Chứng khoán hôm nay 4/10/2023: Thép, năng lượng tiếp đà giảm
Thị trường chứng khoán hôm nay 4/10/2023
Thị trường chứng khoán hôm nay, ngày 4/10/2023, dự báo thị trường tiếp tục xu hướng giằng co, giảm điểm theo quán tính.
Kết phiên VN-Index giảm mạnh 37,15 điểm (-3,22%) về mức 1.118,10 điểm. HNX-Index giảm mạnh hơn 10,04 điểm (-4,24%) về mức 226,68 điểm; có 631 mã giảm giá (73 mã giảm sàn), 71 mã tăng giá (05 mã tăng trần) và 68 mã giá tham chiếu. Thanh khoản trên hai sàn đạt 23.627,02 tỷ đồng, tăng mạnh 83,14% so với phiên trước.
Nhóm VN30 giảm 36,24 điểm (-3,11%), đóng cửa tại 1.130,89 điểm. Trong nhóm, không có mã nào có sắc xanh, trong khi đó có đến 29 mã giảm giá như GVR (-6,9%), SSI (-5,9%), MWG (-5,6%), BID (-5,5%), HPG (-5,3%).
Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính chứng khoán chịu áp lực bán tiêu cực nhất với số lượng mã giảm giá hết biên độ chiếm đa số, thanh khoản vượt mức trung bình với PSI (-8,33%), WSS (-7,25%), VCI (-6,94%), BSI (-6,93%), CTS (-6,89%)...
Nhóm cổ phiếu bất động sản tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh mạnh với thanh khoản gia tăng trên mức trung bình sau khi phục hồi với thanh khoản kém, đa số giảm mạnh hết biên độ như CEO (-9,72%), L14 (-9,21%), PDR (-7,00%), DIG (-6,97%), SCR (-6,95%), HDC (-6,94%).
Khối ngoại quay lại bán ròng trên sàn HOSE, với giá trị 155,9 tỷ đồng. Trong đó, họ bán mạnh tại CTG (-52,1 tỷ), VPB (-46,1 tỷ), VIC (-30,4 tỷ), MSN (-28,9 tỷ), VCG (-27,7 tỷ) … Ở chiều ngược lại, họ mua nhiều tại DPM (+51,9 tỷ), MWG (+35,3 tỷ), FTS (+26,3 tỷ), VHC (+21,9 tỷ), HDB (+20,1 tỷ).
Chứng khoán ngành Công Thương ngày 3/10/2023
Chứng khoán ngành Công Thương hôm nay dự báo nhóm hóa chất, năng lượng tăng nhẹ; công nghiệp, thép đồng loạt giảm điểm mạnh.
Các cổ phiếu nhóm thép chịu áp lực bán mạnh, đa số giảm hết biên độ, thanh khoản trên mức trung bình với VGS (-9,64%), TVN (-8,70%), HSG (-6,97%), TLH (-6,94%), SMC (-6,84%), NKG (-6,78%)..dưới áp lực của thị trường chung cũng như thông tin EU bắt đầu đánh thuế carbon từ 1/10/2023. Đây là công cụ chính sách của EU nhằm đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường châu Âu. Bước đầu, EU sẽ áp dụng cơ chế điều chỉnh biên giới carbon đối với các hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro.
Nhóm cổ phiếu năng lượng đã phần các mã đều ở sắc đỏ, như PVT (-6,83%), POW (-4,68%), PVD (-5,58%), PLX (-4%), GAS (-3,36%), PSH (-3,08%), GEG (-3,91%, PVP (-3,4%), VTO (3,96%).
Nhóm các cổ phiếu công nghiệp cũng giảm sâu, trong đó HHV (-1,82%), CII giảm sàn (-6,82%), VOS (-6,69%), HHS (-6,9%), MHC (-7%), GMD (-4,92%), FCN (-4,92%).
