các FTA ASEAN+ nên khi đi vào thực thi cho phép các doanh nghiệp áp dụng thống nhất một bộ quy tắc xuất xứ và một mẫu giấy chứng nhận xuất xứ. Đây là bước tiến rất lớn trong việc đơn giản hóa thủ tục trong xuất khẩu.

Xu thế phát triển ngành nông nghiệp hiện nay của Việt Nam là đẩy mạnh chế biến nông sản và gia tăng giá trị cho hàng nông sản thay vì xuất khẩu dạng thô. Xu thế này đặc biệt phù hợp với các FTA càng ngày càng mở rộng quy mô thị trường do nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa không chỉ dựa trên nơi được trồng trọt/chăn nuôi mà cả nơi chế biến/sản xuất tiếp theo.

Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tận dụng được những lợi thế do CPTPP và RCEP mang lại cần lưu ý đến quy tắc xuất xứ của hàng hóa nhằm lựa chọn đối tác có lợi, như nhập nguyên liệu từ đâu sẽ có lợi thế được cộng gộp xuất xứ, từ đó tăng khả năng tận dụng xuất xứ ưu đãi để hưởng ưu đãi thuế quan.

Ông Tạ Đức Minh cho biết thị trường Nhật Bản là thị trường nổi tiếng khó tính với nhiều tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe. Vì vậy, để đảm bảo hàng hóa, sản phẩm Việt Nam có thể thâm nhập thành công và có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản, điều quan trọng trước tiên là cần chú trọng xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm.

Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và các doanh nghiệp nhập khẩu, bán hàng tại Nhật Bản, các cơ quan quản lý liên quan cần chung tay phối hợp trong việc xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam là những hàng hóa có chất lượng cao, có sức cạnh tranh, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhật Bản.

Thời gian tới, thương vụ sẽ tiếp tục đẩy mạnh phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản và các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Việt Nam tại nước này để hưởng ứng các cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài, giai đoạn 2020-2024.”

Đặc biệt, thương vụ sẽ tập trung vào những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh và Nhật Bản có nhu cầu cao như hàng dệt may, nông lâm thủy sản, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ…

Thương vụ cũng sẽ củng cố và mở rộng hơn nữa thị trường cho một số mặt hàng đã có chỗ đứng nhất định tại Nhật Bản như chuối, thanh long, cà phê, ca cao, hạt điều, gia vị, thực phẩm chế biến…., đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm có tiềm năng của Việt Nam như dệt may, da giày hay cơ khí chế tạo, thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương để tìm kiếm được những đối tác phù hợp, những cơ hội tốt để duy trì và mở rộng thị phần tại thị trường Nhật Bản./.

Tin mới cập nhật

Nhập khẩu phân bón về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu phân bón về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

10 tháng năm 2024, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 4,35 triệu tấn, trị giá trên 1,43 tỷ USD, tăng 31,1% về khối lượng, tăng 27,1% về kim ngạch.
Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Điểm tên những thị trường nhập khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Điểm tên những thị trường nhập khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng lớn nhất là những nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…
Khai mạc Hội chợ Công Thương và sản phẩm OCOP – Đắk Lắk năm 2024

Khai mạc Hội chợ Công Thương và sản phẩm OCOP – Đắk Lắk năm 2024

Hội chợ Công Thương và sản phẩm OCOP – Đắk Lắk năm 2024 là cơ hội để tỉnh giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu địa phương.
10 tháng, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam thu về hơn 821 triệu USD

10 tháng, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam thu về hơn 821 triệu USD

10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu thủy sản mang về 8,3 tỷ USD cho Việt Nam trong 10 tháng

Xuất khẩu thủy sản mang về 8,3 tỷ USD cho Việt Nam trong 10 tháng

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt 8,3 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh

Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh

10 tháng, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 88,25 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 16,9 tỷ USD).
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt 6,58 tỷ USD.
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.

Tin khác

10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch

10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch

10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt đã mang về cho nước ta hơn 23 triệu USD với sản lượng đạt 9.709 tấn, tăng 6,5% về lượng và tăng mạnh 32,1% về kim ngạch.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ tăng trưởng gần 13% trong 10 tháng năm 2024

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ tăng trưởng gần 13% trong 10 tháng năm 2024

Trong 10 tháng của năm 2024, doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu duy trì ổn định, ước đạt 62.026 tỷ đồng, tăng 12,98% so với cùng kỳ.
Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Nguồn cung hạn chế giúp cho giá hồ tiêu vẫn đang cao hơn khoảng hơn 70% so với đầu năm, dự báo xuất khẩu vào cuối năm sẽ thêm nhiều cơ hội.
Tình hình xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng năm 2024: Mặc dù tăng trưởng nhưng còn thách thức

Tình hình xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng năm 2024: Mặc dù tăng trưởng nhưng còn thách thức

Các thị trường xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng năm 2024 cơ bản có sự phục hồi tốt, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 985,77 triệu đô la Mỹ, tăng 6,11% so với cùng kỳ.
Sản lượng hồ tiêu giảm: Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó thu mua nguyên liệu

Sản lượng hồ tiêu giảm: Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó thu mua nguyên liệu

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, trong khi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu mua.
9 tháng, xuất khẩu giày dép của Việt Nam thu về hơn 16,5 tỷ USD

9 tháng, xuất khẩu giày dép của Việt Nam thu về hơn 16,5 tỷ USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu giày dép của Việt Nam đã thu về hơn 16,5 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), tháng 10/2024, Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu, tăng đáng kể so với tháng trước.
EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam

EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam

Trong số 3 nhà mua lớn nhất cà phê Việt, EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 10 tháng năm 2024 đạt gần 2,1 triệu tấn

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 10 tháng năm 2024 đạt gần 2,1 triệu tấn

10 tháng, tổng khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt gần 2,1 triệu tấn với kim ngạch 948,7 triệu USD, giảm về khối lượng và kim ngạch so cùng kỳ.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Phiên bản di động