Chứng khoán hôm nay 4/10/2023: Thép, năng lượng giảm mạnh. |
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 4/10/2023
Theo Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhận định, thị trường có thể sẽ tiếp tục giảm trong phiên kế tiếp (04/10) và chỉ số VN-Index có thể sớm thu hẹp đà giảm về cuối phiên quanh mức 1,118 điểm. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao, áp lực bán có thể sẽ còn gia tăng trong đầu phiên giao dịch kế tiếp.
Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể dừng bán và nếu thị trường hồi phục nhẹ trong phiên 04/10 thì các nhà đầu tư có thể xem xét mua thăm dò với tỷ trọng thấp. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp thì vẫn nên đứng ngoài thị trường.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, có khả năng quán tính giảm giá vẫn còn trong phiên giao dịch ngày 04/10 và kiểm tra vùng MA(200), vùng 1,105 điểm. Dự kiến dòng tiền hỗ trợ sẽ có động thái tăng tại vùng hỗ trợ này và giúp thị trường hồi phục kỹ thuật để kiểm tra lại nguồn cung.
Nhà đầu tư cần quan sát động thái của dòng tiền tại vùng hỗ trợ, có thể cân nhắc mua ngắn hạn tại một số cổ phiếu có cơ bản tốt đã lùi về nền hỗ trợ trước đó. Tuy nhiên vẫn cần cân nhắc khả năng hồi phục của thị trường để cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Còn theo Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), xét dưới góc nhìn ngắn hạn thị trường tiếp tục trong nhịp điều chỉnh mạnh và chưa hình thành đáy ngắn hạn để hồi phục. Biên độ điều chỉnh mạnh khiến rủi ro trong ngắn hạn tăng cao mặc dù thị trường hoàn toàn có các nhịp hồi kỹ thuật. Ngưỡng hỗ trợ gần của chỉ số là quanh vùng 1,105 điểm, kháng cự quanh vùng 1,135 điểm.
Thị trường trong ngắn hạn đang đối diện nhiều rủi ro mặc dù có thể có những nỗ lực hồi phục ngắn hạn. Nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì tỷ trọng thấp, quản trị rủi ro danh mục và tranh thủ các nhịp hồi phục nếu có để hạ tỷ trọng xuống mức an toàn. Nhà đầu tư trung, dài hạn đã mua vào từ đầu sóng tiếp tục nắm giữ danh mục và theo dõi thêm diễn biến thị trường.
Thông tin thị trường chứng khoán Mỹ
Rạng sáng (1h30 giờ Việt Nam) các sàn chứng khoán Mỹ đều ghi nhận giảm điểm. Trong đó, sàn Dow Jone giảm xuống 32.918,99 điểm (-1,54%). Sàn S&P 500 giảm xuống còn 4.219 điểm (+0,01%); Nasdaq 100 tăng lên 14.837,57 điểm (+0,83%); Nasdaq tăng lên 13.307,77 điểm (-1,61%), sàn Nasdaq 100 giảm xuống còn 14.535,40 điểm (-2,04%). Sàn Nasdaq còn 13.027,76 điểm (-2,06).
Đối với cổ phiếu VinFast (VFS) rạng sáng hôm qua tiếp tục chứng kiến đà giảm giá, kết thúc phiên chỉ còn 9,29 USD (-5,22%) so với phiên trước đó.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm, đây là chỉ số quan trọng nhằm đánh giá lạm phát tại Mỹ. Chỉ số PCE đã giảm còn 0,1% trong tháng 8 so với mức 0,2% trong tháng 7. Trong 12 tháng tính đến tháng 8, chỉ số PCE lõi đã tăng 3,9% và là mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
Thị trường đón nhận thông tin PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 49,7 trong tháng 9/2023, giảm trở lại xuống dưới mốc 50 điểm sau khi đạt trên 50,5 điểm trong tháng 8. Với kết quả này, S&P Global đánh giá, các điều kiện kinh doanh của các nhà sản xuất Việt Nam suy giảm, mặc dù mức suy giảm là nhỏ trong tháng 9, tích cực là số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng tháng thứ hai liên tiếp, và tốc độ tăng gần như ngang bằng với kỳ khảo sát trước.